Sốc phản vệ và dị ứng – khác hay giống nhau?

Sốc phản vệ và dị ứng là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với tác nhân bên ngoài mà cơ thể cho đó mối đe doạ và sinh ra kháng thể, có thể là thức ăn, thuốc, hoặc những chất tồn tại trong không khí như bụi hoặc phấn hoa.

Bạn đang đọc: Sốc phản vệ và dị ứng – khác hay giống nhau?

Tuỳ vào cơ địa mỗi người mà phản ứng với tác nhân gây dị ứng khác nhau, về thời gian phát tán cũng như mức độ nguy hiểm. Tại sao lại chia ra giữa sốc phản vệ và dị ứng? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về điều này cùng bài viết dưới đây của Kenshin nhé!

Dị ứng là gì?

Dị ứng là một phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với một chất nào đó, gọi là dị nguyên (antigen), mà hệ thống miễn dịch nhận diện như là một tác nhân đe dọa. Các dị nguyên thường là các chất gây dị ứng như protein trong thực phẩm, phấn hoa, nấm mốc, bụi nhà, mụn côn trùng, nọc độc của ong hoặc rắn, thuốc, và một số chất hóa học khác.

Sốc phản vệ và dị ứng - khác hay giống nhau?

Ngứa và phát ban là một trong các triệu chứng phổ biến của dị ứng

Cơ chế của dị ứng là quá trình mà hệ thống miễn dịch phản ứng một cách quá mức đối với một chất nhất định, gọi là dị nguyên (antigen) hoặc allergen. Cơ chế này thường xuất hiện ở những người có khả năng di truyền về dị ứng.

Quá trình này xảy ra khi người bệnh tiếp xúc lần đầu tiên với dị nguyên gây dị ứng. Hệ thống miễn dịch phản ứng bằng cách sản xuất loại kháng thể gọi là immunoglobulin E (IgE). IgE được gắn liền với tế bào mast, đặc biệt là tế bào ở da, đường hô hấp, và tiêu hóa. Khi có tiếp xúc lặp lại với cùng một dị nguyên, hệ thống miễn dịch nhớ lại và kích thích tế bào mast. Tế bào mast được kích thích để giải phóng các chất hóa học như histamine, prostaglandins, và leukotrienes.

Các chất hóa học gây ra các phản ứng trên cơ quan và mô, dẫn đến các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa, và da. Triệu chứng dị ứng có thể biến đổi tùy thuộc vào loại dị nguyên và cơ địa của người bệnh, bao gồm:

  • Dấu hiệu của dị ứng thức ăn có thể bao gồm ngứa, đau bụng, nôn, và phát ban.
  • Dị ứng môi trường có thể gây sổ mũi, ngứa mắt, ho, và khó thở.
  • Dị ứng tiếp xúc có thể làm da đỏ, ngứa, hoặc phát ban.
  • Dị ứng động vật có thể gây ngứa, sưng, và các triệu chứng tương tự.

Sốc phản vệ và dị ứng - khác hay giống nhau?

Cơ chế phản ứng với dị nguyên và sinh ra kháng thể trong cơ thể người

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ, hay còn được gọi là sốc dị ứng (Anaphylactic shock), là một phản ứng dị ứng nhanh chóng và nghiêm trọng của hệ thống miễn dịch trước các chất dị ứng, gọi là dị nguyên. Phản ứng này có thể xảy ra trong vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Dị nguyên này có thể bao gồm các chất hóa học như thuốc, nhựa mủ, nọc độc, hoặc thực phẩm như các loại hải sản tôm cá, hay các loại họ đậu cũng như nhiều thứ khác.

Sốc phản vệ xuất phát khi cơ thể tiếp xúc với một dị nguyên mà hệ thống miễn dịch xem là mối đe dọa. Hệ thống miễn dịch phản ứng bằng cách sản xuất một loại kháng thể gọi là immunoglobulin E (IgE) để chống lại dị nguyên đó. IgE kết hợp với tế bào tụ tập chất histamine và các chất trung gian khác trong tế bào mast, đặc biệt là tế bào ở da, đường hô hấp và tiêu hóa. Khi có tiếp xúc lặp lại với dị nguyên, IgE gắn liền với nó và kích thích tế bào mast giải phóng các chất hóa học như histamine, prostaglandins, và leukotrienes.

Chất histamine và các chất trung gian khác gây ra các phản ứng trên cơ quan và mô, bao gồm:

  • Hệ tiêu hóa: Gây buồn nôn, nôn, đau bụng.
  • Hệ hô hấp: Gây bít nghẽn đường thở, khó thở.
  • Hệ tuần hoàn: Gây giảm huyết áp, làm tăng mạch nhanh.

Các dấu hiệu và triệu chứng như cảm giác chóng mặt, sưng mặt, phát ban, huyết áp giảm đột ngột, và khó thở xuất hiện do phản ứng hóa học này. Tổng hợp của những phản ứng trên có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ, một trạng thái cấp cứu và đe dọa tính mạng.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị đau răng uống thuốc gì? Phòng tránh đau răng như thế nào?

Sốc phản vệ và dị ứng - khác hay giống nhau?
Sốc phản vệ cần được cấp cứu khẩn cấp để tránh tử vong

Đối với những người có tiền sử dị ứng nặng, việc quản lý và phòng ngừa sốc phản vệ thường bao gồm việc tránh tiếp xúc với dị nguyên và sử dụng Adrenaline theo hướng dẫn của bác sĩ khi cần thiết.

Phân biệt sốc phản vệ và dị ứng

Có thể nhận thấy rằng, về cơ chế của cơ thể phản ứng lại dị nguyên trong sốc phản vệ và dị ứng là giống nhau. Trên thực tế, sốc phản vệ chính là một dạng của dị ứng với mức độ nghiêm trọng, với thời gian diễn ra rất nhanh trong vài phút thậm chí là trong vài giây, nguy cơ dẫn tới tử vong rất cao. Từ “sốc” trong sốc phản vệ cũng thể hiện mức độ cấp thiết của triệu chứng này, cần phải được cấp cứu ngay lập tức trước khi điều đáng tiếc xảy ra.

Đối với những người có cơ địa dị ứng, hoặc trong gia đình có di truyền về các vấn đề phản vệ với một dị nguyên nào đó nên thực hiện sớm các xét nghiệm về test dị nguyên, kết quả trả về cho thấy bạn có phản ứng với những yếu tố nào.

Khi gặp phải trường hợp dị ứng, điều quan trọng nhất là tránh xa dị nguyên, nếu tình trạng dị ứng không khỏi có thể sử dụng một số loại thuốc kháng dị ứng như nhóm thuốc kháng histamin. Trong trường hợp gặp phải sốc phản vệ, cần phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức, lúc này các cơ sở y tế cần xử lý tiêm ngay adrenaline hoặc corticoid.

Sốc phản vệ và dị ứng - khác hay giống nhau?

>>>>>Xem thêm: Mẹo làm trắng răng bằng trà xanh mà bạn không nên bỏ qua

Cách điều trị sốc phản vệ là tiêm ngay adrenaline

Tóm lại, sốc phản vệ và dị ứng giống nhau về mặt cơ chế, cả hai đều phản ứng đối với chất lạ rồi sinh ra kháng thể để phản ứng lại. Điểm khác biệt lớn nhất là về mức độ nguy hiểm của triệu chứng biểu hiện. Trong đó, sốc phản vệ phản ứng mạnh mẽ hơn hẳn, thời gian phát tán triệu chứng rất nhanh có thể tính bằng giây, lúc này cần cấp cứu ngay lập tức nếu không sẽ đe dọa đến tính mạng.

Xem thêm:

  • Dị ứng theo mùa ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa
  • Dị ứng theo mùa và COPD có gì khác nhau trong điều trị?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *