Sự phát triển của em bé 11 tuần tuổi và một số lưu ý cần nhớ

11 tuần tuổi là tuần cuối cùng của giai đoạn sơ sinh 3 tháng đầu tiên. Ở cột mốc này, em bé 11 tuần tuổi sẽ có rất nhiều sự thay đổi bất ngờ về cả thể chất, trí tuệ, cảm xúc và thói quen sinh hoạt. Hiểu rõ sự phát triển và “tính khí” của bé 11 tuần tuổi sẽ giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong hành trình nuôi dạy, chăm sóc con yêu.

Bạn đang đọc: Sự phát triển của em bé 11 tuần tuổi và một số lưu ý cần nhớ

Trong năm đầu đời, được chứng kiến hành trình lớn khôn của con là điều vô cùng thiêng liêng và hạnh phúc của những người làm cha mẹ. Bởi mỗi cột mốc trôi qua, em bé sẽ có sự thay đổi để dần làm quen và thích nghi với phát triển từ thể chất đến tinh thần. Bé có thể vui vẻ, ăn ngoan nhưng cũng có thể trở nên cáu kỉnh, biếng ăn khiến ba mẹ vò đầu bứt tóc. Chính vì thế, việc tìm hiểu về sự thay đổi của em bé trong từng giai đoạn là việc quan trọng ba mẹ cần thực hiện ngay.

Đặc điểm chung của em bé 11 tuần tuổi

Thể chất

Từ 0 đến 3 tháng là giai đoạn trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh chóng để thích nghi với cuộc sống ngoài bụng mẹ. Em bé 11 tuần tuổi lúc này đã tăng khoảng 2 đến 3kg và dài hơn khoảng 5 đến 7cm so với thời điểm mới sinh. Lúc này quần áo sơ sinh của bé cũng dần trở nên chật chội và không còn phù hợp với cơ thể bé nữa.

Sự phát triển của em bé 11 tuần tuổi và một số lưu ý cần nhớ 1

Cân nặng của bé đã có sự thay đổi rõ rệt

Theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ, bé trai sẽ có cân nặng trung bình khoảng 5,6 đến 6,4kg và dài khoảng 56,4 đến 59,3cm. Bé gái có cân nặng trung bình từ 5,1 đến 5,8kg và dài khoảng 57,1 đến 59,8cm. Tùy thuộc vào tốc độ phát triển, dinh dưỡng và cách chăm sóc mà mỗi trẻ sẽ có mức tăng cân, chiều cao khác nhau.

Khi được 11 tuần tuổi, chân và cánh tay của em bé đã duỗi thẳng và đầy đặn hơn, đồng thời bé cũng bắt đầu vận động đấm, đá nhiều hơn. Một số bé cứng cáp còn có thể tự đẩy người lên khi đang nằm sấp. Nếu như vài tuần trước đó bé mới chỉ biết đóng mở bàn tay thì bé 11 tuần tuổi đã có thể vươn tay ra cầm nắm đồ vật và tay với lấy các đồ vật và cho vào miệng. Lúc này, ba mẹ cần hỗ trợ bé bằng cách tạo không gian đủ rộng để bé duỗi người, vận động tay chân thoải mái. Điều này sẽ hỗ trợ bé hoàn thiện kỹ năng vận động và tăng cường phát triển cơ bắp.

Nhận thức, ngôn ngữ và cảm xúc

Mặc dù bé 11 tuần tuổi chưa xuất hiện ngôn ngữ nhưng bé vẫn có thể phản hồi cuộc trò chuyện của người đối diện theo cách riêng. Bé cũng rất nhạy bén với âm thanh với khả năng nhận diện giọng nói quen thuộc của người thân dù không đứng gần và phản ứng bằng cách cười, đập tay chân. Bên cạnh đó, bé có thể tạo ra một vài âm thanh đơn giản như tiếng phì phèo, “a”, “e”,…

Không còn là em bé ngây ngô lúc mới chào đời, bé 11 tuần tuổi đã hình thành những nét tính cách cơ bản. Ba mẹ có thể dễ dàng đánh giá em bé dễ tính hay khó tính thông qua biểu cảm khuôn mặt và sự tương tác với mọi người xung quanh.

Tìm hiểu thêm: Nổi mề đay uống nước dừa được không?

Sự phát triển của em bé 11 tuần tuổi và một số lưu ý cần nhớ 2
Trẻ có thể tương tác với người đối diện qua ánh mắt, nụ cười

Thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng

Trong 3 tháng đầu đời, sự phát triển của các em bé phần lớn diễn ra trong giấc ngủ nên bé cần phải đảm bảo thời gian ngủ trên 15 tiếng mỗi ngày. Thời gian ngủ này ít hơn lúc mới sinh nhưng phù hợp với sự phát triển của trẻ. Trong khi đó, lượng ăn của trẻ sẽ tăng lên và khoảng cách giữa các bữa ăn có thể xa hơn.

Với bé 11 tuần tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức là nguồn cung cấp dinh dưỡng duy nhất. Lượng sữa trung bình mỗi lần ăn khoảng 60 đến 120ml với 5 đến 6 cữ ăn trong ngày. Nếu bé yêu của bạn ăn ít hơn lượng sữa cho trẻ này nhưng vẫn vui vẻ, khỏe mạnh, tăng cân ổn định thì cũng không cần quá lo lắng.

Một số vấn đề em bé 11 tuần tuổi có thể gặp phải

Là cột mốc chuyển giao giữa 2 giai đoạn, ở thời điểm này bé có thể quấy khóc dữ dội hơn nhằm gây sự chú ý và được nuông chiều. Một số bé sẽ có xu hướng nhõng nhẽo và khó dỗ dành. Ngoài ra, bé cũng thích vận động chân tay bất cứ khi nào có thể.

Trẻ sơ sinh rất non nớt nên bé trong giai đoạn này cũng có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe như sốt, viêm đường hô hấp, đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… Vì thế, ba mẹ cần vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày, vệ sinh và tiệt trùng sạch sẽ dụng cụ ăn uống để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Ba mẹ cần lưu ý gì khi bé 11 tuần tuổi?

Ngoài những thay đổi về thể chất, tâm lý của bé ở cột mốc 11 tuần tuổi, ba mẹ cũng cần ghi nhớ lịch tiêm chủng và cho bé đi tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin. Ở thời điểm này, trẻ cần tiêm vắc xin 6in1, vắc xin phòng Rota, vắc xin phế cầu,…

Hầu hết bé 11 tuần tuổi chưa biết tự lẫy nhưng đã có thể giữ thẳng đầu khi nằm sấp và rất hứng thú với điều này. Ba mẹ có thể hỗ trợ và tập cho bé lật người giúp con sớm biết lẫy và cứng cáp hơn.

Sự phát triển của em bé 11 tuần tuổi và một số lưu ý cần nhớ 3

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây mụn nhọt ở lưng và cách điều trị

Ba mẹ cần hỗ trợ để bé thành thạo kỹ năng lật nhanh hơn

Với giấc ngủ, ba mẹ nên tạo thói quen ngủ khoa học càng sớm càng tốt bằng cách tắt đèn hoặc mở đèn ngủ, giữ không gian yên tĩnh, hạn chế kích thích để trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đây cũng là cách đơn giản báo hiệu cho trẻ biết giờ đi ngủ đã tới và trẻ cần ngủ một giấc thật ngoan để phát triển chiều cao tối ưu.

Trên đây là những thông tin chi tiết về sự phát triển của em bé 11 tuần tuổi. Hy vọng bài viết sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về tâm sinh lý của bé ở giai đoạn này, nhờ đó có cách chăm sóc, hỗ trợ để bé luôn vui vẻ, hợp tác và phát triển khỏe mạnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *