Tinh dầu tía tô: Lợi ích sức khỏe và cách sử dụng hiệu quả

Tinh dầu tía tô – giải pháp mới trong hỗ trợ điều trị trầm cảm, ngăn ngừa ung thư, chống nhiễm khuẩn, chống oxy hóa,… Cùng tìm hiểu ngay những công dụng tuyệt vời của loại tinh dầu này trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Tinh dầu tía tô: Lợi ích sức khỏe và cách sử dụng hiệu quả

Chúng ta đều biết tía tô là một loài cây phổ biến và có nhiều lơi ích đối với sức khỏe, nhưng tinh dầu tía tô có lẽ là khái niệm còn khá mới mẻ đối với nhiều người? Tinh dầu tía tô có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Kenshin để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Thành phần chính có trong tinh dầu tía tô

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens, thuộc họ hoa môi (lamiaceae). Đây là một loài cây có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng để ăn sống, nấu nước tắm, giải cảm. Để điều chế tinh dầu tía tô, người ta lấy lá và hạt của nó đem đi chưng cất hơi nước. Tinh dầu tía tô có màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu.

lợi ích sức khỏe cảu tinh dầu tía tô 1

Tinh dầu tía tô được điều chế bằng cách chưng cất hơi nước từ hạt và lá của nó

Thành phần chính có trong tinh dầu tía tô là perilla aldehyde, limonene, α-pinene, dihydrocumin và một số thành phần khác như các flavonoid (apigenin, luteolin), các acid hữu cơ (acid rosmarinic, acid caffeic),… Tuy nhiên, thành phần và hàm lượng các chất hoạt tính có trong tinh dầu tía tô sẽ thay đổi theo từng vùng địa lý và thời điểm thu hái, điều kiện chăm sóc,…

Tác dụng của tinh dầu tía tô đối với sức khỏe

Tinh dầu tía tô có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống oxy hóa, chống viêm, giải cảm,…

Chống oxy hóa

Perillaldehyde monoterpene trong tinh dầu tía tô có tác dụng chống oxy hóa mạnh, đặc biệt là ngăn chặn các gốc tự do như DPPH, ABTS,…

Kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, chống nấm

Tinh dầu tía tô có tác dụng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng với một số loại vi khuẩn như phế cầu (Streptococcus Pneumoniae), liên cầu, tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Escherichia coli,…

Không chỉ thế, tinh dầu tía tô còn có khả năng chống lại một số loại nấm gây bệnh ở người như Candida albicans, M. mucedo, Trichophyton mentagrophytes Aspergillus flavus, Rhizopus oryzae, Aspergillus oryzae, Aspergillus niger, Alternaria alternata và P. chrysogenum,…

lợi ích sức khỏe của tinh dầu tía tô 2

Tinh dầu tía tô có tác dụng chống lại một số loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh ở người

Ngăn ngừa ung thư

Tinh dầu tía tô chứa một lượng lớn luteolin. Theo các nhà khoa học, thành phần này có bản chất tương tự như một chất chống oxy hóa nhóm flavonoid. Ngoài ra, trong tía tô cũng chứa nhiều triterpenoid. Những chất này đã được chứng minh là có khả năng chống lại các tế bào ung thư. Do đó, sử dụng tinh dầu tía tô thường xuyên được xem là một trong những biện pháp phòng ngừa ung thư.

Hỗ trợ điều trị trầm cảm

Trầm cảm là vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Đây là một trong những chứng rối loạn tâm thần phổ biến trên toàn thế giới. Nó tác động tiêu cực đến tinh thần, thể chất, niềm vui của bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân còn có xu hướng tự tử, tự làm tổn thương bản thân khi mắc phải trầm cảm.

Một vài nghiên cứu gần đây đã cho thấy hoạt chất perillaldehyde trong tinh dầu tía tô có khả năng chống trầm cảm trên chuột. Do đó, tinh dầu tía tô là một phương pháp hỗ trợ điều trị trầm cảm đầy hứa hẹn trong tương lai.

Tìm hiểu thêm: Rau tần có tác dụng gì? Mách bạn cách sử dụng rau tần đúng cách

lợi ích sức khỏe của tinh dầu tía tô 3
Hoạt chất perillaldehyde trong tinh dầu tía tô có tiềm năng hỗ trợ điều trị trầm cảm

Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Hương thơm dễ chịu của tinh dầu tía tô giúp cơ thể giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp người dùng dễ dàng đi vào giấc ngủ. Acid rosmarinic và luteolin trong tinh dầu tía tô giúp giảm lo lắng, căng thẳng bằng cách kiểm soát dẫn truyền thần kinh trong não, từ đó giúp điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc.

Điều trị các vấn đề về hô hấp

Một số chất có tác dụng chống viêm chống viêm như acid rosmarinic và acid caffeic giúp giảm viêm ở đường hô hấp. Từ đó giúp cải thiện triệu chứng của cảm cúm, giảm các triệu chứng như ho, khó thở,…

Hỗ trợ giảm đau

Một số nghiên cứu có thấy axit rosmarinic và luteolin giúp giảm sưng đau do thoái hóa khớp, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp. Việc sử dụng tinh dầu tía tô thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân giảm các vấn đề về đau nhức xương khớp.

Hỗ trợ tăng cường miễn dịch

Axit rosmarinic và các flavonoid còn có tác dụng tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch. Từ đó, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Các cách sử dụng tinh dầu tía tô

Sử dụng tinh dầu tía tô đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng. Dưới đây là một số cách sử dụng dùng trong một số trường hợp cụ thể mà bạn có thể tham khảo:

Xông tinh dầu

Bạn có thể cho tinh dầu vào máy xông tinh dầu. Tinh dầu sẽ theo hơi nước từ máy khuếch tán vào không khí. Trong trường hợp không có máy xông tinh dầu, bạn có thể cho vài giọt tinh dầu vào bát nước ấm khoảng 70 – 80oC. Nếu bạn cần xông đường hô hấp, có thể dùng khăn trùm kín để xông để hơi tinh dầu theo đó vào mũi.

lợi ích sức khỏe của tinh dầu tía tô 4

Sử dụng máy xông tinh dầu để khuếch tán tinh dầu vào trong không khí

Massage

Lấy vài giọt tinh dầu massage lên vùng khớp đau nhức. Cách này sẽ giúp bạn giảm các cơn đau nhức xương khớp hiệu quả nếu áp dụng thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng có thể phối hợp tinh dầu tía tô với một số loại tinh dầu khác như tinh dầu bạc hà,… để tăng tác dụng.

Pha vào nước để tắm

Bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu tía tô vào nước ấm để tắm. Phương pháp này sẽ giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu tía tô

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu tía tô để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn:

  • Không nên sử dụng tinh dầu tía tô thay cho các loại thuốc điều trị thông thường.
  • Những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt là dị ứng với các cây họ hoa môi (Lamiaceae) như bạc hà, húng quế,… nên tránh dùng tía tô.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ nhỏ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Dừng sử dụng ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
  • Bảo quản tinh dầu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Không sử dụng khi tinh dầu tía tô đã biến màu, có mùi lạ.
  • Không nên để tinh dầu rơi vào mắt hoặc các vùng nhạy cảm. Nếu bị rơi vào mắt hãy rửa ngay với nước sạch.

lợi ích sức khỏe của tinh dầu tía tô 5

>>>>>Xem thêm: Trẻ 3 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Rửa ngay với nước sạch nếu bị tinh dầu rơi vào mắt

Tóm lại, nếu sử dụng đúng cách, tinh dầu tía tô sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên ngừng sử dụng nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường và đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên sẽ có ích với bạn. Đừng quên nhấn theo dõi Kenshin để được cập nhật sớm nhất những thông tin sức khỏe bổ ích nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *