Tìm hiểu về phân độ Killip trong nhồi máu cơ tim cấp

Phân độ Killip có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá tiên lượng cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Việc này cần thiết với cả các bác sĩ điều trị, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Trong bài viết này, Kenshin sẽ cùng bạn tìm hiểu về phân độ Killip trong nhồi máu cơ tim.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về phân độ Killip trong nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim được xếp vào nhóm cấp cứu tim mạch nguy hiểm. Nếu được cấp cứu chậm trễ, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao. Ngay cả khi đã được cứu sống, người bệnh cũng phải đối mặt với biến chứng khó phục hồi. Để đánh giá nguy cơ tử vong của người bệnh, bác sĩ dùng đến một công cụ hỗ trợ có tên là phân độ Killip.

Nhồi máu cơ tim cấp và phân độ Killip

Trước khi tìm hiểu phân độ Killip là gì, chúng ta cần hiểu rõ hơn về bệnh nhồi máu cơ tim cấp.

Nhồi máu cơ tim cấp là gì?

Nhồi máu cơ tim cấp xảy ra khi một hay nhiều nhánh động mạch vành có hiện tượng tắc nghẽn khiến cơ tim bị thiếu máu đột ngột và gây hoại tử cơ tim bị thiếu máu. Nếu không cấp cứu kịp thời để khôi phục lượng máu lưu thông nhanh chóng, người bệnh có thể bị tổn thương tim vĩnh viễn, gặp biến chứng nặng nề và có thể dẫn đến tử vong.

Nhồi máu cơ tim gây ra bởi nguyên nhân chính là xơ vữa động mạch. Đó là tình trạng các mảng xơ vữa hình thành và tích tụ dần theo thời gian, bám vào thành mạch máu. Mảng xơ vữa này thường gồm mảnh vỡ tế bào, canxi, cholesterol. Chúng bắt đầu hình thành từ khoảng năm chúng ta 30 tuổi và kéo dài trong vài năm cho đến vài chục năm.

Tìm hiểu về phân độ Killip trong nhồi máu cơ tim cấp 1

Tỷ lệ tử vong của nhồi máu cơ tim cấp khá cao

Nhồi máu cơ tim nằm trong nhóm các tai biến cấp tính có độ nguy hiểm cao. Theo các thống kê, nam giới sau khi mắc nhồi máu cơ tim có khoảng 80% người bệnh sống qua một năm, 61,6% sống qua 5 năm và 46,2% bệnh nhân sống qua 10 năm. Tỷ lệ tử vong sớm ở bệnh nhân nữ có thể cao hơn bệnh nhân nam đến 45%.

Phân độ Killip là gì?

Tùy từng trường hợp cụ thể, tiên lượng cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sẽ khác nhau. Việc đánh giá tiên lượng của bệnh nhân vô cùng quan trọng và càng chính xác càng tốt. Để hỗ trợ việc đánh giá chính xác nhất, bảng phân độ Killip sẽ được các bác sĩ sử dụng. Đây là một bảng phân loại được lập ra bởi Killip và Kimball để dự đoán nguy cơ tử vong của người bệnh căn cứ vào các đặc điểm lâm sàng của họ. Theo bảng phân loại này, tiên lượng nhồi máu cơ tim cấp sau lần khám đầu tiên được phân thành 4 tầng như sau:

Độ Killip I: Bệnh nhân hoàn toàn không có tình trạng ứ huyết phổi, không có biểu hiện suy tim trái. Nguy cơ tử vong trong 30 ngày dưới 5%.

Độ Killip II: Bệnh nhân có ran ẩm ít hơn 1/2 phổi, có thể có tiếng T3 ngựa phi, tĩnh mạch cổ nổi. Nguy cơ tử vong trong 30 ngày là 13,6%.

Độ Killip III: Bệnh nhân bị biến chứng sa van 2 lá hoặc suy thất trái nghiêm trọng gây phù phổi cấp. Nguy cơ tử vong trong 30 ngày là 32,2%.

Độ Killip IV: Người bệnh có biểu hiện hạ huyết áp, tim đập nhanh, trụy mạch, sốc tim, thiểu niệu, oxy máu giảm do nhồi máu cơ tim bên thất phải. Nguy cơ tử vong trong 30 ngày là 57,8%.

Phân độ Killip có ý nghĩa gì?

Theo bảng trên, ta có thể thấy phân độ Killip càng cao, tỷ lệ tử vong của người bệnh sẽ càng tăng lên. Dựa trên phân độ này, các bác sĩ sẽ có cơ sở để tiên lượng khả năng sống sót của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Qua đó, các bác sĩ có thể lựa chọn hướng điều trị phù hợp nhất, xử trí biến chứng nguy hiểm sau nhồi máu cơ tim và dễ dàng giải thích chi tiết cho người nhà bệnh nhân về tiên lượng của bệnh nhân..

Tìm hiểu về phân độ Killip trong nhồi máu cơ tim cấp 2

Phân độ Killip có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá nguy cơ tử vong ở người bệnh

Trong thực tế, những người bệnh có tiên lượng xấu sẽ xuất hiện kèm theo các triệu chứng như: Hạ huyết áp, sốt, sốc do tim, rối loạn nhịp tim, phù phổi cấp, suy tim,… Trong đó, triệu chứng phổ biến nhất là tình trạng rung thất trong 2 giờ đầu tiên.

Ngoài phân độ Killip, bác sĩ cũng sẽ căn cứ vào một số yếu tố lâm sàng như: Độ tuổi của người bệnh, vị trí vùng bị nhồi máu, nhịp tim nhanh hơn 100 chu kỳ/phút, huyết áp tâm thu dưới 90mmHg,… để đánh giá tiên lượng bệnh. Độ rộng vùng hoại tử cơ tim do thiếu máu nuôi càng lớn thì tiên lượng bệnh nhân càng xấu. Ngoài ra, tình trạng bệnh cũng thường trầm trọng hơn nếu nhồi máu cơ tim xảy ra ở vị trí mặt trước tim, bệnh nhân có sốt và huyết áp hạ > 30mmHg.

Xác định loại và mức độ nguy hiểm nhồi máu cơ tim

Ngoài các dấu hiệu lâm sàng trên đây, bác sĩ cũng sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để có thể xác định loại và mức độ nguy hiểm của bệnh. Cụ thể là:

Điện tâm đồ

Điện tâm đồ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp và giúp xác định vùng bị nhồi máu. Điện tâm đồ cần làm ngay khi nghi ngờ bệnh và cần thực hiện lại nhiều lần trong toàn bộ quá trình điều trị bệnh để theo dõi sự tiến triển của bệnh nhân. Hình ảnh biểu hiện của các yếu tố như sóng Q, đoạn ST, block nhánh trái mới trên kết quả điện tâm đồ và nguy cơ tử vong cũng sẽ khác nhau tùy từng vị trí nhồi máu cơ tim.

Tìm hiểu thêm: Một số cách giảm đau sau khi nhổ răng đơn giản tại nhà

Tìm hiểu về phân độ Killip trong nhồi máu cơ tim cấp 3
Điện tâm đồ cần thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình điều trị nhồi máu cơ tim

Xét nghiệm máu để đánh giá các men sinh học

Ngoài phân độ Killip, các men sinh học như men Troponin và men CK cũng hỗ trợ tiên lượng bệnh nhồi máu cơ tim. Ngay từ những giờ đầu sau nhồi máu cơ tim, men Troponin đã bắt đầu tăng. Sau khoảng 24 – 48 giờ, nồng độ các men này đạt đỉnh. Thời gian các men này tăng có thể kéo dài từ 5 đến 14 ngày. Men CK gồm có CK-MB đại diện cho cơ tim, CK-MM đại diện cho cơ vân, CK-BB đại diện cho não.

Men CK-MB bắt đầu tăng sau nhồi máu khoảng 3 – 12 giờ, đạt đỉnh sau khoảng 24 giờ và về mức bình thường sau 48 – 72 giờ. Tuy nhiên, men này cũng có thể tăng khi viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, chấn thương sọ não, suy thận mạn, sốc điện,… nên cần thực hiện thêm các chẩn đoán phân biệt.

Ngoài 2 men trên, các men như Transaminase SGOT, Lactate DeHydrogenase (LDH), SGPT cũng có thể được sử dụng làm căn cứ chẩn đoán nhồi máu cơ tim.

Siêu âm tim

Siêu âm tim đặc biệt hiệu quả trong trường hợp nhồi máu cơ tim có block nhánh hay nhồi máu cơ tim không Q. Trên siêu âm, các hình ảnh rối loạn vận động vùng sẽ cho biết vị trí nhồi máu. Siêu âm cũng giúp đánh giá các biến chứng như: Tràn dịch màng tim, buồng tim có huyết khối, đứt dây chằng làm hở van tim, thông liên thất do thủng vách tim.

Tìm hiểu về phân độ Killip trong nhồi máu cơ tim cấp 4

>>>>>Xem thêm: Các tư thế nằm để sản dịch ra nhanh và những lưu ý cần biết cho sản phụ

Siêu âm tim là một thăm khám đầu tay của các bệnh tim mạch

Ngoài các xét nghiệm trên, chụp X-quang lồng ngực cũng giúp đánh giá kích thước và trạng thái của tim phổi và hỗ trợ tìm nguyên nhân đau ngực. Chụp mạch vành qua một ống thông được đưa từ mạch vành ở tay và dẫn tới tim. Khi bơm thuốc cản quang vào ống thông, hình ảnh cấu trúc mạnh sẽ được hiển thị rõ.

Qua những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về phân độ Killip và ý nghĩa của nó trong đánh giá nguy cơ của người bị nhồi máu cơ tim cấp. Bài viết cũng cung cấp thêm thông tin về các xét nghiệm cận lâm sàng khác hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá tình trạng bệnh. Mong rằng bạn đã có thêm những hiểu biết nhất định về căn bệnh nguy hiểm này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *