Tổng quan về ngộ độc diazepam và cách sơ cứu

Là thuốc có tác dụng giúp giải lo âu, làm an thần, mềm cơ, chống co giật. Nhưng diazepam vẫn có thể gây ra ngộ độc nếu sử dụng không đúng cách. Vậy ngộ độc diazepam và cách sơ cứu như thế nào, bạn đã biết chưa?

Bạn đang đọc: Tổng quan về ngộ độc diazepam và cách sơ cứu

Ngộ độc diazepam có thể gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân, cùng tìm hiểu ngay và phòng tránh ngộ độc qua bài viết dưới đây nhé.

Diazepam là gì? Cơ chế của diazepam

Diazepam là thuốc thuộc nhóm benzodiazepin có tác dụng an thần làm giảm căng thẳng, lo âu, kích động và dễ gây buồn ngủ. Ngoài ra, diazepam còn là thuốc chống co giật, làm giãn cơ. Thuốc được dùng làm thuốc an thần, tiền mê, chống co giật (đặc biệt là trạng thái động kinh và co giật do sốt cao), chống co cứng cơ và giảm hội chứng nghiện rượu.

Cơ chế của diazepam gắn với các thụ thể benzodiazepin ở hệ thần kinh trung ương và các cơ quan ngoại vi đặc biệt. Thụ thể benzodiazepin trên hệ thần kinh trung ương có liên hệ chặt chẽ với thụ thể của acid gama aminobutyric (GABA) – một chất dẫn truyền thần kinh chủ yếu gây ức chế ở não. Sau khi gắn với thụ thể benzodiazepin thì diazepam sẽ làm tăng khả năng gắn GABA vào thụ thể gây tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương.

Việc dùng diazepam trong thời gian ngắn sẽ an toàn và hiệu quả. Nhưng nếu sử dụng nhóm thuốc này lâu dài có thể gây ra tình trạng nghiện thuốc và phản tác dung. Đặc biệt khi sử dụng thuốc quá liều hoặc kết hợp với bia rượu sẽ dẫn đến tử vong.

Tổng quan về ngộ độc diazepam 1 Diazepam là thuốc an thần có thể gây nghiện

Biểu hiện của ngộ độc diazepam

Ngộ độc diazepam xảy ra khi bệnh nhân dùng quá liều so với mức quy định của bác sĩ hoặc có thể bệnh nhân đã dị ứng với diazepam.

Tình trạng ngộ độc gây hôn mê không sâu nhưng nó làm yếu cơ dẫn đến suy hô hấp sớm. Ngoài ra còn các triệu chứng khác như sùi bọt mép, co giật thiếu oxy, viêm phổi, sặc phổi, hơi thở nông, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết.

  • Đối với mức độ nhẹ: Bệnh nhân sẽ bị rối loạn ý thức nhẹ, mơ màng, ngủ gà và nói líu lưỡi.
  • Đối với mức độ trung bình: Gây rối loạn ý thức trung bình, mất điều hòa cơ thể, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt.
  • Đối với mức độ nặng: Cơ thể suy nhược, hôn mê sâu, suy hô hấp, nhịp tim chậm.

Tìm hiểu thêm: Gợi ý ăn gì để không bị táo bón?

Tổng quan về ngộ độc diazepam 2 Ngộ độc diazepam thường gặp là do tự tử, hiếm hơn là lạm dụng

Điều trị ngộ độc diazepam

Nguyên tắc của việc điều trị ngộ độc

Những trường hợp cần theo dõi:

  • Bệnh nhân uống liều cao đối với điều trị thông thường.
  • Việc uống liều lượng không xác định gây lú lẫn, rối loạn tâm thần và không làm chủ được hành vi.
  • Các bệnh nhân có triệu chứng: Mất kiểm soát hô hấp (khó thở, thở nông và chậm), có biểu hiện rối loạn ý thức hoặc dấu hiệu muốn tự tử.

Phương pháp điều trị

Sơ cứu tại chỗ

  • Nếu phát hiện sớm khi bệnh nhân còn tỉnh: Thúc ép bệnh nhân nôn hoặc thực hiện kỹ thuật súc rửa dạ dày.
  • Nếu đã có dấu hiệu rối loạn ý thức: Nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tuy nhiên, trên đoạn đường cấp cứu cần đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn. Sử dụng thêm biện pháp hỗ trợ hô hấp (ống nội khí quản, bóp bóng qua mặt nạ, thổi ngạt nếu có dấu hiệu ngừng thở).

Điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu và chống độc

Bảo đảm hô hấp cho bệnh nhân:

  • Hút dịch ở hầu họng, đặt bệnh nhân ở tư thế nghiêng đầu an toàn.
  • Đối với bệnh nhân đã rối loạn ý thức cần đặt nội khí quản bảo vệ đường thở trước khi rửa dạ dày.
  • Nếu bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp, yếu cơ: Đặt nội khí quản cần thở máy, nếu phổi không tổn thương thở máy kiểm soát thể tích với thông số: Vt 10ml/kg cân nặng, tần số thở 14 đến 16 lần, Fi02 30 đến 50%. Thông số máy thở điều chỉnh theo tình trạng bệnh có kèm theo viên sặc phổi.

Hạn chế việc cơ thể hấp thu thêm diazepam:

  • Thúc đẩy bệnh nhân nôn nếu đến sớm, nên làm cho bệnh nhân luôn trong tình trạng tỉnh táo.
  • Nếu đã có triệu chứng rối loạn ý thức: Thực hiện rửa dạ dày sau khi đặt nội khí quản có bóng chèn, với lượng nước rửa tối đa từ 3 đến 5 lít.
  • Sử dụng than hoạt tính (thường được dùng trong phòng chống ngộ độc thực phẩm) 20 – 40g và uống kèm với thuốc tẩy.
  • Sử dụng thuốc tẩy tỉ lệ 1 : 1 với than hoặc có thể nhiều hơn.

Sử dụng thuốc giải độc đặc trị Flumazenil ống 0.5mg:

  • Đối với trẻ em: Sử dụng liều 0,01 mg/kg tiêm trong 15 giây, liều này có thể lặp lại sau 60 giây cho đến khi tổng số liều là 0,05 mg/kg. Có thể pha truyền flumazenil với dung dịch glucose 5%, natri clorid, ringer lactat 0,9%.
  • Đối với người trưởng thành: Liều khởi đầu là 0,2mg tiêm trong 15 giây, nếu không đáp ứng được trong 45 giây nên tiếp tục dùng liều 0,1mg cho đến khi đáp ứng hoặc tổng liều sử tiêm là 2mg.

Khi phát giác được bản thân đã dùng quá liều lượng diazepam hoặc uống nhầm với liều lượng cao, nên lập tức thông báo với người thân và có cách xử lý sớm nhất để tránh tình trạng rối loạn ý thức hoặc ngủ gà.

Tổng quan về ngộ độc diazepam 3

>>>>>Xem thêm: Gần tới ngày kinh nguyệt quan hệ có sao không? Những lưu ý khi muốn tránh thai dựa vào chu kỳ kinh nguyệt

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng thuốc diazepam

Nếu phát hiện được người thân hoặc ai đó đã có triệu chứng ngộ độc diazepam, nên lập tức sơ cứu gây nôn hoặc rửa dạ dày (nếu có dụng cụ), thông báo và đưa ngay đến các cơ quan y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác. Trên đây là những thông tin tham khảo và giúp bạn hiểu rõ hơn về ngộ độc diazepam.

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *