Sốt đau họng là bệnh gì? Phân biệt và điều trị sốt đau họng ở người lớn và trẻ em

Sốt đau họng là tình trạng rất nhiều người gặp phải, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý thường gặp, bao gồm cảm cúm, viêm họng hoặc thậm chí ung thư.

Bạn đang đọc: Sốt đau họng là bệnh gì? Phân biệt và điều trị sốt đau họng ở người lớn và trẻ em

Sốt đau họng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, giảm hiệu quả làm việc, kém tập trung và cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải. Nếu bạn đang bị sốt đau họng nhưng chưa biết đây là dấu hiệu của bệnh gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây từ Kenshin, bạn nhé.

Sốt đau họng là triệu chứng của bệnh gì?

Sốt đau họng là tình trạng gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các bệnh lý đường hô hấp như:

Bệnh cảm cúm

Mùa đông đến gần, đây cũng là thời điểm rất nhiều người bị cảm cúm, xuất hiện triệu chứng sốt đau họng. Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus và có những biểu hiện thường gặp gồm sổ mũi, đau cơ, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi,…

Sốt đau họng là bệnh gì? Phân biệt và điều trị sốt đau họng ở người lớn và trẻ em 1

Sốt đau họng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh cảm cúm

Thông thường tình trạng cảm cúm, sốt đau họng có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày điều trị triệu chứng. Tuy nhiên nếu bị sốt cao trên 40oC kèm theo mệt mỏi, mê man, suy nhược cơ thể, mất nước,… thì cần đến bệnh viện để điều trị, tránh dẫn đến biến chứng.

Bệnh viêm họng

Một nguyên nhân nữa khiến bạn bị sốt đau họng là do viêm họng. Ngoài biểu hiện sốt kèm đau họng, bệnh viêm họng còn có thể khiến bạn bị ngứa cổ họng, đau họng khi nuốt, sưng hạch bạch huyết,… Nguyên nhân trực tiếp gây viêm họng đa phần là do vi khuẩn liên cầu Streptococcus pyogenes. Bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần và không có quá nhiều biến chứng nặng nhưng nếu cảm thấy quá khó chịu, tốt hơn bạn vẫn nên đến bệnh viện.

Sốt đau họng do viêm amidan

Tình trạng sốt đau họng cũng có thể là một triệu chứng khi bị viêm amidan, bên cạnh các triệu chứng khác như sưng đỏ amidan, họng khô rát, mệt mỏi, chán nản,… Viêm amidan không gây biến chứng nghiêm trọng và có thể uống thuốc kháng sinh để điều trị. Một số trường hợp bị viêm amidan kéo dài có thể được bác sĩ chỉ định cắt amidan để trị dứt điểm.

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản cũng là một trong những lý do khiến bạn cảm thấy sốt đau họng. Ngoài ra, bệnh cũng gây nên một vài biểu hiện khác như khó nuốt, ho kéo dài khàn tiếng, mất tiếng, khó thở,… Nguyên nhân gây viêm thanh quản có thể do nhiễm khuẩn, virus tấn công hoặc la hét nhiều, trào ngược dạ dày thực quản,…

Áp dụng một số biện pháp tại nhà như hạn chế nói chuyện, uống nhiều nước, tạo độ ẩm không khí, súc miệng bằng nước muối sinh lý đều đặn,… có thể giúp bạn giảm triệu chứng sốt đau họng và thấy dễ chịu hơn, đồng thời hỗ trợ điều trị viêm thanh quản.

Ung thư

Tuy ít gặp nhưng vẫn có trường hợp dấu hiệu muộn của bệnh ung thư vòm họng là sốt đau họng. Bệnh thường ít hoặc không có dấu hiệu ban đầu, chỉ đến khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn mới có thể nhận biết và phát hiện bệnh. Những bệnh nhân bị ung thư vòm họng giai đoạn muộn ngoài sốt đau họng còn có thể bị ngứa cổ, khó nói, chảy máu mũi, nước bọt có lẫn máu, ù tai, đau đầu, mệt mỏi,…

Phân biệt tình trạng sốt đau họng ở người lớn và trẻ em

Tình trạng sốt đau họng ở người lớn và trẻ em đa phần đều có dấu hiệu sốt cao trên 38 – 39oC hoặc cao hơn, có kèm theo ngứa cổ họng, đau rát họng. Tuy nhiên sốt đau họng ở người lớn và trẻ em vẫn tồn tại một số điểm khác biệt.

Sốt đau họng ở người lớn

Người lớn khi bị sốt đau họng thường có kèm theo một số triệu chứng khó chịu khác như:

  • Sốt cao trên 39 – 40oC và cơ thể luôn có cảm giác ớn lạnh.
  • Khô nóng họng, cổ họng đau rát, khó nói, gặp khó khăn khi nuốt, có thể cảm thấy nhói lên vùng tai khi thực hiện thao tác nuốt.
  • Ho khan.
  • Khàn giọng.
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi liên tục.
  • Amidan có dấu hiệu sưng đỏ, phía trên cuống họng thấy có các đốm trắng hoặc vàng nhạt.
  • Cổ bệnh nhân có hạch.
  • Đau đầu và đau nhức toàn thân.

Tìm hiểu thêm: Uống whey có hại gan không? Một số tác dụng phụ khi uống whey

Sốt đau họng là bệnh gì? Phân biệt và điều trị sốt đau họng ở người lớn và trẻ em 2
Người lớn bị sốt đau họng có thể kèm theo biểu hiện đau đầu, nhức mỏi toàn thân,…

Sốt đau họng ở trẻ em

Đối với trẻ em, biểu hiện sốt đau họng thường đi kèm thêm một số dấu hiệu khác như:

  • Đau rát cổ họng.
  • Ho khan hoặc ho có đờm.
  • Sổ mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi nhiều lần.
  • Sốt nhẹ dưới 39oC hoặc sốt cao từ 39 – 40oC.
  • Quấy khóc liên tục, bứt rứt và khó chịu.
  • Khó ngủ, khi ngủ há miệng.
  • Biếng ăn, chán ăn, bỏ bú hoặc bú ít.

Tình trạng sốt đau họng ở trẻ nhỏ có thể khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú hoặc ăn ít, bú ít hơn bình thường do đau họng, đau trong miệng khiến bố mẹ thường nhầm tưởng đây là tình trạng sốt mọc răng. Chính vì vậy bạn cần quan sát kỹ biểu hiện của bé khi bị sốt đau họng để xác định nguyên nhân và đến bệnh viện khi cần.

Cách điều trị tình trạng sốt đau họng hiệu quả

Mỗi đối tượng và nguyên nhân cụ thể dẫn đến sốt đau họng sẽ có cách điều trị khác nhau. Sau đây là một số phương án giảm tình trạng sốt đau họng cụ thể ở người lớn và trẻ em.

Cách chữa sốt đau họng ở người lớn

Đối với người lớn, hệ thống miễn dịch đã hoàn thiện và thể trạng tốt nên khi bị viêm họng, sốt đau họng có thể sử dụng thuốc để điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ. Ngoài ra cũng cần chú ý vài điều như:

  • Súc miệng với nước muối từ 2 – 3 lần/ngày nhằm hỗ trợ giảm viêm và đau họng. Tốt nhất bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý thay cho nước muối tự pha tại nhà.
  • Luôn chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mũi, họng, ngực.
  • Tạo độ ẩm cân đối cho không gian sống.
  • Bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất từ những thực phẩm như trái cây, ngũ cốc, rau củ quả, các loại hạt,…

Cách chữa sốt đau họng cho trẻ em

Nếu trẻ có dấu hiệu sốt đau họng kèm theo một số biểu hiện khó chịu khác, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có cách chữa trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Thông thường, sốt đau họng ở trẻ em sẽ được chỉ định dùng thuốc kèm theo thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống để hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn, cụ thể là:

  • Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ.
  • Thường xuyên lau người cho bé bằng nước ấm nếu sốt quá cao.
  • Đắp khăn ấm lên trán trẻ để hỗ trợ hạ sốt.
  • Tăng cữ ăn hoặc cữ bú trong ngày để giúp trẻ ăn được nhiều hơn, tránh thiếu chất dẫn đến suy nhược cơ thể.
  • Cho bé uống thật nhiều nước, bổ sung thêm nước trái cây như nước cam, nước dừa tươi, nước ép rau củ,… nhằm hỗ trợ tăng đề kháng.

Sốt đau họng là bệnh gì? Phân biệt và điều trị sốt đau họng ở người lớn và trẻ em 3

>>>>>Xem thêm: Hội chứng dị ứng miệng và những điều cần biết

Bé bị sốt đau họng cần bổ sung nhiều nước hơn bình thường

Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên đây từ Kenshin đã giúp bạn biết sốt đau họng là gì và có liên quan đến bệnh lý nào. Nếu sốt đau họng kéo dài hơn 5 – 7 ngày kèm theo sốt cao liên tục, tốt nhất nên đưa người bệnh đến bệnh viện để được kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe tốt hơn.

Xem thêm:

  • Sốt viêm họng ở người lớn liệu có khác sốt viêm họng ở trẻ nhỏ không?
  • Đau họng và sốt về chiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *