Tắc tuyến lệ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc nhất. Trẻ sẽ có triệu chứng chảy nước mắt tự nhiên liên tục kèm theo viêm kết mạc kéo dài và hay tái phát. Tình trạng này khiến khiến nhiều bà mẹ cuống cuồng lo lắng không biết liệu tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng xuất hiện khi hệ thống thoát nước ở vùng mắt của trẻ bị chặn lại. Điều này khiến cho đôi mắt của trẻ trở nên ngập nước vì những giọt nước mắt được tạo ở tuyến lệ ra không thể lưu thông xuống mũi như bình thường. Tình trạng này thường được nhận diện chính xác trong quá trình trẻ được 1 – 2 tháng tuổi.
Tại sao xuất hiện tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh?
Nước mắt giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với thị giác. Bằng việc giữ ẩm và cung cấp oxy cho nhãn cầu, chúng giúp duy trì sức khỏe của mắt. Đồng thời, nhờ trong nước mắt có chứa kháng sinh tự nhiên nên khi khóc có thể rửa trôi các chất có hại, gây kích ứng và bảo vệ mắt. Nước mắt được lưu trữ và tiết ra từ tuyến lệ trong suốt cả ngày để bôi trơn mắt, rửa sạch bụi và các chất bẩn bám trong mắt.
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là khuyết tật phổ biến xuất hiện ở hệ tuyến lệ
Ở người bình thường, nước mắt được bài tiết thường xuyên, làm ướt bề mặt nhãn cầu. Nhờ vận động của các mí mắt, chúng được dồn về góc trong mắt và chảy xuống mũi qua một hệ thống lệ đạo. Khi trẻ sinh vừa chào đời, tuyến lệ chưa hoạt động nên bạn có thể thấy trẻ khóc không có nước mắt. Sau từ 1 tuần đến 10 ngày tuổi, tuyến lệ bắt đầu có hoạt động bài tiết. Do đó chỉ sau thời gian này, trẻ khóc mới xuất hiện nước mắt.
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là khuyết tật phổ biến nhất của hệ tuyến lệ. Nguyên nhân chủ yếu là do tuyến lệ và hệ thống ống lệ của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Một số tình trạng gây ra tắc tuyến lệ phổ biến như: Dò ống lệ bẩm sinh, ống lệ mũi có lớp màng mỏng che lấp đầu ra làm nước mắt không lưu thông xuống mũi được, không có điểm lệ hoặc điểm lệ bị hẹp… Nếu trẻ đẻ non, nguy cơ tắc lệ đạo bẩm sinh còn cao hơn.
Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây ra tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh như: Hội chứng Down, polyp hoặc khối u mũi gây chèn ép ống dẫn lệ.
Polyp hoặc khối u mũi là hai trong nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ
Chứng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ sẽ tự khỏi mà không cần điều trị trong năm đầu đời do tuyến lệ có khả năng tự thông cao trong thời gian này. Do đó, các bác sĩ có xu hướng khuyến nghị điều trị bảo tồn, đồng thời kết hợp theo dõi cẩn thận sức khỏe của trẻ. Biện pháp này được chứng minh cải thiện tới 90% trường hợp trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng tắc tuyến lệ.
Dấu hiệu tắc tuyến lệ dễ nhận thấy nhất là sẽ khiến cho trẻ chảy nước mắt liên tục không ngừng, điểm tắc nghẽn có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào từ điểm lệ đến lệ quản. Nếu không được xử lý kịp thời, trường hợp bít tắc kéo dài gây ứ đọng nước mắt tại vị trí túi lệ. Từ đó gây ra tình trạng viêm túi lệ, nhiễm trùng tuyến lệ, tắc lệ đạo có mủ, đặc biệt là khi ấn nhẹ vùng góc trong mắt.
Bên cạnh đó các triệu chứng tắc tuyến lệ đạo như: Đau sưng khu vực cánh mũi, sưng mí mắt, chảy dịch khóe mắt có thể khiến trẻ khó chịu, đặc biệt là sau khi ngủ dậy. Trẻ tắc tuyến lệ bẩm sinh cần được giữ vệ sinh mắt sạch sẽ mỗi ngày nhằm phòng ngừa viêm kết mạc bội nhiễm. Việc sớm điều trị viêm kết mạc một cách hợp lý giúp làm giảm nguy cơ viêm túi lệ và các ống dẫn nước mắt.
Tìm hiểu thêm: 3 Cách sử dụng quả sung chữa bệnh trĩ hiệu quả mà bạn không nên bỏ lỡ
Đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng cần cho trẻ thăm khám điều trị sớm
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, cần đưa trẻ đi khám sớm để kịp thời chẩn đoán, loại trừ các bệnh khác cũng gây triệu chứng chảy nước mắt như: Tổn thương ở giác mạc, glocom, quặm bẩm sinh…
Khi nào nên thông tắc tuyến lệ cho trẻ?
Đối tượng dễ bị tắc tuyến lệ thường là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, mọi tác động phẫu thuật hay can thiệp nhỏ đều rất hạn chế vì mắt và cơ thể trẻ còn rất nhạy cảm và non nớt. Nếu được chăm sóc tốt một thời gian, đa số trường hợp tắc tuyến lệ đều tự khỏi.
Tùy vào nguyên nhân và độ tuổi của trẻ mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp;
- Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: Bệnh thường sẽ không cần điều trị mà tự khỏi.
- Khi trẻ hơn 1 tuổi: Nếu tuyến lệ vẫn chưa thông sẽ được áp dụng liệu pháp massage thông tuyến lệ đặc biệt giúp mở các màng ống dẫn lệ.
Thông tắc tuyến lệ giúp giải quyết các trường hợp nặng hoặc không thể tự khỏi, nguy cơ biến chứng cao song chống chỉ định với trẻ bị áp xe túi lệ. Do đó cần thăm khám chẩn đoán kỹ lưỡng trước khi tiến hành phẫu thuật.
Thời điểm thông lệ đạo tốt nhất là khi trẻ 4 – 6 tháng tuổi. Có thể thông sớm hơn nếu có bội nhiễm, túi lệ nhiều mủ nhầy. Không nên thông trước 2 tháng tuổi vì nguy cơ xảy ra biến chứng cao. Còn nếu thông muộn sau 1 năm tuổi thì tỷ lệ thành công lại rất thấp.
>>>>>Xem thêm: Làm sao để biết hết sản dịch hay chưa? Chăm sóc cơ thể trong quá trình sản dịch
4 – 6 tháng tuổi là thời điểm tốt để thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh
Nên thực hiện bơm thông tắc tuyến lệ cho trẻ tại các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa uy tín nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh nếu không có biến chứng đi kèm toàn thân thì không có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Biến chứng của bệnh nếu có cũng không ảnh hưởng đến sinh mệnh và hiếm khi gây giảm thị lực hay mù lòa cho trẻ nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, việc theo dõi, chăm sóc và điều trị khi bị tắc tuyến lệ sớm và đúng cách sẽ giúp trẻ tránh những biến chứng gây tắc lệ đạo không thể hồi phục.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể