Chơi golf cũng có thể khiến cho bạn gặp chấn thương nếu tập sai cách. 9 loại chấn thương khi chơi golf mà ai cũng có thể mắc phải là gì?
Bạn đang đọc: Tổng hợp 9 loại chấn thương khi chơi golf thường gặp
Golf được xem là một bộ môn thời thượng và sang trọng. Nhiều người tham gia đánh golf để có thể nâng cao sức khỏe, giải trí và thư giãn tinh thần. Có nhiều ý kiến cho rằng golf rất nhẹ nhàng và cực kỳ an toàn khi chơi. Nhưng bạn có biết rằng việc chấn thương khi chơi golf luôn xảy ra với tỷ lệ rất cao? Và có rất nhiều loại chấn thương khác nhau khi bạn tham gia bộ môn này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau:
Contents
9 chấn thương khi chơi golf thường gặp
Nếu bạn tập golf bị đau ít hay nhiều thì đó có thể là dấu hiệu của việc chấn thương. Dưới đây là 9 loại chấn thương mà người chơi golf cần lưu ý:
Đau cổ tay
Chấn thương cổ tay là tình trạng hay gặp của những người chơi golf. Nhiều người xem nhẹ cảm giác đau cổ tay khi chơi nhưng thật ra nó nguy hiểm hơn bạn nghĩ. Chấn thương cổ tay đến từ các nguyên nhân như: Tư thế chơi chưa đúng, không khởi động cổ tay trước khi chơi, uốn cong cổ tay quá mức hay chơi quá sức,… Các chấn thương cổ tay phổ biến nhất mà người chơi golf thường gặp là sưng gân, viêm dây chằng. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng tham gia thể thao của bạn.
Viêm gân ở khuỷu tay
Viêm gân ở khuỷu tay là chấn thương khi chơi golf rất phổ biến. Đây là tình trạng viêm điểm bám gân khuỷu tay, gây sưng đau, giãn hoặc đứt nhóm gân cơ duỗi tại khu vực nằm giữa cánh tay và cẳng tay. Người chơi golf thường xuyên phải thực hiện các thao tác tay lặp đi lặp lại gây áp lực lên gân và dẫn đến chấn thương. Nguy cơ bị đau khuỷu tay càng tăng khi bạn thực hiện cú swing. Bên cạnh đó, việc tập luyện sai cách, sai tư thế cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng chấn thương này.
Viêm gân ở khuỷu tay là tình trạng thường gặp khi tập golf
Chấn thương bàn tay và ngón tay
Bàn tay là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với gậy golf nên cũng có khả năng bị chấn thương. Ngón tay, bàn tay có thể bị thương nếu bạn cầm gậy không đúng cách hoặc đánh sai kỹ thuật. Trong quá trình chơi golf, các chuyển động với tốc độ nhanh và liên tiếp sẽ gây ra tổn thương ở bàn tay và ngón tay. Chấn thương có thể xảy ra bao gồm chứng viêm gân, gãy hoặc dị dạng xương ngón tay.
Chấn thương vai
Bên cạnh khuỷu tay hay cổ tay thì khớp vai cũng là nơi dễ bị chấn thương khi chơi golf. Tương tự như các dạng chấn thương khác, động tác lặp đi lặp lại khi chơi golf sẽ gây ra chấn thương ở vai như viêm dây chằng, viêm túi thanh mạc, rách cơ vai. Người mới chơi golf càng có khả năng đau khớp vai khi chơi chưa đúng kỹ thuật ở cú swing, giơ tay cao quá đầu hay tập luyện quá sức.
Đau lưng
Chấn thương lưng khi chơi golf xảy ra ở những động tác vặn người đánh bóng. Lúc này bạn sẽ tác động áp lực lớn lên cột sống và cơ nên rất dễ bị đau lưng. Bên cạnh đó, tư thế cong người trong khi chơi golf một thời gian dài có thể gây co cứng cơ lưng và dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên chú ý tập đúng kỹ thuật và luyện thêm các bài tập giãn cơ để tăng độ dẻo dai của lưng.
Tìm hiểu thêm: Phân biệt sự khác nhau giữa hai loại thuốc Fucicort và Fucidin
Lưng là bộ phận dễ chấn thương khi chơi golfĐau đầu gối
Đầu gối là bộ phận phải chịu áp lực của cơ thể khi ban tham gia thể thao. Các thao tác khi thực hiện cú swing, backswing hay lấy đà phát banh cần có sự phối hợp nhịp nhàng của cơ thể. Những lúc này đầu gối phải chịu lực căng lớn để giữ thăng bằng cho trục xoay của hông.
Người chơi golf thuận tay phải thường sẽ xảy ra hiện tượng kéo căng các cơ bên trong đầu gối trái khi uốn người để đưa bóng đi. Tác động lực lớn một cách liên tục vào đầu gối trong thời gian dài sẽ có thể làm giãn, rách dây chằng và gây ra cơn đau dữ dội vùng khớp gối.
Chấn thương cổ
Tập golf bị đau cổ là tình trạng phổ biến đối với người mới tham gia bộ môn này. Do bạn chưa quen với các động tác xoay vặn người một cách đột ngột. Sau khi liên tục chơi golf trong vài giờ, người chơi sẽ cảm thấy cổ bị cứng và đau vì các cơ cổ đã bị co thắt ngắn lại. Lúc này bạn nên thực hiện các động tác giãn cơ và nghỉ ngơi để phục hồi.
Chấn thương hông
Cơ hông cũng có thể bị chấn thương khi chơi golf dù rất linh hoạt và có thể chịu đựng nhiều áp lực. Chấn thương xảy ra khi bạn thực hiện liên tiếp các chuyển động xoay vặn người, kéo, uốn cong và mở rộng. Điều này đòi hỏi cơ mông và cơ khép phải kết hợp xuyên suốt chặt chẽ.
>>>>>Xem thêm: Phù chân khi mang thai tháng cuối và những điều mà bạn cần biết
Các tư thế xoay, vặn người sai cách có thể gây ra chấn thươngChấn thương bàn chân và mắt cá
Người chơi golf có thể bị chấn thương ở bàn chân khi mất thăng bằng, vấp ngã, thực hiện cú swing sai kỹ thuật, mang giày quá chật hay đánh bóng trên bề mặt không bằng phẳng. Các chấn thương bàn chân và mắt cá thường gặp gồm có bong gân mắt cá chân, phồng rộp chân, viêm gân mắt cá hoặc xương bàn chân.
Cách phòng ngừa chấn thương khi chơi golf
Để quá trình chơi golf diễn ra suôn sẻ và hạn chế chấn thương, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Khởi động thật kỹ trước khi chơi golf: Không nên bỏ qua bước quan trọng này. Hãy cố gắng khởi động ít nhất 10 phút để làm nóng cơ thể và điều này sẽ giúp bạn hạn chế chấn thương khi chơi golf.
- Điều chỉnh cú đánh đúng kỹ thuật: Tham gia các khóa học hoặc nhờ người có kinh nghiệm hướng dẫn để đảm bảo các cú đánh của bạn chính xác và đúng tư thế.
- Tránh quá đà: Hãy bắt đầu từ những động tác đơn giản và chậm rãi cảm nhận, luyện tập một cách nhẹ nhàng và hợp lý. Bạn không nên cố vận động quá sức và thực hiện các cú đánh khó vì sẽ rất dễ gặp chấn thương.
- Sử dụng gậy phù hợp: Nên lựa chọn gậy chơi golf sao cho phù hợp với kích thước và sức mạnh của bản thân.
- Mang giày vừa vặn: Hãy lựa chọn một đôi giày phù hợp để giúp bạn thoải mái và tránh chấn thương khi đánh golf.
Những chấn thương sẽ cản trở niềm vui khi chơi thể thao của bạn. Vì vậy hãy trau dồi những kiến thức và kỹ năng tốt nhất cho bản thân để phòng tránh chấn thương khi chơi golf bạn nhé. Hãy theo dõi Kenshin để biết thêm những thông tin chất lượng về sức khỏe.
Tuyết Nhi
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể