Thân nhiệt tăng cao khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong thời gian thai kỳ, cơ thể người phụ nữ thường xảy ra nhiều biến đổi, trong đó có sự tăng nhẹ thân nhiệt trong 3 tháng đầu mang thai. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, một số trường hợp còn được xem như là dấu hiệu mang thai sớm trước cả trễ kinh. Tuy nhiên, nếu thân nhiệt thai phụ tăng quá cao cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy khi mang thai nhiệt độ cơ thể bao nhiêu là bình thường?

Bạn đang đọc: Thân nhiệt tăng cao khi mang thai có nguy hiểm không?

Giai đoạn đầu, thân nhiệt bà bầu thường có sự tăng nhẹ khiến họ cảm thấy nóng hơn bình thường. Vì sao lại có hiện tượng này và làm cách nào để tránh cho nhiệt độ cơ thể tăng quá cao gây nguy hại cho bé con trong bụng? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Kenshin nhé!

Nhiệt độ cơ thể khi mang thai là bao nhiêu?

Nhiệt độ cơ thể người sẽ có sự khác nhau nhẹ tùy thuộc vào đổi tuổi. Ở người trưởng thành, thân nhiệt thường dao động trong khoảng từ 36,1 đến 37,2 độ C.

Tuy nhiên, với đối tượng phụ nữ mang thai, nhiệt độ cơ thể họ có thể cao hơn 1 chút (khoảng 0,5 độ C so với thông thường) và hay rơi vào khoảng 36,9 đến 37,2 độ C. Nếu thân nhiệt tăng lên trên 37,5 độ C thì rất có thể bà bầu đang phát sốt. Và nếu vượt qua 38 độ C, trạng thái nhiệt độ này có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé như nhiễm khuẩn huyết thai kỳ, sinh non, sảy thai, dị tật bẩm sinh ở trẻ,…

Như vậy, việc thân nhiệt tăng nhẹ làm bà bầu cảm thấy nóng hơn bình thường trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng đầu thai kỳ là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, thai phụ vẫn nên chú ý theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên bằng nhiệt kế để tránh được những tình huống nghiêm trọng.

NHIỆT KẾ HỒNG NGOẠI MEDIUSA TP-336N Nhiệt kế hồng ngoại MediUSA TP-336N là thiết bị đo thân nhiệt thích hợp cho mọi đối tượng sử dụng. Bằng cách hướng nhiệt kế vào giữa trán với khoảng cách 2-3 cm mà không chạm trực tiếp lên da, sản phẩm đem lại lợi ích rất lớn trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay. Kích thước nhỏ gọn, màn hình hiển thị nhiệt độ đo rõ ràng nên người dùng có thể mang theo khi di chuyển và sử dụng ở bất kỳ đâu.

Bên cạnh đó, nhiệt kế còn có thể đo nhiệt độ môi trường như nước tắm, sữa, thức ăn,… rất thích hợp để mẹ bầu trang bị cho bản thân và việc kiểm soát nhiệt độ khi em bé chào đời.

Thân nhiệt tăng cao khi mang thai có nguy hiểm không? 1

Nhiệt kế hồng ngoại MediUSA TP-336N là thích hợp cho mọi đối tượng sử dụng

Nguyên nhân thân nhiệt tăng khi mang thai

Trong vài tháng đầu thai kỳ, tình trạng thân nhiệt tăng thường do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố. Sự biến đổi này không những làm nhiệt độ cơ thể mẹ bầu cao lên mà còn có thể làm xuất hiện các triệu chứng khác của mang thai như ốm nghén.

Bên cạnh nguyên nhân đến từ bản thân người mẹ, việc nuôi dưỡng bé con trong bụng cũng là yếu tố khiến thân nhiệt người phụ nữ tăng lên khi mang thai, cụ thể:

  • Cơ thể người mẹ cần vận chuyển máu, chất dinh dưỡng và oxy đến để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này đòi hỏi các mạch máu phải được mở rộng, di chuyển đến bề mặt da và khiến nhiệt độ cơ thể phụ nữ tăng nhẹ khi mang thai. Theo các chuyên gia, ở tuần thứ 34 của thai kỳ, lượng máu thai phù có thể tăng tới 50%.
  • Ngoài sự dịch chuyển và mở rộng của mạch máu, tim phải hoạt động với cường độ cao hơn để bơm được nhiều máu hơn. Vào tuần thứ 8 khi mang thai, tim thường phải co bóp mạnh hơn 20% công suất so với thông thường. Việc tim hoạt động mạnh mẽ hơn sẽ làm tăng sự trao đổi chất và khiến thân nhiệt tăng nhẹ.
  • Trong tam cá nguyệt thứ 3 (tuần 29 đến tuần 40), nhiệt độ thai nhi tỏa ra có thể được mẹ hấp thụ, do đó, bà bầu cũng thường cảm thấy nóng hơn bình thường.

Thân nhiệt tăng cao khi mang thai có nguy hiểm không? 2

Nguyên nhân thân nhiệt tăng khi mang thai

Thân nhiệt thai phụ tăng quá cao có nguy hiểm không?

Thai phụ có nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường là hiện tượng sinh lý phổ biến và không có cần phải quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu thân nhiệt tăng quá cao, nhất là ở tam cá nguyệt thứ 1, hiện tượng này có thể làm gián đoạn sự hình thành của các protein cần thiết và làm tăng nguy cơ sảy thai. Không những thế, nhiệt độ cơ thể mẹ bầu quá cao cũng gây ảnh hưởng xấu đến sự hình thành cột sống và não của trẻ, tăng khả năng xuất hiện dị tật bẩm sinh.

Do vậy khi nhận thấy thân nhiệt tăng cao hơn 38 độ C kèm theo đó là các triệu chứng như sốt, buồn nôn, đau bụng, đau cơ, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu của cúm, cần đưa ngay thai phụ đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Cách chế biến hà thủ ô làm tóc đen tự nhiên và suôn mượt

Thân nhiệt tăng cao khi mang thai có nguy hiểm không? 3

Thân nhiệt thai phụ tăng quá cao có nguy hiểm không?

Cách để nhiệt độ cơ thể thai phụ không tăng quá cao

Để giữ nhiệt độ cơ thể luôn được ổn định, không quá cao để tránh các tình huống nguy hiểm cho mẹ và bé, bà bầu cần lưu ý:

  • Không ở lâu ngoài trời nắng nóng hay những nơi có nhiệt độ cao như nhà bếp, phòng xông hơi. Tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc ngâm bồn nước nóng quá lâu.
  • Sử dụng điều hòa nhiệt độ khi ngủ, dùng ga trải giường được làm từ chất liệu vải thoáng mát và chỉ trải 1 lớp. Không nên để quá nhiều gối khi ngủ, lựa chọn quần áo rộng rải, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Uống đủ nước, hạn chế ăn các món ăn cay nóng hay uống nhiều cà phê, trà,…
  • Không nên tập thể dục với cường độ cao ở ngoài trời nắng khi đang mang thai.

Thân nhiệt tăng cao khi mang thai có nguy hiểm không? 4

>>>>>Xem thêm: Kinh nguyệt đến sớm nguyên nhân do đâu, có sao không?

Cách để nhiệt độ cơ thể thai phụ không tăng quá cao

Nhiệt độ cơ thể người phụ nữ có thể tăng nhẹ so với bình thường khi đang mang thai. Tuy nhiên, khi thân nhiệt quá cao, bà bầu nên được theo dõi cẩn thận và có thể đưa đến bệnh viện để thăm khám nhằm tránh các tình huống xấu xảy ra với thai phụ cũng như thai nhi.

Hoàng Trang

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *