Nhiều người nghĩ rằng mẹ bầu thường hay thèm ăn và ăn rất nhiều. Nhưng trái lại, rất nhiều mẹ bầu lại rơi vào tình trạng chán ăn khi mang thai, luôn có cảm giác không ngon miệng kể cả những món yêu thích trước đây.
Bạn đang đọc: Tổng hợp các mẹo “trị” chán ăn khi mang thai
Vì sao lại xảy ra tình trạng mẹ bầu chán ăn khi mang thai và điều đó có nguy hiểm không? Làm thế nào để khắc phục được tình trạng này? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nhé.
Contents
Chán ăn khi mang thai, do đâu?
Sự thay đổi hormone ở bà bầu gây nên tình trạng chán ăn khi mang thai
Dù là chứng chán ăn khi mang thai hay chứng thèm ăn đều là những kết quả do việc thay đổi hormone khi mang thai. Lượng Hormone hCG sẽ tăng lên gấp đôi sau vài ngày, kéo dài trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Khoảng tuần thứ 11 của thai kỳ, lượng hCG sẽ đạt đỉnh và bắt đầu giảm xuống. Sự tăng lượng hCG trong 3 tháng đầu là nguyên nhân của các triệu chứng buồn nôn, chán ăn hay thèm ăn. Nhưng hormone sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống của mẹ bầu trong suốt cả quá trình mang thai, ở người này là thèm ăn nhưng người khác lại chán ăn.
Tình trạng ốm nghén có thể liên quan đến chứng chán ăn. Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Appetite cho biết chán ăn và buồn nôn sẽ thường bắt đầu cùng một thời điểm trong thai kỳ ở đa số các phụ nữ. Nguyên nhân cũng có thể là do hormone hoặc do bạn bị ốm nghén và cảm giác sợ, ngại với các loại thức ăn.
Khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, bạn sẽ bị chán ăn nhiều nhất. Nhưng sau đó bạn vẫn có thể bị chán ăn trở lại. Thậm chí, khi bạn đã lấy lại được khẩu vị thì chứng chán ăn vẫn có thể sẽ xuất hiện trở lại vào bất cứ ngày nào trong thai kỳ.
Chán ăn ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé?
Có thể nói tình trạng chán ăn khi mang thai là bình thường và cơ thể mẹ vẫn có những chất dinh dưỡng dự trữ để nuôi thai nhi nhưng nếu tình trạng này kéo dài và trở nặng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và bé.
Ảnh hưởng đến mẹ
Cơ thể sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, sợ đồ ăn, buồn nôn.
Do không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nên cơ thể sẽ thiếu chất và sức khỏe suy yếu.
Thai nghén nặng khiến mẹ không tiêu hóa được thức ăn, chóng mặt, hoa mắt, mất chất điện giải và muối.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Nếu tình trạng thai nghén kéo dài sẽ không có đầy đủ dinh dưỡng để nuôi thai nhi khiến trẻ bị suy dinh dưỡng do thiếu chất và phát triển không toàn diện.
Nguy cơ dọa sảy thai cao.
Nếu tình trạng chán ăn kéo dài sẽ khiến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai suy giảm đáng kể, trường hợp xấu nhất là thai nhi tử vong và nguy hiểm cho cả mẹ.
Làm gì để vượt qua chứng chán ăn khi mang thai
Tránh thực phẩm gây chán ăn trong thai kỳ
Tìm hiểu thêm: Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm: Cha mẹ không thể bỏ qua!
Bà bầu bị chán ăn nên tránh thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, ớtTrong khi mang thai, bạn có thể sẽ gặp phải chứng chán ăn hoặc ngược lại là thèm ăn với bất cứ loại thức ăn nào. Thậm chí, bạn có thể sẽ chán ăn một loại thực phẩm vào giai đoạn đầu thai kỳ, nhưng lại rất thèm ăn loại thực phẩm đó vào giai đoạn sau.
Những loại thức ăn thường gây chán ăn thường có mùi mạnh, ví dụ như hành, tỏi, thịt, trứng, sữa, đồ ăn cay, gia vị, trà, cà phê. Tuy nhiên, sẽ có một số mẹ bầu lại thèm ăn những thực phẩm trên.
Những loại thực phẩm mà mẹ bầu chán hoặc thèm trong khi mang thai sẽ không ảnh hưởng gì đến chế độ ăn trong thai kỳ. Vì có sự thay đổi hormone rất lớn trong thai kỳ nên việc bạn chán loại đồ ăn bạn đã từng rất thích hay thèm những loại đồ ăn bạn rất ghét trước đây là điều hết sức bình thường.
Cách khắc phục tình trạng ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng rất phổ biến khi mang thai, dẫn đến buồn nôn hoặc nôn và gây chán ăn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tình trạng ốm nghén cũng có thể sẽ nghiêm trọng hơn nếu mẹ tiếp xúc với một số loại thực phẩm lạ hoặc mùi lạ.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm dùng nhiều gia vị, đặc biệt là gia vị cay. Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ. Ăn bánh quy giòn nguyên chất để dạ dày không bị đói, nếu ăn bánh quy giòn vào buổi sáng cũng có thể làm giảm tình trạng buồn nôn. Uống trà gừng và thường xuyên bổ sung vitamin dành cho người mang thai là điều cần thiết.
Lưu ý gì trong chế độ ăn
Uống thật nhiều nước: Để giúp mẹ giảm cảm giác mệt mỏi và cải thiện tình trạng ốm nghén, mẹ nên bổ sung từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc thì mẹ có thể bổ sung thêm nước ép trái cây như cam, chanh…
Hạn chế các đồ ăn nặng mùi: Nếu mẹ cảm thấy khó chịu với mùi của loại thức ăn nào hay loại thực phẩm nào thì nên hạn chế. Một số đồ ăn dễ khiến mẹ cảm thấy chán ăn và buồn nôn cần tránh như cá, cà ri, quế, hồi…
Sử dụng những món ít gia vị: Các loại gia vị quá mặn, cay nóng dễ khiến mẹ bị đầy bụng ợ hơi, khó chịu và chán ăn do đó nên giảm cay, giảm mặn.
Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày: Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ khiến mẹ không có cảm giác ngấy khi ăn. Thay vì 3 bữa mỗi ngày thì mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần thành 6 bữa và luôn uống nhiều nước kèm theo.
Không bỏ bữa: Mẹ không nên bỏ bữa. Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến thói quen của thai nhi trong bụng do vậy hãy ăn đúng bữa và luôn giữ tâm thế vui vẻ khi ăn để con được khỏe mạnh.
Bổ sung đủ dưỡng chất
>>>>>Xem thêm: Mẹo sử dụng cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ hiệu quả
Bà bầu nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin trong bữa ăn hàng ngàyBổ sung thực phẩm chứa protein và tinh bột: Những đồ ăn chứa protein và tinh bột sẽ giúp mẹ no lâu, giữ đường huyết ở mức ổn định, không bị mệt mỏi đồng thời giải phóng calo cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
Bổ sung đầy đủ các loại vitamin: Ngoài thức ăn hàng ngày thì mẹ cũng nên chú ý đến việc bổ sung các loại rau xanh, củ quả, trái cây để cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng và ăn uống ngon miệng. Bên cạnh đó, để thai nhi được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng, mẹ cũng có thể sử dụng các viên uống đa vi chất như Axit folic, sắt, Vitamin C, D, E…
Nếu mẹ lại chán ăn những loại thực phẩm cơ bản và cần thiết cho thai kỳ, có thể bổ sung các chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩm đó từ những nguồn khác. Ví dụ, nếu bạn chán ăn thịt, bạn có thể ăn nhiều loại đồ ăn giàu protein khác như các loại đậu hoặc hạt.
Để bữa ăn không nhàm chán với các món ăn thường xuyên, bạn có thể thay đổi cách chế biến. Ví dụ, nếu không ăn được món salad vì cảm thấy buồn nôn, hãy thử thêm rau xanh vào món sinh tố trái cây, vừa được thức uống lạ miệng, thơm ngon nhưng vẫn có đủ lượng rau xanh mà cơ thể cần.
Cả thèm ăn và chán ăn khi mang thai đều rất phổ biến, do vậy, bạn không cần quá lo lắng khi chán ăn một vài loại thực phẩm nào đó hoặc chán ăn trong một số khoảng thời gian nhất định.
Nhưng nếu chứng chán ăn kéo dài liên tục và bạn không thể ăn được đa số các loại thực phẩm, nhất là các thực phẩm cơ bản trong chế độ dinh dưỡng, hãy trao đổi với bác sĩ để khắc phục tình trạng chán ăn, đảm bảo có đủ dinh dưỡng và các chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé và sức khỏe của mẹ.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể