Tại sao ngộ độc thực phẩm bị sốt?

Ngộ độc thực phẩm là một trong những bệnh đang ngày phổ biến hiện nay. Ngộ độc thực phẩm bị sốt là một trong những triệu chứng khiến cho người bệnh mệt mỏi, suy kiệt; sốt cao kéo dài còn có thể gây nguy hiểm tính mạng của người bệnh. Vậy chúng ta cần làm gì khi ngộ độc thực phẩm bị sốt?

Bạn đang đọc: Tại sao ngộ độc thực phẩm bị sốt?

Ngộ độc thực phẩm bị sốt không chỉ gây mất cân bằng điều hòa thân nhiệt mà còn để lại những biến chứng, hậu quả về sau. Cần nhận biết nhanh chóng sốt do ngộ độc thực phẩm và cách để xử trí kịp thời.

Tại sao ngộ độc thực phẩm bị sốt? 1 Ngộ độc thực phẩm bị sốt gây suy kiệt, mệt mỏi

Ngộ độc thực phẩm là gì ?

Ngộ độc thực phẩm (hay còn gọi là trúng thực) xảy ra khi bạn ăn phải thức ăn bẩn (ôi thiu, nấm mốc…) hoặc thức ăn có chứa các vi khuẩn, virus gây bệnh.

Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi sau vài giờ hay vài ngày. Với những trường hợp nặng hơn thì bệnh nhân biển hiện các triệu chứng dữ dội như: Sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ…

Tại sao ngộ độc thực phẩm bị sốt?

Sốt là trạng thái thân nhiệt cao hơn bình thường (lớn hơn 37,8℃ khi đo nhiệt độ ở miệng và lớn hơn 38,2℃ khi đo nhiệt độ ở hậu môn). Sốt do ngộ độc thực phẩm xuất hiện khi người bệnh bị nôn, tiêu chảy nhiều lần. Sự điều chỉnh thân nhiệt này của cơ thể là giúp cơ thể đáp ứng lại tác nhân nhiễm khuẩn mà ở đây chính là yếu tố gây ngộ độc.

Lưu ý:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi sốt cao trên 38℃ nên nhập viện để làm theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu sốt cao trên 40℃ là một dấu hiệu rất nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động của cơ thể, phải được xử trí hạ sốt ngay để có thể kiểm soát cơn sốt.

Ngoài ra, sốt không chỉ làm tăng thân nhiệt mà thường kèm theo các triệu chứng khác như: Run, rùng mình; đau đầu, đau cơ; mệt mỏi, suy yếu; buồn ngủ; đổ mồ hôi. Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là sơ sinh thì sốt còn có thể dẫn đến trạng thái nghiêm trọng hơn là co giật.

Tại sao ngộ độc thực phẩm bị sốt? 2 Sốt cao kéo dài gây nhiều nguy cơ tiềm tàng

Những triệu chứng khác của ngộ độc thực phẩm

Đau bụng

Đau bụng thường nằm những biểu hiện đầu tiên của ngộ độc thực phẩm. Các vi khuẩn gây độc làm kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột gây nên triệu chứng đau bụng. Nguyên nhân đau bụng là do sự co thắt dạ dày – ruột non nhằm tăng tốc độ chuyển hóa và loại bỏ các chất gây hại càng nhanh càng tốt.

Tìm hiểu thêm: Rây cháo xong có phải đun lại không? Mẹ bỉm cần lưu ý điều gì khi cho trẻ ăn cháo rây?

Tại sao ngộ độc thực phẩm bị sốt? 3 Đau bụng là một trong những triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm

Nôn và buồn nôn

Nôn và buồn nôn chính là dấu hiệu hay gặp nhất ở ngộ độc thực phẩm. Sự tấn công đường ruột của các vi khuẩn có hại làm cho hệ miễn dịch hoạt động tức thời và phản ứng của hệ miễn dịch là gây buồn nôn, nôn để tống bớt chất độc ra ngoài.

Tùy vào ngộ độc thực phẩm nặng hay nhẹ mà cơn nôn mửa dài hay ngắn. Thường thì khi cơ thể đào thải hết độc tố thì các cơn nôn sẽ giảm dần. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân nôn ra máu hoặc đi vệ sinh ra máu, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán.

Tiêu chảy

Sau triệu chứng đau bụng, người bệnh sẽ buồn đại tiện. Thông thường, sau khi ăn phải thực phẩm bẩn, số lần đi vệ sinh sẽ dần tăng lên kèm theo phân nát, phân lỏng và nghiêm trọng hơn là đi ngoài phân lẫn máu.

Đại tiện nhiều lần sẽ khiến cho bệnh nhân dẫn đến tình trạng mất nước và khi không được bù nước kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng ngất, xỉu.

Đau đầu, đau cơ

Ở người bệnh ngộ độc thực phẩm, thường có dấu hiệu mất nước do sốt, nôn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày mà không được bù nước kịp thời dẫn đến triệu chứng đau đầu, chóng mặt.

Đau cơ xuất hiện khi có dấu hiệu nhiễm trùng do ngộ độc thực phẩm. Khi bị nhiễm trùng, hệ miễn dịch sẽ hoạt động và gây viêm giải phóng các chất đến bộ phận khác để chống viêm và kích thích các thụ thể gây đau. Do đó, khi ngộ độc thực phẩm cơ thể sẽ nhạy bén với các tác nhân hơn rất nhiều lần khiến cho người bệnh cảm thấy nhức mỏi cơ.

Cần làm gì khi bị sốt do ngộ độc thực phẩm?

Cách xử trí nhanh nhất khi ngộ độc thực phẩm bị sốt là uống các thuốc hạ sốt như paracetamol, aspirin…giúp người bệnh nhanh chóng giảm các triệu chứng khó chịu. Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, không nên dùng thuốc bừa bãi, đặc biệt là aspirin vì nó có thể dẫn đến các biến chứng về sau.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện các tip dưới đây:

  • Cho người bệnh nằm nơi thoáng khí, nới lỏng quần áo và hạn chế nhiều người lại gần. Nên theo dõi nhiệt độ của người bệnh thường xuyên khoảng 1 – 2 giờ/1 lần, nếu sốt cao dùng thuốc hạ sốt không thuyên giảm thì cần đưa đến gặp bác sĩ ngay.
  • Uống nhiều nước hoặc có thể dùng Oresol để bù nước, bù điện giải cho người bệnh. Oresol là một trong những loại thuốc bù nước, bù điện giải hiện quả nhất, nhưng cũng chính vì thế mà nhiều người lạn dụng nó. Trước khi dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và làm theo khuyến cáo của thầy thuốc. Lưu ý, ở trẻ còn bú sữa mẹ thì cần tăng cường cho trẻ bú nhiều hơn.
  • Chườm mát giúp bệnh nhân điều hòa thân nhiệt: Dùng khăn bông sạch lau người bằng nước ấm, đặc biệt là các vị trí bẹn, nách. Chờ khô rồi lau tiếp đến khi nhiệt độ giảm xuống dưới 38℃ thì dừng lại. Ở người bị ngộ độc thực phẩm, có thể có triệu chứng nôn ra da, tóc nên việc lau người không chỉ giúp bệnh nhân điều hòa thân nhiệt mà còn làm sạch các chất độc dính lên người người bệnh.

Tại sao ngộ độc thực phẩm bị sốt Bù nước khi bị ngộ độc thực phẩm

Các cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ngày nay, thực phẩm bẩn đang tràn lan ngoài thị trường tiêu thụ rất nhiều. Rất khó cho người tiêu dùng để có thể lựa chọn được thực phẩm an toàn hợp vệ sinh. Do đó, việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm cần thực hiện bởi nhiều khâu khác nhau: Lựa chọn thực phẩm vệ sinh, an toàn; bảo quản thực phẩm đúng cách; ăn uống hợp vệ sinh.

Lựa chọn thực phẩm vệ sinh, an toàn

  • Lựa chọn thức ăn tươi sống, thức ăn có nguồn gốc, có xuất xứ rõ ràng. Nói không với thức ăn ôi thiu, kém chất lượng.
  • Không mua các thực phẩm đông lạnh mà bao bì các dấu hiệu bị hỏng, xé, dập nát…
  • Luôn kiểm tra hạn sử dụng trước khi sử dụng sản phẩm.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

  • Phân loại thực phẩm đúng cách để tránh lây nhiễm chéo: Thức ăn chưa chế biến và thức ăn đã chế biến cần để riêng biệt.
  • Không nên để thực phẩm ở ngoài quá lâu, nhất là vào thời tiết nắng nóng nhằm tránh ôi thiu, hỏng, mốc.
  • Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng nhiệt độ (khoảng 4℃). Giã đông thực phẩm bằng lò vi sóng hoặc hạ nhiệt độ từ từ trong ngăn mát tủ lạnh.

Ăn uống hợp vệ sinh

  • Rửa tay sạch sẽ theo khuyến cáo của bộ y tế: Trước khi nấu nướng, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Rửa sạch các loại hoa quả, thực phẩm sống để hạn chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Ăn chín uống sôi.
  • Giữ cho không gian phòng bếp, phòng ăn luôn sạch sẽ tránh ẩm mốc.

Tại sao ngộ độc thực phẩm bị sốt? 5

>>>>>Xem thêm: Những thông tin mà bạn cần biết về viêm lộ tuyến cổ tử cung kiêng ăn gì?

Rửa tay trước nấu nướng, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm còn dẫn đến các biến chứng gây nguy hiểm như: Rối loạn tim mạch, thần kinh, và nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư, vô sinh… Do đó, cần tuân thủ các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm để đảm bảo được sức khỏe của chính bản thân và những người xung quanh.

Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề ngộ độc thực phẩm bị sốt. Hy vọng những kiến thức trên có thể hữu ích với bạn đọc. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi trang web của Kenshin để cập nhật thêm nhiều kiến thức y khoa khác bạn nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *