Suy giảm chức năng màn hầu: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

Suy giảm chức năng màn hầu là bệnh lý của chuyên ngành tai mũi họng đặc trưng với giọng nói mũi hở và các rối loạn chức năng khác ở vùng hầu họng. Vậy nguyên nhân của bệnh là gì và chẩn đoán, điều trị ra sao?

Bạn đang đọc: Suy giảm chức năng màn hầu: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

Suy giảm chức năng màng hầu (VPI-Velopharyngeal insufficiency) là một rối loạn của cơ vòng hoặc van cơ hầu (VP), là một cấu trúc ngăn cách khoang mũi và miệng trong khi nói, nuốt, nôn, thổi, mút,… Kết quả chung là giảm khả năng phát âm, rối loạn chức năng nuốt dễ gây trào ngược, liệt vòm miệng. Để cải thiện chức năng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, bệnh nhân phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc xem xét, đánh giá và điều trị rối loạn chức năng màng hầu cần được khám ở những cơ sở y tế chuyên khoa để có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Cơ chế của bệnh suy giảm chức năng màn hầu

Cơ thắt vòm họng bao gồm khẩu cái mềm (màng hầu), cơ nâng khẩu cái, cơ căng cơ khẩu cái, khẩu cái hầu, khẩu cái lưỡi, cơ lưỡi gà và các cơ co thắt trên. Trong quá trình đóng màng hầu bình thường, cơ nâng vòm miệng co màng sau – trên lại, trong khi các thành hầu bên và thành sau hầu tương ứng co về phía trong và phía trước. Điều này đóng cổng màng hầu và ngăn cách các khoang mũi và miệng trong quá trình nói, nuốt, nôn, thổi và mút.

Trong khi nói bình thường, sự tách biệt này cho phép luồng không khí được truyền từ dây thanh âm đến lưỡi, môi và răng của khoang miệng. Điều này tạo ra các phụ âm (p, b, t, d, k, g, f, v, s, z, sh, ch, ge, l, r, w, y) và các nguyên âm. Hơn nữa, áp suất không khí cần tăng lên tới 5 đến 7mmHg trong khoang miệng để tạo ra âm thanh trong miệng.

Suy giảm chức năng màn hầu: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị 1

Áp suất không khí cần tăng lên tới 5 đến 7mmHg trong khoang miệng để tạo ra âm thanh

Âm bật là những phụ âm được tạo ra khi không khí bị chặn hoàn toàn trong khoang miệng và sau đó đột ngột bật ra, chẳng hạn như âm “p”. Phụ âm xát là các phụ âm được tạo ra bằng cách thu hẹp luồng không khí, chẳng hạn như âm “s”. Âm xát theo sau phụ âm xát, chẳng hạn như âm “ch”. Âm vị có thể được chia thành hữu thanh và vô thanh, tùy thuộc vào việc dây thanh âm có cộng hưởng hay không. Vòm miệng mềm thả lỏng, khoang mũi và khoang miệng chỉ kết hợp với 3 phụ âm mũi trong tiếng Anh (m, n, ng).

Việc phân chia 2 khoang cũng ngăn ngừa tình trạng trào ngược chất lỏng và chất rắn trong mũi khi nuốt và cung cấp đủ áp lực âm trong khoang miệng khi hút. Trong suy giảm chức năng màn hầu, luồng không khí rò rỉ vào khoang mũi thứ phát do suy giảm chức năng, nguyên nhân thần kinh hoặc giải phẫu. Âm thanh được tạo ra ở dây thanh âm sau đó đi vào cả khoang miệng và khoang mũi, khiến cả hai khoang cộng hưởng và tạo ra âm thanh tổng thể “mũi” do luồng khí mũi quá nhiều. Điều này còn được gọi là phát xạ qua mũi hoặc thoát mũi. Trong những trường hợp nghiêm trọng, một chỗ hẹp nhỏ ở vòm họng có thể tạo ra phụ âm xát rõ rệt, được gọi là nhiễu loạn mũi tạo ra giọng nói bất thường.

Nguyên nhân gây suy giảm chức năng màn hầu

Nguyên nhân phổ biến nhất của suy giảm chức năng màn hầu là:

  • Hở hàm ếch: Khoảng 20% ​​trẻ em được phẫu thuật hở hàm ếch sẽ bị suy giảm chức năng màn hầu dai dẳng. Thông thường suy giảm chức năng màn hầu xảy ra sau phẫu thuật cắt bỏ vòm họng, cải thiện sau vài tuần và hiếm khi tồn tại lâu dài.
  • Trẻ mắc hội chứng Velocardiofacial (hội chứng DiGeorge): Có thể mắc suy giảm chức năng màn hầu ngay cả khi chúng không bị hở hàm ếch rõ ràng.
  • Bệnh nhược cơ: Là một bệnh tự miễn gây teo cơ xương bằng cách nhắm vào thụ thể acetylcholine liên quan đến việc truyền tín hiệu thần kinh cơ. Các chức năng như nuốt, phát âm và cố định ánh mắt bị suy giảm, dẫn đến khàn giọng, nhìn đôi, khó phát âm, sụp mí mắt và ổn định đầu kém.
  • Chấn thương sọ não hoặc rối loạn thần kinh cũng có thể dẫn đến mất khả năng vận động cơ hầu do yếu cơ hoặc khó phối hợp cơ vòm miệng.
  • Trong một số trường hợp, suy giảm chức năng màn hầu là kết quả của một nguyên nhân không xác định.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bệnh chốc lở có lây không?

Suy giảm chức năng màn hầu: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị 2
Khoảng 20% ​​trẻ em được phẫu thuật hở hàm ếch sẽ bị suy giảm chức năng màn hầu

Chẩn đoán và điều trị suy giảm chức năng màn hầu

Bệnh nhân suy giảm chức năng màn hầu có thể đến khám với đa dạng triệu chứng khác nhau.

Phương pháp chẩn đoán

Ngày nay, để chẩn đoán bệnh suy giảm chức năng màn hầu, các bác sĩ thường sử dụng các công cụ sau:

  • Đánh giá bằng công cụ: Được thực hiện bằng cách nội soi trực tiếp hay nội soi mũi sợi quang. Nội soi video qua mũi trực tiếp là sử dụng ống soi thanh quản mềm dành cho trẻ em để đưa vào trực tiếp đường mũi, vòm họng và vòm miệng mềm. Hình ảnh trực tiếp được hiển thị trên màn hình video để bác sĩ thực hiện đánh giá các bất thường vùng hầu họng trên bệnh nhân. Nội soi mũi sợi quang thường được sử dụng ở trẻ nhỏ không thể chịu đựng được phương pháp nội soi video qua mũi.
  • Chụp MRI: Có thể được sử dụng để đánh giá kích thước cơ nâng vòm miệng, vị trí đưa vào khẩu cái mềm và định hướng cho các trường hợp nghi ngờ có khe hở dưới niêm mạc hoặc khe hở ẩn.
  • Phân tích lời nói, âm thanh phát ra khi nói chuyện: Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán suy giảm chức năng màn hầu.

Hướng điều trị

Hiện nay, các phương thức điều trị bệnh suy giảm chức năng màn hầu là:

  • Trị liệu bằng ngôn ngữ.
  • Phẫu thuật: Bao gồm phẫu thuật tạo hình cơ vòng hầu họng, nâng thành họng sau, tái định vị cơ khẩu cái. Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị dứt điểm các nguyên nhân giải phẫu của suy giảm chức năng màn hầu nhằm tạo ra một miếng đệm chức năng giữa khoang mũi và miệng đồng thời tránh tắc nghẽn đường thở.

Suy giảm chức năng màn hầu: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị 3

>>>>>Xem thêm: Review viên uống trắng da Ritana, có thực sự hiệu quả?

Trị liệu bằng ngôn ngữ

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về bệnh suy giảm chức năng thành sau hầu. Vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nên nếu bạn hay con em mình có bất kỳ triệu chứng bất thường nào kể trên nên đến khám tại các chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *