Đột quỵ lỗ khuyết xảy ra khi một động mạch đến phần sâu của não, nơi chứa các cấu trúc như đồi thị hoặc hạch nền bị tắc nghẽn. Đột quỵ lỗ khuyết chiếm từ 15% đến 25% tổng số ca đột quỵ. Có 5 loại đột quỵ lỗ khuyết, mỗi loại đều có phức hợp triệu chứng tương đối khác biệt.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu 5 loại đột quỵ lỗ khuyết và cách chẩn đoán
Đột quỵ lỗ khuyết là hiện tượng hoại tử các mạch máu não do tắc nghẽn ở các mạch máu rất nhỏ, nằm sâu bên trong não. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu về 5 dạng của đột quỵ ổ khuyết cũng như phương pháp chẩn đoán và điều trị cho tình trạng này.
Contents
Đột quỵ lỗ khuyết là gì?
Đột quỵ lỗ khuyết được mô tả là các tổn thương nhỏ dưới vỏ não có đường kính không quá 15mm, thường do tắc nghẽn các tiểu động mạch hoặc động mạch xuyên. Động mạch xuyên là các nhánh mạch máu có nguồn gốc từ các động mạch lớn như đa giác Willis, động mạch não giữa và động mạch nền. Chúng thường có kích thước nhỏ hơn 0,5mm đường kính, tạo ra những ổ nhỏ từ 0,5 đến 15mm. Cần nhấn mạnh rằng không phải tất cả các vùng nhỏ chứa máu sẽ được coi là đột quỵ ổ khuyết, và để chẩn đoán chính xác, cần phải loại trừ các nguyên nhân khác gây ra nhồi máu não.
Theo Viện Y tế Quốc gia, đột quỵ lỗ khuyết chiếm 1/5 tổng số đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Hầu hết các cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra trên bề mặt vỏ não do tắc nghẽn các động mạch lớn. Tuy nhiên, vì các động mạch nằm sâu trong não (hoặc bên dưới vỏ não) nhỏ và dễ bị tổn thương nên chúng cũng dễ bị hình thành cục máu đông.
Một số cơn đột quỵ lỗ khuyết nhỏ không có triệu chứng hoặc biến chứng. Tuy nhiên, một số người bị nhiều cơn đột quỵ cùng lúc, dẫn đến tình trạng khiếm khuyết về thể chất hoặc nhận thức.
Những người đã từng bị đột quỵ lỗ khuyết có nhiều khả năng bị mất trí nhớ sau đó. Đột quỵ lỗ khuyết xảy ra ở người càng lớn tuổi thì khả năng xuất hiện biến chứng sau đột quỵ càng cao.
Tìm hiểu 5 loại đột quỵ lỗ khuyết
Liệt vận động nửa người đơn thuần
Liệt vận động nửa người đơn thuần là loại phổ biến nhất (chiếm 45 – 57% các trường hợp) của đột quỵ lỗ khuyết. Đặc điểm của hội chứng này là xuất hiện liệt vận động ở một nửa cơ thể, bao gồm tay, chân, không liệt mặt hoặc kết hợp yếu tay, chân và mặt. Tuy nhiên, các triệu chứng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trong số này. Triệu chứng liệt có thể là hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, thường thấy là liệt đồng đều (50%), liệt tay – mặt (29%), hoặc liệt một chi (18%).
Tổn thương có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên đường vỏ não – tủy, chứ không chỉ ở bao trong. Liệt vận động có thể xảy ra độc lập hoặc sau cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Một số trường hợp sau đó được mô tả là hội chứng “cảnh báo bao trong”, mô tả trên CT sọ não dự báo về nhồi máu cấp ở bao trong. Một số trường hợp có thể tiến triển do thiếu máu cục bộ trong nhánh xuyên gây ra bởi huyết khối hoặc xơ vữa mạch máu lớn như động mạch não giữa và động mạch thân nền, dẫn đến các triệu chứng về vận động.
Mất cảm giác đơn thuần
Chiếm khoảng 7 – 18% trong tổng số các trường hợp đột quỵ lỗ khuyết, triệu chứng này thường bao gồm giảm hoặc mất cảm giác, cảm thấy tê bì ở một bên tay, chân và mặt mà không đi kèm với triệu chứng liệt vận động và các triệu chứng vỏ não khác.
Phần lớn các cơn đột quỵ lỗ khuyết cảm giác đơn thuần đều ảnh hưởng đến một vùng não gọi là đồi thị – vùng liên quan nhiều đến việc xử lý các giác quan trên khắp cơ thể. Các cảm giác bị ảnh hưởng bởi đột quỵ cảm giác đơn thuần bao gồm xúc giác, đau, nhiệt độ, thị giác, thính giác và vị giác.
Đột quỵ lỗ khuyết cảm giác vận động
Biểu hiện liệt nửa người kèm tê bì mặt, tay, chân cùng bên và không kèm triệu chứng vỏ não, chiếm 15 – 20% các trường hợp đột quỵ lỗ khuyết. Bởi vì cả vùng cảm giác và vận động của não đều bị ảnh hưởng bởi loại đột quỵ này, nên các triệu chứng của nó bao gồm mất cảm giác (do tổn thương đồi thị) và liệt nửa người (do tổn thương bao trong). Cả những bất thường về cảm giác và vận động đều được cảm nhận ở cùng một bên cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Cơ chế gây bệnh do nấm khi nấm xâm nhập vào cơ thể
Liệt nửa người thất điều
Hội chứng này đặc trưng bởi triệu chứng liệt nửa người kèm thất điều – run rẩy, yếu ở cách tay hoặc chi cùng bên, chiếm 3 – 18% các trường hợp đột quỵ lỗ khuyết. Thất điều là một triệu chứng khó chịu hơn nhiều so với tình trạng yếu ở cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng, và loại này thường không ảnh hưởng đến mặt.
Hội chứng khó nói – bàn tay vụng về
Hội chứng khó nói – bàn tay vụng về ít gặp nhất trong số các đột quỵ lỗ khuyết, chỉ chiếm 2 – 6%. Ngoài chứng khó nói, những người mắc hội chứng này còn phàn nàn về sự vụng về khi cử động tay ở một bên cơ thể. Thông thường, bàn tay bị ảnh hưởng có sức cơ bình thường, nhưng gặp khó khăn khi thực hiện các cử động tinh vi như viết, buộc dây giày hoặc chơi đàn piano.
Chẩn đoán và điều trị đột quỵ lỗ khuyết
Thống kê cho thấy khoảng 40% các trường hợp đột quỵ lỗ khuyết có xuất hiện cơn thiếu máu não cục bộ tạm thời trước đó, 50% bắt đầu như một trường hợp nhồi máu não do xơ vữa động mạch, sau đó triệu chứng tăng dần.
Loại đột quỵ này thường phát hiện ở người trên 60 tuổi, đặc biệt là những người có tiền sử tăng huyết áp. Bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng đau đầu, buồn nôn hay rối loạn thị giác.
Dựa vào nguyên nhân và các yếu tố rủi ro, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán phù hợp. Chẳng hạn như việc sử dụng chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) não – mạch não, đây là các phương pháp hình ảnh học quan trọng để xác định đột quỵ lỗ khuyết.
>>>>>Xem thêm: Bấm lỗ tai bị sưng mủ chảy máu – Giải quyết thế nào?
Để phân biệt với các tổn thương não khác, các chuyên gia có thể đề xuất thêm các xét nghiệm chẩn đoán bổ sung. Từ kết quả này, họ có thể đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp như sử dụng thuốc chống đông máu, hoặc thậm chí quyết định phẫu thuật nếu cần thiết.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có cái nhìn rõ hơn về cơ chế bệnh sinh cũng như triệu chứng của đột quỵ lỗ khuyết. Bất cứ khi nào xuất hiện các triệu chứng của đột quỵ lỗ khuyết, hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức, ngay cả khi các triệu chứng này chỉ kéo dài vài phút. Để có kết quả tốt nhất, việc điều trị đột quỵ phải diễn ra trong vòng ba giờ kể từ khi bắt đầu có triệu chứng.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể