Huyết áp cao là một bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 47% dân số. Để điều trị tình trạng này bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc hạ áp. Tuy nhiên, tại sao uống thuốc huyết áp rồi mà huyết áp vẫn tăng là thắc mắc của nhiều người.
Bạn đang đọc: Tại sao uống thuốc huyết áp rồi mà huyết áp vẫn tăng?
Mặc dù thuốc huyết áp có thể làm giảm đáng kể huyết áp của bạn theo thời gian nhưng nó vẫn có thể duy trì ở mức cao. Cùng tìm hiểu thêm về huyết áp cao, các loại thuốc thường dùng và lý do tại sao uống thuốc huyết áp rồi mà huyết áp vẫn tăng trong bài viết dưới đây.
Contents
Huyết áp cao là gì?
Huyết áp là áp lực mà máu đặt lên các mạch máu khi nó lưu thông khắp cơ thể. Tim bạn đập liên tục và cần một lực rất lớn để di chuyển máu từ vùng này sang vùng khác trên cơ thể. Khi huyết áp của bạn cao hơn bình thường, nó có thể gây hao mòn nhiều cho mạch máu của bạn. Điều này khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh khác.
Phân độ tăng huyết áp:
- Tăng huyết áp giai đoạn 1: Tâm thu 130 – 139 mmHg và tâm trương 80 – 89 mmHg.
- Tăng huyết áp giai đoạn 2: 140 mmHg trở lên đối với tâm thu và 90 mmHg trở lên đối với tâm trương
- Cơn tăng huyết áp: 180 mmHg trở lên đối với tâm thu và cao hơn 120 mmHg đối với tâm trương. Nếu kết quả đo huyết áp của bạn cho thấy bạn đang trong cơn tăng huyết áp, hãy nghỉ ngơi vài phút rồi đo lại. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu nó vẫn ở mức cao vì huyết áp ở mức này có thể dẫn đến tổn hại cơ thể ngay lập tức, chẳng hạn như tổn thương các cơ quan như mắt, não, thận.
Chỉ số huyết áp của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như tập thể dục hoặc gắng sức trước khi đo huyết áp, lượng caffeine tiêu thụ, sự lo lắng…
Triệu chứng cao huyết áp là gì?
- Đau ngực;
- Hụt hơi;
- Mờ mắt;
- Khó nói;
- Lú lẫn;
- Nhiều người bị huyết áp cao sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào đáng chú ý nhưng một số có thể bị chảy máu cam, khó thở và đau đầu.
Những triệu chứng này thường nhẹ khiến bạn chủ quan, tuy nhiên nếu đo huyết áp, bạn có thể đã bị tăng huyết áp. Nó thường không được chẩn đoán và điều trị cho đến khi nó trở nên nghiêm trọng đến mức gây ra các triệu chứng rõ ràng hơn.
Khi huyết áp đạt mức cực cao, các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Mệt mỏi;
- Lú lẫn;
- Rối loạn nhịp tim;
- Khó thở;
- Nhìn mờ;
- Đái máu.
Tại sao uống thuốc huyết áp rồi mà huyết áp vẫn tăng?
Dưới đây là 5 lý do có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao, mặc dù bạn thường xuyên uống thuốc.
Ăn quá nhiều muối
Muối có mặt khắp mọi lúc mọi nơi trong chế độ ăn uống của bạn: Trong thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói, một số loại rau, đồ ăn nhanh và những bữa ăn ngon ở nhà hàng. Chúng ta cũng không mang lại lợi ích gì cho bản thân bằng cách ăn nhiều muối. Đọc các nhãn trên đồ ăn và nâng cao nhận thức của bạn về muối trong thực phẩm bạn ăn và uống. Cố gắng hạn chế lượng muối ăn vào dưới 5 gam mỗi ngày (khoảng 1 muỗng cà phê). Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi cũng có thể giúp bạn giảm lượng muối ăn vào. Và nếu bạn hút thuốc, đây là một lý do khác để bỏ thuốc: Hút thuốc ảnh hưởng đến vị giác của bạn nên bạn sẽ có xu hướng sử dụng nhiều muối hơn để tăng hương vị của thực phẩm.
Sử dụng thuốc không đúng thời điểm
Hãy cân nhắc dùng thuốc vào một thời điểm khác trong ngày so với hiện tại. Nếu bác sĩ yêu cầu bạn dùng hai loại thuốc điều trị huyết áp, hãy thử dùng một loại vào buổi sáng và một loại vào buổi tối để thuốc hoạt động suốt ngày đêm trong cơ thể bạn.
Chưa đủ liều thuốc hoặc cần phối hợp
Cơ thể bạn có thể cần tăng liều thuốc để hạ huyết áp. Hoặc bác sĩ có thể kê toa thuốc lợi tiểu hoặc thuốc hạ huyết áp khác nhóm với thuốc đang sử dụng để tăng hiệu quả điều trị. Điều quan trọng là bạn phải tuân thủ chế độ điều trị.
Sử dụng quá nhiều caffeine
Ăn, uống, hút nhiều caffeine có thể tàn phá huyết áp của bạn. Một tách cà phê nhỏ có thể không thành vấn đề nhưng vài cốc cà phê rang kiểu Pháp cỡ lớn hàng ngày có thể là một vấn đề.
Tìm hiểu thêm: Méo miệng do lệch hàm và cách khắc phục
Bạn đang mắc các vấn đề sức khỏe khác
Bác sĩ của bạn có thể muốn kiểm tra những thứ như tuyến giáp hoạt động quá mức, ngưng thở khi ngủ, rối loạn chức năng thận hoặc rối loạn tuyến thượng thận vì các rối loạn này có thể làm tăng huyết áp.
Tăng huyết áp gây ra gánh nặng bệnh tật lớn cho toàn cầu. Huyết áp cao do nhiều nguyên nhân, tình trạng này nếu không được giải quyết sẽ gây ra tổn thương các cơ quan như mắt, não, mạch máu, thận. Hãy tuân thủ tốt điều trị, nếu bạn cảm thấy không đáp ứng thì hãy gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân tại sao uống thuốc huyết áp rồi mà huyết áp vẫn tăng.
Nguyên nhân gây cao huyết áp là gì?
Huyết áp cao thường liên quan đến thói quen sinh hoạt không tốt. Mặc dù đúng là lối sống không lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này, nhưng có hàng chục nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra huyết áp cao. Một số nguyên nhân phổ biến gây tăng huyết áp bao gồm:
Yếu tố lối sống
Chế độ ăn nhiều muối có liên quan chặt chẽ đến huyết áp cao. Hầu hết, người Việt Nam ăn quá nhiều natri, vì họ có xu hướng tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh, bữa ăn tiện lợi và đồ ăn nhẹ có hàm lượng natri cao, thói quen chấm muối và nước mắm. Những người bị huyết áp cao do lối sống của họ có thể được kiểm soát bằng cách tuân theo chế độ ăn DASH (phương pháp ăn kiêng để ngăn chặn chứng tăng huyết áp). Chế độ ăn DASH khuyến khích ăn nhiều:
- Trái cây và rau quả;
- Các loại ngũ cốc;
- Các sản phẩm từ sữa ít béo;
- Cá;
- Đậu;
- Quả hạch;
- Dầu thực vật.
Nó cũng khuyến nghị hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, như các sản phẩm từ sữa nguyên chất béo và thịt mỡ, cũng như những thực phẩm chứa nhiều đường. Tuân theo chế độ ăn DASH không có nghĩa là bạn phải từ bỏ vĩnh viễn những món ăn yêu thích mà chỉ tập trung vào những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng hơn.
Không tập thể dục đầy đủ cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị huyết áp cao cũng như căng thẳng cao độ. Tin tốt là tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng ở một mức độ nào đó, vì vậy vận động tích cực có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao bằng cách giải quyết cả hai vấn đề cùng một lúc. Đặt mục tiêu 150 phút hoạt động thể chất vừa phải hoặc 75 phút hoạt động mạnh mỗi tuần.
Hút thuốc và uống quá nhiều rượu cũng có thể góp phần gây ra bệnh cao huyết áp. Thỉnh thoảng uống một hoặc hai ly không có khả năng gây ra hậu quả tiêu cực cho sức khỏe, nhưng uống quá nhiều có thể làm tăng đáng kể huyết áp của một người theo thời gian. Nếu bạn hút thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ về phương pháp bỏ thuốc.
Tiền sử gia đình
Huyết áp cao có thể di truyền trong gia đình, vì vậy nếu những người khác trong gia đình bạn mắc bệnh này, bạn sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn. Tuy nhiên không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ mắc phải nó. Thói quen lối sống lành mạnh và theo dõi chặt chẽ có thể giúp kiểm soát huyết áp.
>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu 37 tuần bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Tuổi tác
Khi mọi người già đi, họ có nhiều khả năng bị huyết áp cao. Huyết áp tăng nhẹ không phải lúc nào cũng là nguyên nhân gây lo ngại ở người lớn tuổi vì mạch máu của một người thường cứng lại khi họ già đi. Người lớn tuổi cũng có xu hướng dùng nhiều thuốc hơn và mắc các bệnh mạn tính khác cũng có thể dẫn đến huyết áp cao.
Dùng thuốc
Một số loại thuốc được biết làm tăng huyết áp như một số loại thuốc tránh thai đường uống, thuốc chống trầm cảm, thuốc cảm lạnh, thuốc giảm đau, thuốc ức chế miễn dịch. Nếu bạn dùng bất kỳ chất nào trong số này, hãy nhớ thường xuyên theo dõi huyết áp.
Mắc các bệnh mạn tính
Đôi khi huyết áp cao là do sự hiện diện của các tình trạng mạn tính khác, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh tiểu đường, tuyến giáp, khó thở khi ngủ.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể