Sưng lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sưng lưỡi là bệnh gì? Đây là một dạng phù mạch với nhiều nguyên nhân kèm triệu chứng khác nhau. Vậy tình trạng này có nguy hiểm hay không?

Bạn đang đọc: Sưng lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sưng lưỡi là bệnh gì? Triệu chứng này mắc phải do nhiễm trùng, chấn thương, tác dụng phụ của thuốc và thông thường không thuộc trường hợp cần điều trị khẩn cấp.

Sưng lưỡi là bệnh gì? Các dấu hiệu và biến chứng của bệnh

Sưng lưỡi là tình trạng lưỡi bị phồng to hơn bình thường, có thể kèm theo các triệu chứng:

  • Nóng lưỡi
  • Đỏ lưỡi
  • Nứt, sưng lưỡi.
  • Đau lưỡi.
  • Ngứa rát lưỡi.
  • Thay đổi vị giác.
  • Thay đổi màu sắc lưỡi.
  • Ảnh hưởng đến ăn uống, nói chuyện.

Sưng lưỡi tuy không phải là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng nhưng trong một số trường hợp, lưỡi có thể sẽ sưng nhanh gây tắc nghẽn đường hô hấp khiến bệnh nhân suy hô hấp. Lúc này bạn cần được cấp cứu ngay lập tức.

Bên cạnh đó, tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm, phù nề ở lưỡi kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày của người bệnh khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng.

Sưng lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sưng lưỡi kèm nứt lưỡi

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sưng lưỡi

Sưng lưỡi là bệnh gì? Sau khi nắm rõ khái niệm, mời bạn cùng Kenshin điểm danh những những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng lưỡi bị sưng.

Tình trạng dị ứng

Dị ứng hóa chất, thực phẩm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hiện tượng sưng lưỡi và thường không quá nghiêm trọng. Các triệu chứng dị ứng thường bắt đầu sau vài phút hoặc vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Tuy nhiên, nếu sưng lưỡi là biểu hiện của sốc phản vệ, người bệnh có thể gặp nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, khi thấy hiện tượng sưng lưỡi kèm khó thở, khó nuốt, chảy nước dãi, bạn nên đến bệnh viện ngay.

Tác dụng phụ của thuốc

Phản ứng với thuốc cũng là nguyên nhân gây sưng lưỡi, phù mạch ở mặt, môi. Phản ứng xảy ra khi cơ thể giải phóng quá nhiều bradykinin (một chất có tác dụng giãn mạch nhưng sẽ gây sưng nếu sản xuất quá mức).

Bên cạnh đó, nếu bạn đang dùng một số loại thuốc như: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc điều trị cholesterol cao cũng có thể làm phù mạch, gây sưng lưỡi.

Lưỡi bị chấn thương

Nếu bạn ăn hoặc uống đồ quá nóng hoặc chẳng may cắn lưỡi hay xỏ khuyên ở lưỡi có thể khiến lưỡi bị sưng tạm thời. Tình trạng này thông thường sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm hoặc nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ bởi nếu lưỡi bị chấn thương nghiêm trọng có thể gây viêm tấy lan tỏa và hoại thư ở sàn miệng gây tử vong do tắc nghẽn đường thở.

Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Sưng lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Lưỡi bị chấn thương có thể gây sưng đau tạm thời

Mắc các bệnh về da

  • Bệnh bọng nước tự miễn Pemphigus: Gây loét miệng và phồng rộp da.
  • Bệnh lichen phẳng vùng miệng: Gây ra tình trạng phát ban trên da hoặc trong khoang miệng.
  • Bệnh vảy nến ở miệng: Dẫn đến hiện tượng lưỡi bản đồ và nứt lưỡi, tạo cảm giác sưng hoặc khó chịu.

Bị nhiễm trùng

Khoang miệng là khu vực dễ bị nhiễm trùng. Bị sưng miệng hoặc xuất hiện các vết loét, mụn cóc có thể xuất phát từ bệnh lậu, giang mai và HPV.

Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)

Bệnh lý này có thể gây kích ứng mãn tính ở sau cổ họng. Trong một số trường hợp trào ngược dạ dày thực quản sẽ khiến cuống lưỡi bị ảnh hưởng và sưng phồng.

Hội chứng Sjogren

Đây là một bệnh tự miễn liên quan đến các tuyến ngoại tiết trong cơ thể. Biểu hiện phổ biến của hội chứng này là: Khô mắt, khô miệng và có thể sưng lưỡi.

Hội chứng Melkersson Rosenthal

Hội chứng này là một rối loạn thần kinh hiếm gặp. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến cơ mặt nhưng cũng có thể gây sưng và nứt lưỡi.

Sưng lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Nhổ răng xong có đánh răng được không?

Nứt lưỡi do hội chứng Melkersson Rosenthal

Cách chẩn đoán sưng lưỡi là bệnh gì

Để tìm ra nguyên nhân gây hiện tượng sưng lưỡi, bác sĩ sẽ thăm khám lưỡi và mô xung quanh, các cấu trúc lân cận đồng thời khai thác các thông tin:

  • Tình trạng khó thở.
  • Tiền sử bệnh nội khoa, ngoại khoa, bệnh tự miễn.
  • Các triệu chứng đi kèm.
  • Chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt như hút thuốc, uống rượu,…

Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá chính xác tình trạng bệnh: Xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh học, xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang,…

Cách điều trị tình trạng sưng lưỡi

Theo các chuyên gia sức khỏe, tùy thuộc vào mức độ sưng lưỡi mà bạn có thể tiến hành điều trị tại nhà hoặc bệnh viện.

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Dưới đây là một số biện pháp đơn giản để giảm sưng nếu lưỡi chỉ bị sưng nhẹ:

  • Sử dụng thức ăn, đồ uống lạnh để làm dịu vùng lưỡi bị sưng.
  • Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng đúng cách và sử dụng chỉ nha khoa. Lưu ý rằng hãy tránh các loại nước súc miệng có cồn để không làm tăng cảm giác đau rát. Thay vào đó hãy súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm.
  • Tránh ăn đồ chua, cay hay quá mặn.
  • Uống nhiều nước, nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng không đường để tạo độ ẩm cho khoang miệng.

Điều trị bằng thuốc

Nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau khi áp dụng các cách điều trị tại nhà, bạn nên đến bệnh viện. Tại đây, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng histamin đường uống nếu các phản ứng dị ứng ít nghiêm trọng.

Nếu sưng lưỡi không liên quan đến việc dị ứng, bác sĩ có thể áp dụng một trong các biện pháp sau:

  • Sử dụng thuốc ngưng sản xuất bradykinin.
  • Sử dụng corticosteroid hoặc axit retinoic làm giảm tổn thương đối với những vùng sưng kèm viêm loét.

Lưỡi là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Vì vậy, bất kỳ tổn thương nào ở lưỡi cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bạn. Nếu bỗng dưng lưỡi bị phồng lên, bạn hãy đến bệnh viện để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi sưng lưỡi là bệnh gì.

Xem thêm:

Tại sao bạn lại bị viêm lưỡi? Cách điều trị và phòng ngừa

U nang dưới lưỡi có nguy hiểm không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *