Test áp bì là một thử nghiệm được sử dụng để kiểm tra phản ứng của da khi tiếp xúc với một chất nào đó có thể gây ra hoặc làm nghiêm trọng hơn tình trạng dị ứng da của bạn. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong y khoa, hỗ trợ bác sĩ tìm ra tác nhân dị nguyên gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc. Vậy test áp bì là gì? Được dùng trong trường hợp nào và có những lưu ý những gì trước khi thực hiện test này không?
Bạn đang đọc: Test áp bì là gì? Những lưu ý khi thực hiện test áp bì
Viêm da dị ứng là một phản ứng viêm da xảy ra khi có sự tương tác giữa da với các yếu tố lạ bên ngoài. Vậy làm sao để tìm ra yếu tố lạ đó? Thông qua test áp bì bác sĩ có thể tìm ra được tác nhân gây dị ứng và đánh giá được tình trạng dị ứng của da với tác nhân đó. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến test áp bì và có lưu ý gì khi thực hiện test này không nhé!
Contents
Test áp bì là gì?
Test áp bì (hay còn gọi là patch test) là một phương pháp được sử dụng để xác định các tác nhân gây ra tình trạng viêm da dị ứng, kiểm tra đánh giá tình trạng dị ứng của da với tác nhân đó. Đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi bác sĩ phải có kiến thức y khoa chuyên sâu và kinh nghiệm để đọc kết quả, liên kết các triệu chứng với tiền sử lâm sàng bệnh viêm da tiếp xúc và giải thích các hiện tượng xảy ra.
Patch test có thể phát hiện các tác nhân gây dị ứng khi da tiếp xúc trực tiếp với những chất ngoại lai, tuy nhiên thử nghiệm này không được sử dụng để phát hiện dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng với các chất trong không khí khi hít phải gây ra hắt hơi, hen suyễn hoặc phát ban.
Phương pháp này sử dụng dị nguyên đã được điều chế sẵn, mỗi dị nguyên sẽ được áp lên một vùng da lành. Sau 48 – 96 giờ, quan sát và đánh giá phản ứng của các dị nguyên đó với da, nếu có dấu hiệu dị ứng thì có thể chẩn đoán bệnh nhân bị dị ứng tiếp xúc với dị nguyên đó.
Test áp bì có độ chính xác tương đối cao giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng dị ứng do tiếp xúc. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cho kết quả dương tính giả, mặc dù người bệnh bị dị ứng do tiếp xúc với tác nhân đó khi thực hiện patch test nhưng trên thực tế thì không hay ngược lại.
Test áp bì là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn, đơn giản, dễ thực hiện và rất an toàn cho mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già, cung cấp thêm nhiều thông tin cụ thể liên quan đến loại dị ứng da mà người bệnh đang mắc phải. Đồng thời, test áp bì cũng hỗ trợ bác sĩ loại trừ các bệnh về da khác thông qua việc tìm ra dị nguyên – thủ phạm gây ra tình trạng dị ứng da.
Khi nào nên lựa chọn test áp bì (patch test)?
Khi người bệnh xuất hiện tình trạng kích ứng da thì nên khám da liễu ngay để kiểm soát các triệu chứng, đặc biệt khi xảy ra tình trạng phản ứng nghiêm trọng và không cải thiện với các tác nhân lạ bên ngoài. Các tác nhân này có thể là mỹ phẩm, hoá chất, thuốc nhuộm hay thuốc bôi da,… Dựa trên cơ chế gây bệnh, người ta chia viêm da tiếp xúc thành hai loại:
- Viêm da tiếp xúc dị ứng là kiểu dị ứng chậm, thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng và phản ứng viêm chỉ xảy ra khi có sự kích hoạt của các phản ứng miễn dịch trong cơ thể.
- Viêm da tiếp xúc kích ứng là tình trạng thường gặp và phổ biến nhất trên lâm sàng. Khi cơ thể tiếp xúc với các kháng nguyên nhưng không cần phải thông qua sự bảo vệ của hàng rào miễn dịch cũng có thể gây ra tình trạng viêm. Các tác nhân ở đây thường là các dung dịch acid, kiềm hay các loại côn trùng có độc tính.
Tìm hiểu thêm: Đánh cầu lông bị đau khuỷu tay có nguy hiểm không?
Triệu chứng của phản ứng viêm da tiếp xúc là có sự thay đổi bất thường trên da khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, cụ thể như sau:
- Cảm giác châm chích như kim châm trên da tại vùng tiếp xúc với chất gây dị ứng, có thể có cảm giác khô rát, nóng như bị bỏng.
- Da nổi mẩn đỏ hoặc mụn nước li ti.
- Trường hợp nặng có thể gây đỏ cả một vùng da kèm triệu chứng phù nề, sưng tấy, phỏng nước rồi bỏng rộp, da bị viêm trợt có vết loét.
- Một số trường hợp khác mặc dù không bị sưng tấy, đỏ da hay phù nề nhưng lại bị khô da, bong tróc từng mảng, da nứt nẻ, có hoặc không ngứa.
- Đối với bệnh nhân có thể trạng yếu, hệ thống miễn dịch hoạt động kém, ngoài những phản ứng trên da còn có thể kéo theo các vấn đề trên hệ hô hấp và các bộ phận khác như ho, hắt hơi, ngứa họng, khó thở,…
Test áp bì là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn đơn giản và an toàn cho trẻ em và người lớn, giúp cung cấp thêm thông tin cụ thể về loại dị ứng da người bệnh gặp phải. Patch test cũng giúp người bệnh loại trừ các bệnh về da khác khi tìm ra dị nguyên, thủ phạm gây ra tình trạng dị ứng da.
Quy trình thực hiện test áp bì
Quy trình thực hiện kỹ thuật test áp bì được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 20 phút.
- Giai đoạn đầu: Các miếng dán thử nghiệm sẽ được bác sĩ dán vào da lưng của người bệnh và không chồng lên nhau. Mỗi miếng dán có chứa 10 đĩa nhôm có kích thước bằng đồng xu và mỗi đĩa chứa một chất khác nhau có khả năng là dị nguyên. Đôi khi quá trình xét nghiệm dị nguyên có thể được thực hiện ở một vùng khác trên cơ thể.
- Giai đoạn thứ hai: Diễn ra sau giai đoạn đầu khoảng 48 tiếng. Lúc này người bệnh sẽ được kiểm tra các vị trí miếng dán, liệu có xuất hiện các phản ứng như đỏ, viêm hoặc sưng hay không. Nếu trong suốt quá trình thực hiện người bệnh có cảm giác nóng, ngứa hay rát thì hãy nhớ thông báo với bác sĩ.
- Giai đoạn cuối: Sau khoảng 96 giờ kể từ giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được kiểm tra bổ sung, vì có thể có một số chất cần nhiều thời gian hơn để gây ra phản ứng dị ứng.
Có một số trường hợp mặc dù bệnh nhân có phản ứng dị ứng nhưng thời gian diễn ra chậm hơn 96 giờ, vì vậy kết quả test áp bì có thể âm tính giả. Để chắc chắn, các bác sĩ có thể sẽ hẹn người bệnh quay lại kiểm tra sau 2 ngày thực hiện test để có thể chắc chắn rằng người bệnh không bị dị ứng với kháng nguyên đó.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ra máu đen?
Một số lưu ý khi thực hiện test áp bì
Để đảm bảo quá trình test áp bì có kết quả chính xác, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thì cần lưu ý một số điều sau:
- Test áp bì không được chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Phương pháp này chỉ được áp dụng để chẩn đoán và tìm dị nguyên gây nên các tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc các dị ứng chậm khác mà không thể sử dụng để kiểm tra các dạng dị ứng nhanh như: Sốc phản vệ, mày đay, viêm mũi dị ứng, hen phế quản.
- Trong quá trình thực hiện test nên tránh để cơ thể ra mồ hôi nhiều hay bóc miếng dán trên da trước thời gian bác sĩ chỉ định làm ảnh hưởng đến kết quả.
- Không sử dụng bất kỳ sản phẩm như kem, mỹ phẩm, nước lên miếng dán trong suốt quá trình làm thử nghiệm.
- Tuyệt đối không gãi, nếu trường hợp bị kích ứng mạnh người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được xử lý ngay lập tức.
Viêm da tiếp xúc là tình trạng thường gặp ở thực tế bởi nhiều tác nhân như mỹ phẩm, nước hoa, hoá chất, thuốc bôi,… Để hạn chế tình trạng viêm da diễn ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ thì cách tốt nhất là nên cho các tác nhân tiếp xúc trực tiếp với da để tìm ra nguyên nhân gây dị ứng. Test áp bì là phương pháp tối ưu để giúp bệnh nhân cũng như bác sĩ phát hiện ra căn nguyên gây bệnh, từ đó có những hướng điều trị phù hợp nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể