Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào? Tác hại của tiểu đường thai kỳ đến mẹ và bé

Tình trạng tiểu đường thai kỳ có lẽ không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là mẹ bầu. Tuy không gây nguy hiểm tính mạng ngay nhưng bệnh có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe. Để biết tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào, Kenshin mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào? Tác hại của tiểu đường thai kỳ đến mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào là câu hỏi của nhiều mẹ bầu, nhất là khi được bác sĩ chẩn đoán nguy cơ cao hoặc đang bị tiểu đường thai kỳ. Trong bài viết hôm nay, Kenshin sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những tác động tiêu cực mà tiểu đường thai kỳ gây ra với sức khỏe mẹ và bé.

Tổng quan về tiểu đường thai kỳ

Trước khi tìm hiểu tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào bạn cũng cần hiểu rõ đây là bệnh gì và đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh. Tình trạng tiểu đường thai kỳ theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là hiện tượng rối loạn dung nạp glucose ở bất cứ mức độ nào, có thể khỏe phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong quá trình mang thai.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào? Tác hại của tiểu đường thai kỳ đến mẹ và bé 1

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở mẹ bầu

Tình trạng này thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng, tương đối khó khăn để phát hiện mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ và thường có xu hướng biến mất sau khoảng 6 tuần từ sau khi sinh. Không phải bất cứ ai đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Theo đó, các nghiên cứu cho thấy nhóm đối tượng dễ bị tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Phụ nữ thừa cân, béo phì.
  • Người có tiền sử gia đình bị tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, nhất là tiểu đường thế hệ thứ nhất.
  • Có tiền sử sinh con cân nặng quá lớn, cụ thể là hơn 4kg.
  • Phụ nữ tiền sử bất thường về khả năng dung nạp glucose trong cơ thể, bao gồm bệnh đái tháo đường ở thai kỳ trước hoặc glucose niệu dương tính.
  • Tuổi càng cao thì khi mang thai, khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cũng càng cao.
  • Người có tiền sử sản khoa bất thường như thai lưu không rõ nguyên nhân, sảy thai liên tục không rõ nguyên nhân, đẻ non, dị tật bẩm sinh,…
  • Yếu tố chủng tộc cũng có liên quan đến tiểu đường thai kỳ, theo đó, người châu Á có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao nhất trong số các chủng tộc trên thế giới.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang cũng liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào? Tác hại của tiểu đường thai kỳ đến mẹ và bé 2

Hội chứng buồng trứng đa nang làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ và bé?

Khi tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ, đa số mẹ bầu đều có chung câu hỏi là liệu tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào,… Cả mẹ và bé đều sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi bệnh tiểu đường thai kỳ, cụ thể như sau.

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Bệnh lý tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ mang thai? Các chuyên gia cho biết, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sảy thai tăng cao, bên cạnh đó cũng dễ bị thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, mổ lấy thai,… tăng.

Không chỉ vậy, về lâu dài, bệnh tiểu đường thai kỳ còn khiến bà bầu dễ bị đái tháo đường tuýp 2 hơn, gây nên nhiều biến chứng không mong muốn đối với sức khỏe. Tình trạng tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ mang thai được giải đáp cụ thể gồm:

  • Cao huyết áp: Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ thường có huyết áp cao hơn người bình thường. Điều này cho thấy việc tăng huyết áp là một trong những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ với mẹ bầu. Tình trạng cao huyết áp còn có thể dẫn đến tiền sản giật, tai biến mạch máu não, thai phát triển chậm, sinh non, suy gan, suy thận,…
  • Sinh non: Theo nghiên cứu cho thấy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sinh non cao bất thường so với thai phụ không bị tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể đến từ việc mất kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật hoặc tăng huyết áp.
  • Đa ối: Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào? Tiểu đường thai kỳ có thể khiến dịch ối nhiều hơn từ tuần 26 – 32 của thai kỳ, từ đó khiến mẹ bầu bị đa ối và tăng nguy cơ sinh non.
  • Sảy thai, thai lưu: Người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ dễ bị sảy thai tự nhiên hơn các trường hợp khác, thậm chí là sảy thai liên tiếp hoặc thai chết lưu.

Tìm hiểu thêm: Sự tác động của u xơ tử cung trong quá trình thai nghén

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào? Tác hại của tiểu đường thai kỳ đến mẹ và bé 3
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào? Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sảy thai, thai lưu cao hơn

Tiểu đường thai kỳ tác động đến thai nhi như thế nào?

Không chỉ gây ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai mà tiểu đường thai kỳ còn khiến thai nhi gặp nhiều biến chứng nặng nếu không được kiểm soát, can thiệp điều trị kịp thời, hiệu quả. Dưới đây là những nguy cơ đối với thai nhi khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

  • Tăng trưởng quá mức dẫn đến thai to: Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng của tiểu đường thai kỳ với thai nhi là tình trạng thai tăng trưởng nhanh quá mức, thai to và gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé khi sinh.
  • Hạ glucose huyết tương, bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh: Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? Nguy cơ thai nhi hạ glucose huyết tương, mắc bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh là từ 15 – 25% trong tổng số các ca bệnh tiểu đường thai kỳ. Đây là tỷ lệ khá cao và gây nhiều nguy hiểm đến trẻ.
  • Bệnh đường hô hấp: Hội chứng nguy kịch hô hấp ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tử vong và liên quan mật thiết đến tiểu đường thai kỳ.
  • Tử vong ngay sau khi sinh: Có thể do nhiều nguyên nhân như thai to, khó sinh, tiền sản giật, sinh non,…
  • Vàng da sơ sinh: Tiểu đường thai kỳ gây tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin và làm trẻ bị vàng da sơ sinh, tỷ lệ chiếm khoảng 25% đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Làm thế nào nhận biết sớm tiểu đường thai kỳ?

Hiểu đường tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào, nhiều mẹ bầu bắt đầu tìm hiểu thêm về bệnh, đặc biệt là dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng này. Như bạn đã biết, tiểu đường thai kỳ rất khó phát hiện từ sớm bởi triệu chứng không rõ ràng, thậm chí không có biểu hiện cụ thể. Cách tốt nhất để phát hiện bản thân có đang bị tiểu đường thai kỳ không là tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, đặc biệt giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào? Tác hại của tiểu đường thai kỳ đến mẹ và bé 4

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức và cách xử lý

Tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán thông qua xét nghiệm

Khi khám thai định kỳ bác sĩ cũng sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện xét nghiệm này như một loại xét nghiệm cần thiết nên bạn không cần quá lo lắng làm thế nào phát hiện mình có mắc bệnh hay không. Khi được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần giữ tinh thần bình tĩnh, làm theo hướng dẫn ăn uống, nghỉ ngơi của bác sĩ để nhanh chóng phục hồi, tránh tối đa nguy cơ biến chứng sức khỏe cho mẹ và bé.

Hy vọng những chia sẻ trên từ Kenshin đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe. Nếu không may bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên giữ tinh thần ổn định, ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi đầy đủ để bệnh tiến triển tốt, tránh tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *