Khô mắt là bệnh khá phổ biến hiện nay với nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra. Bên cạnh đó, việc thiếu những loại vitamin thiết yếu cũng góp phần tạo điều kiện gây ra bệnh khô mắt. Vậy khô mắt thiếu vitamin gì?
Bạn đang đọc: Thắc mắc: Khô mắt thiếu vitamin gì?
Khô mắt là một căn bệnh rất phổ biến thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là dối tượng phải thường xuyên làm việc và tiếp xúc nhiều với máy vi tính cũng như các thiết bị điện tử khác. Bệnh khô mắt không những gây ra không ít các vấn đề nguy hiểm về sức khỏe cũng như những phiền toái nhất định. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện sớm, được điều trị kịp thời và đúng cách, kết hợp với chế độ chăm sóc mắt khoa học, bệnh có thể được cải thiện rất đáng kể.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh khô mắt. Vậy khô mắt do thiếu vitamin gì, bạn đã biết chưa? Hãy cùng nhau cập nhật thông tin hữu ích qua bài viết này nhé!
Contents
Dấu hiệu của bệnh khô mắt
Chứng khô mắt xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa lượng nước mắt được tiết ra và nước mắt bị thoát đi. Khi lượng nước mắt được tiết ra không đủ cho quá trình hoạt động sẽ gây ra các dấu hiệu bệnh khô mắt. Dưới đây là các biểu hiện thường gặp của người bị khô mắt:
- Cảm giác mắt bị khô rát, cảm giác giống như có cát, sạn hoặc dị vật trong mắt, cộm mắt: Đây là biểu hiện điển hình nhất của những bệnh nhân bị khô mắt. Cảm giác khó chịu này làm cho người bệnh thường có xu hướng cho tay lên dụi. Lúc này, tình trạng khô mắt có thể trở nên trầm trọng hơn.
- Tròng trắng mắt bị đỏ và nóng rát ở mắt: Khi thường xuyên đưa tay lên dụi mắt do ngứa cộm hoặc do mất cân bằng lượng nước mắt, người bệnh vô tình đang làm tổn thương mắt, gây ra hiện tượng nóng rát và đỏ mắt, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc.
- Bệnh nhân có dấu hiệu chảy nước mắt sống: Khi mắt bị khô, lúc này mắt sẽ nhanh chóng kích thích tuyến lệ hoạt động mạnh mẽ nhất, nhằm bổ sung nước mắt giúp cho võng mạc được trơn tru hơn, gây chảy nước mắt chống khô. Tuy nhiên, nước mắt sống được tiết ra lại không bám dính mà sẽ nhanh chóng trôi ra ngoài. Tình trạng này thường kèm theo triệu chứng viêm bờ mi hoặc viêm bề mặt nhãn cầu.
- Người bệnh có triệu chứng giảm thị lực đáng kể: Nếu tình trạng khô mắt diễn ra thường xuyên, liên tục kéo dài và không được điều trị, dễ gây ra tình trạng nhìn mờ và giảm thị lực… gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Mắt bị đỏ, nóng rát là dấu hiệu bệnh khô mắt
Khô mắt thiếu vitamin gì?
Như đã nói trên, khô mắt do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ và yếu tố thuận lợi gây ra. Dưới đây sẽ là những loại vitamin cần thiết cho đôi mắt mà những bệnh nhân bị khô mắt có thể đã bỏ qua.
Thiếu vitamin A
Vitamin A là một chất chống oxy hóa cao có tác dụng chống lại những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ quan mắt. Ngoài ra, vitamin A có tác dụng bảo vệ mắt, tăng cường sức khỏe giác mạc cũng như niêm mạc mắt. Thiếu vitamin A được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh khô mắt và thậm chí là bệnh viêm kết mạc. Các loại thực phẩm giàu vitamin A dưới đây có thể sẽ những gợi ý hữu ích cho người bệnh khô mắt:
- Cà chua và cà rốt.
- Bí ngô, bí đỏ và khoai lang.
- Đu đủ và cam.
- Xoài, đào, dứa và nho.
- Ớt chuông.
- Rau bina, cải xoăn và bông cải xanh.
- Gan động vật.
Vitamin A là một chất chống oxy hóa cao
Thiếu vitamin C
Vitamin C ngoài có tác dụng tăng khả năng đề kháng còn có tác dụng bảo vệ đôi mắt khỏi tia cực tím đồng thời có nhiệm vụ kiểm soát tình trạng viêm trong mắt, giúp các tế bào mắt chống lại quá trình oxy hóa diễn ra. Vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen để làm lành những tổn thương trong các mô mắt. Những loại hoa quả và rau xanh giàu vitamin C mà các bệnh nhân khô mắt không nên bỏ lỡ như sau:
- Quả ổi.
- Quả kiwi.
- Quả có múi như: Cam, chanh, quýt, bưởi.
- Súp lơ và bông cải xanh…
Thiếu vitamin E
Vitamin E được biết đến với nhiều tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy sự tuần hoàn máu và cải thiện tình trạng giảm thị lực đáng kể ở bệnh nhân mắt khô. Ngoài tác dụng giúp bảo vệ mắt khỏi những tác nhân gây hại, vitamin E còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng. Hãy bổ sung vitamin E từ thực phẩm dưới đây:
- Bí đỏ, bí ngô.
- Trứng.
- Bông cải xanh.
- Các loại hạt như: Hạt hướng dương, hạnh nhân, óc chó.
Tìm hiểu thêm: Hiểu về tình trạng đá bóng bị đau gót chân và cách phòng tránh
Vitamin E cải thiện tình trạng giảm thị lực đáng kểThiếu vitamin nhóm B
Khi cơ thể vitamin nhóm B sẽ gây ra tình trạng khô mắt, mỏi mắt và thường xuyên chảy nước mắt sống. Nguyên nhân do vitamin nhóm B hỗ trợ sự trao đổi chất đến các tế bào mắt, giúp cho đôi mắt khỏe mạnh. Nếu người bệnh bổ sung vitamin E đầy đủ sẽ đem lại hiệu quả cho vấn đề khô mắt. Cụ thể là những thực phẩm dưới đây:
- Các loại trứng.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Cá hồi, hàu, tôm và hến.
- Gan và các loại nội tạng.
Thiếu lutein
Lutein là một carotenoid có tác dụng bảo vệ đôi mắt sáng và ngăn ngừa quá trình oxy hóa cũng như thoái hóa điểm vàng. Một số thực phẩm giàu lutein được kể dưới đây có thể sẽ hữu ích dành cho bệnh nhân bị khô mắt:
- Rau cải xoăn.
- Măng tây.
- Cải bó xôi.
- Đậu hà lan.
- Củ dền.
>>>>>Xem thêm: Chứng liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không?
Lutein là một carotenoid có tác dụng bảo vệ đôi mắt sángTrên đây là đây là những vitamin cần thiết cho sức khỏe đôi mắt của chúng ta. Những loại vitamin trên cần thiết phải được bổ sung bằng những thực phẩm cụ thể và cơ thể không tự sản sinh, tổng hợp được. Khi thiếu những vitamin trên cũng có thể là nguyên nhân gây khô mắt. Bệnh nhân ngoài tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ cũng cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin A, B, C, E và Lutein nhằm giúp cho đôi mắt của bạn luôn khỏe, tránh được những tổn thương đặc biệt là tình trạng khô mắt.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học nhằm giúp bệnh nhanh chóng được điều trị phòng tránh biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Không những thế, những bài tập thể dục cho đôi mắt như: Mát – xa mắt, tập chớp mắt thường xuyên, chườm mắt… cũng có tác dụng hỗ trợ bạn có đôi mắt sáng, khỏe đẹp và tinh anh.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể