Các bệnh lý tim mạch đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Có một số rối loạn nhịp tim hay bị nhầm lẫn với nhau như rung thất và rung nhĩ. Để làm rõ, trong bài viết này Kenshin sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về rung thất và các vấn đề liên quan.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị rung thất
Rung thất là tình trạng liên quan đến rối loạn nhịp tim khá nguy hiểm và cần được can thiệp y tế sớm. Có nhiều bệnh lý về tim khác nhau trong đó có nhiều bệnh có tên gọi gần giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn, điển hình như rung nhĩ và rung thất. Vì vậy, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rung tâm thất là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị rung thất như thế nào?
Contents
Rung thất là gì?
Rung thất hay rung tâm thất là tình trạng rối loạn nhịp tim cấp cứu xảy ra khi rối loạn các tín hiệu điện trong tim. Tình trạng này khiến các buồng tim phối hợp với nhau không đồng đều, tim của người bệnh không thể bơm máu như bình thường, có thể gây ngưng tim đột ngột. Chỉ mất vài giây để người bệnh bất tỉnh khi tình trạng ngưng tim đột ngột do rung thất gây ra.
Rung thất được đánh giá là tình trạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm vì nó có thể gây ra các biến chứng như:
- Thiếu oxy lên não dẫn đến tổn thương não và hệ thống thần kinh trung ương.
- Rung thất cũng có thể khiến cơ tim bị tổn thương.
- Khi người bệnh được thực hiện hồi sức tim phổi CPR sẽ có nguy cơ chấn thương như chấn thương các cơ quan bên trong lồng ngực, gãy xương sườn.
- Người bệnh được thực hiện khử rung tim có thể gặp biến chứng bỏng da.
- Khi rung thất xảy ra, nếu người bệnh không được can thiệp y tế kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nặng nhất là tử vong.
Rung thất biểu hiện như thế nào?
Khi xảy ra tình trạng rối loạn tín hiệu điện trong tim, khả năng nhận tín hiệu của tâm thất cũng bị ảnh hưởng. Điều này khiến tim đập nhanh bất thường và là triệu chứng điển hình của chứng rung thất. Một số biểu hiện thường gặp khác ở người bị bệnh rung tâm thất như:
- Các cơn choáng váng, chóng mặt xảy ra thoáng qua;
- Người bệnh có cảm giác khó thở, hụt hơi, đau tức ngực;
- Một số bệnh nhân bị rung tâm thất dẫn đến ngất xỉu đột ngột;
- Người bệnh phải trải qua cơn khó thở cấp tính;
- Trống ngực đập dồn dập, nhịp tim nhanh;
- Cảm giác buồn nôn hoặc nôn;
- Bệnh nhân có thể ngưng tim đột ngột khi bị rung thất.
Các triệu chứng của bệnh rung tâm thất thường diễn ra khá nhanh khiến người bệnh dễ bị ngất xỉu hoặc rơi vào trạng thái mất ý thức. Đây là bệnh có diễn tiến nhanh và nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cao và dễ gây tử vong. Việc đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời khi có những triệu chứng nhẹ đầu tiên rất quan trọng, góp phần giảm nguy cơ biến chứng và tử vong.
Tình trạng rung thất diễn ra như thế nào?
Nguyên nhân gây ra tình trạng rung thất có thể không rõ ràng. Để biết tình trạng rung tâm thất diễn ra thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cấu tạo của trái tim. Ở người khỏe mạnh bình thường, tim có 4 ngăn gồm có 2 ngăn trên là tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái, 2 ngăn dưới là tâm thất phải và tâm thất trái.
Trong tâm nhĩ phải có một nhóm các tế bào tạo thành nút xoang. Nút xoang có vai trò như một máy điều hòa nhịp tim, giúp tạo tín hiệu điện bắt đầu mỗi nhịp tim. Sau khi nút xoang tạo ra tín hiệu điện, nó sẽ được truyền qua tâm nhĩ làm cơ tim co bóp và bơm máu vào tâm thất.
Tiếp theo, các tín hiệu điện này sẽ được truyền đến nút AV – một cụm tế bào khác. Lúc này, các tín hiệu điện sẽ chậm lại để tâm thất được bơm đầy máu. Đến khi tín hiệu truyền xuống tâm thất, các ngăn dưới của trái tim sẽ co lại và tống máu đến phổi hoặc các cơ quan còn lại của cơ thể.
Với một trái tim khỏe, tín hiệu điện sẽ phát ra một cách suôn sẻ. Khi chúng ta trong trạng thái nghỉ ngơi, nhịp tim sẽ dao động trong khoảng 60 – 100 nhịp/phút. Nhưng nếu bị rung thất, các tín hiệu điện sẽ dẫn truyền nhanh và không đều khiến các ngăn dưới của tim bị rung lên và không được bơm đầy máu như bình thường. Và những triệu chứng của rung thất xuất hiện.
Tìm hiểu thêm: Phù phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Rung tâm thất được gây ra do nguyên nhân nào?
Có những trường hợp không xác định được nguyên nhân gây rung tâm thất. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do nhịp tim nhanh thất. Rung thất xảy ra thường xuyên nhất ở bệnh nhân đang hoặc vừa trải qua cơn đau tim. Một số nguyên nhân khác được cho là làm tăng nguy cơ rung thất như:
- Người đang bị mắc bệnh liên quan đến cơ tim.
- Người đã từng trải qua cơn đau tim trước đó.
- Người bị mất cân bằng điện giải trong máu.
- Người có mức huyết áp quá thấp.
- Bệnh nhân gặp vấn đề về động mạch chủ hoặc bị nhiễm trùng huyết mức độ nặng.
- Người mắc các bệnh di truyền như tim bẩm sinh.
- Người bị chấn thương tim hoặc tai nạn do điện giật.
- Người gặp tác dụng phụ của thuốc điều trị.
Điều trị, phòng ngừa rung thất như thế nào?
Rung tâm thất diễn ra nhanh nên việc điều trị kịp thời vô cùng quan trọng. Bệnh nhân sau khi được đưa đến cơ sở y tế sẽ được cấp cứu theo quy trình:
- Giúp máu được lưu thông tốt bằng hồi sức tim phổi.
- Điều chỉnh lại nhịp tim bằng cách khử rung tim.
- Dùng thuốc để giúp bệnh nhân điều chỉnh nhịp tim ổn định lại.
>>>>>Xem thêm: Đậu ngự là gì? Tác dụng của đậu ngự với sức khỏe
Thật đáng tiếc là chúng ta không có cách nào để ngăn chặn hoàn toàn rung thất. Tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế nguy cơ rung thất bằng các cách như:
- Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nên dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- Luôn chuẩn bị dự phòng các thiết bị điều chỉnh nhịp tim bất thường.
- Nếu có các tín hiệu điện tim bất thường, người bệnh nên thực hiện điều trị hay phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.
Bất cứ ai trong chúng ta khi gặp tình trạng tim đập nhanh, đánh trống ngực chưa xác định được nguyên nhân đều nên đi khám chuyên khoa để phát hiện sớm các bất thường nếu có. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo rung thất. Rung tâm thất là tình trạng có mức độ nguy hiểm cao, diễn tiến nhanh, nguy cơ biến chứng cao và có thể cướp đi sinh mạng người bệnh. Trong trường hợp thấy người bệnh ngất xỉu đột ngột, quỵ ngã kèm triệu chứng không thấy mạch, ngừng tim, người nhà cần đưa họ đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể