Tóc dầu: Nguyên nhân khiến tóc luôn ướt và bóng nhẫy?

Vào mùa hè nắng gắt, bạn cảm thấy khó chịu vì mái tóc bết dính hay dù đang ở thời tiết lạnh, tóc bạn vẫn đổ dầu? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng da đầu bạn cũng như cách khắc phục vấn đề khó chịu trên.

Bạn đang đọc: Tóc dầu: Nguyên nhân khiến tóc luôn ướt và bóng nhẫy?

Tóc dầu là tóc nhờn hoặc bết dính. Điều này xảy ra khi các tuyến bã nhờn (dầu) trên da đầu tiết ra và nguyên nhân phổ biến thường là do không gội đầu thường xuyên và sự dao động về nội tiết tố. Cùng tìm hiểu cách kiểm soát tóc dầu trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân dẫn đến tóc bết dính

Mặc dù các nguyên nhân phổ biến gây ra tóc dầu thường là do thói quen gội đầu, nhưng một số vấn đề y tế cũng có thể dẫn đến tình trạng nêu trên.

Thay đổi nội tiết tố

Trong chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi về estrogen và progesterone có thể dẫn đến các biến đổi trên da. Sự gia tăng tiết dầu trên da là lý do mà mọi người thường nhận thấy mụn do nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt. Điều này tương đối đúng với một số người có tóc bóng dầu. Nếu bạn để ý thấy điều đó xảy ra theo chu kỳ thì có khả năng cao nội tiết tố chính là nguyên nhân.

Tương tự, testosterone cũng làm tăng sản xuất tuyến bã nhờn. Những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), với sự tăng cao của testosterone, có thể xảy ra các triệu chứng như da dầu.

Tình trạng da

Một số tình trạng da ảnh hưởng đến da đầu có thể dẫn đến tóc nhờn. Viêm da tiết bã (một tình trạng có vảy trên da đầu và mặt) ảnh hưởng đến các tuyến sản xuất dầu. Ngoài tình trạng mẩn đỏ, bong tróc và đóng vảy, bạn cũng có thể nhận thấy tóc mình trở nên nhờn hơn.

Tóc dầu: Nguyên nhân khiến tóc luôn ướt và bóng nhẫy? 1

Mái tóc đổ dầu có thể khiến bạn khó chịu và tự ti

Nhiễm nấm da đầu

Nhiễm nấm da đầu (Candida) có thể bao gồm các triệu chứng của da ẩm và các vùng da nhờn. Điều này làm cho các triệu chứng bết dính lan rộng đến tóc.

Bệnh Parkinson

Một trong những tình trạng phổ biến liên quan đến bệnh Parkinson là viêm da tiết bã. Nếu mắc bệnh Parkinson, bạn có thể dễ bị mắc tình trạng da đầu và tóc bết dính hơn. Ngoài ra còn có triệu chứng khác là đổ nhiều mồ hôi. Nếu bạn đổ mồ hôi trên đầu, bạn cũng có thể nhận thấy tóc trở nên bết dính.

Dầu gội và dầu xả ảnh hưởng như thế nào?

Dầu gội và dầu xả nhiều nguyên liệu hoặc dưỡng ẩm có thể làm tăng tình trạng dầu trên tóc vì chúng có thể làm tóc bạn nặng hơn. Để tránh tình trạng tóc dầu, hãy thoa dầu gội lên da đầu để loại bỏ dầu. Với dầu xả, hãy làm ngược lại – thoa từ phần giữa đến đuôi tóc và nên tránh phần da đầu.

Các chuyên gia cũng khuyến khích chọn loại loại dầu gội và dầu xả phù hợp với loại tóc của bạn. Nếu bạn nhuộm tóc, hãy chọn một loại dầu gội dành cho tóc nhuộm; nếu bạn bị gàu, hãy sử dụng dầu gội trị gàu.

Phương pháp điều trị tự nhiên cho tóc dầu

Ngoài việc gội và xả đúng cách, còn có một số điều bạn có thể làm để giảm tình trạng tóc dầu:

  • Dùng dầu gội khô giữa các lần gội đầu chính.
  • Chải tóc thường xuyên để dầu phân bổ đều trên tóc.
  • Sử dụng dầu gội làm sạch thường xuyên (có thể hàng tuần) để loại bỏ cặn sản phẩm.
  • Sử dụng tẩy tế bào chết cho da đầu để làm sạch da đầu (hàng tuần).

Bên cạnh đó khi sử dụng các sản phẩm tạo kiểu có tác dụng giữ tóc vào nếp, bạn cần phải cẩn thận khi lựa chọn nếu tóc bạn nhiều dầu. Sản phẩm không phù hợp có thể làm tóc sinh ra bã nhờn ngay tức thì.

Tìm hiểu thêm: Gội đầu bằng lá bưởi có tác dụng gì? Gội sao cho đúng cách?

Tóc dầu: Nguyên nhân khiến tóc luôn ướt và bóng nhẫy? 2
Hạn chế sử dụng keo hoặc sáp vuốt tóc khi tóc bạn đổ dầu

Tránh dùng các loại pomade, sáp và gel nặng. Đồng thời tránh xa các loại dầu dưỡng tóc. Thay vào đó, hãy chọn loại keo xịt tóc và keo bọt tạo kiểu nhẹ hơn.

Nên gội đầu bao nhiêu lần một tuần?

Số lần gội đầu trong tuần phụ thuộc vào từng loại tóc. Tuy nhiên, tóc thẳng nên được gội thường xuyên nhất vì nó có xu hướng tiết bã nhờn hơn so với tóc xoăn và khô. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những tình nguyện viên tham gia nghiên cứu cảm thấy hài lòng nhất với tình trạng tóc và da đầu sau khi gội từ 5 – 6 lần mỗi tuần.

Điều trị y tế cho tóc dầu

Nếu một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào đó khiến tóc bạn nhờn thì việc điều trị tình trạng đó là cách tốt nhất để chống lại da dầu. Ví dụ, nếu bạn bị mất cân bằng nội tiết tố do chu kỳ kinh nguyệt hoặc PCOS, thì hãy thử dùng một số loại thuốc tránh thai vì chúng có thể kiểm soát dầu.

Dầu gội trị gàu có bán không kê đơn (OTC) hoặc kê đơn có thể giải quyết tình trạng da dầu nếu bạn mắc bệnh viêm da tiết bã. Còn nếu nhiễm nấm da đầu, thì thuốc kháng nấm để khử nhiễm cũng có thể giải quyết vấn đề về tóc nhờn.

Cách tạo kiểu cho tóc dầu

Lựa chọn kiểu tóc phù hợp có thể là mẹo vặt giúp tóc của bạn trông ít nhờn hơn. Búi tóc, tết tóc đuôi ngựa và thắt bím là những lựa chọn tốt nếu tóc dài vì chúng giữ tóc cố định và che đi phần chân tóc nhờn.

Đối với bất kỳ độ dài của tóc, che phủ da đầu cũng là một sự lựa chọn tốt khác. Hãy chọn khăn quàng cổ, băng đô, mũ và kẹp tóc. Rẽ tóc sang một bên thay vì rẽ ngôi giữa cũng có thể che đi phần chân tóc bết dính.

Tóc dầu: Nguyên nhân khiến tóc luôn ướt và bóng nhẫy? 3

>>>>>Xem thêm: Vì sao mẹ bầu lại chán ăn khi mang thai tháng thứ 4?

Búi tóc cao có thể là một mẹo tạo kiểu giúp bạn bớt tự ti với mái tóc dầu của mình hơn

Tóm lại, tóc dầu xảy ra do sự sản xuất dầu trên da đầu quá nhiều. Điều này thường xảy ra gội đầu không đủ. Nhưng nó cũng có thể xảy ra do sự mất cân bằng nội tiết tố và một số tình trạng da và sức khỏe. Việc sử dụng dầu gội, dầu xả và sản phẩm tạo kiểu phù hợp với loại tóc đủ để khắc phục vấn đề.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *