Top những cách dạy bé 1 tuổi tập nói hiệu quả

Dạy bé 1 tuổi tập nói không phải là việc dễ dàng đòi hỏi sự kiên nhẫn, sự thấu hiểu của mẹ. Vậy cách dạy bé 1 tuổi tập nói như thế nào? Cùng khám phá qua bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Top những cách dạy bé 1 tuổi tập nói hiệu quả

Dạy bé 1 tuổi tập nói như thế nào cho hiệu quả luôn là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Đối với các ông bố bà mẹ thì từng giai đoạn phát triển của bé luôn là điều quan trọng. Hạnh phúc lớn lao trong quá trình nuôi dạy con là được nghe tiếng gọi đầu tên của bé dù chỉ đơn giản là tiếng bập bẹ. Vậy cách dạy bé 1 tuổi tập nói như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng khám phá qua bài viết sau đây!

Khi nào trẻ nhỏ biết nói?

Trẻ mấy tháng biết nói? Thông thường, bé sẽ tập cách nói chuyện trong 2 năm đầu tiên, tuy nhiên phải mất một thời gian dài, trẻ mới có thể thốt ra từ ngữ đầu tiên. Bởi chúng phải học các quy tắc ngôn ngữ cũng như cách sử dụng qua việc quan sát và lắng nghe người lớn đối thoại với nhau.

Quá trình tập nói của bé sẽ bắt đầu từ những âm thanh ê, a, sau đó sẽ bập bẹ thành chữ. Từ lúc này, bé bắt đầu nói nhiều hơn, quan sát và bắt chước âm thanh lắng nghe được từ những người xung quanh. Có rất nhiều trường hợp trẻ biết nói từ 2 – 4 từ khi chỉ mới 18 – 24 tháng tuổi.

Top những cách dạy bé 1 tuổi tập nói hiệu quả 1

Đến tháng thứ 3 – 4 bé bắt đầu tập nói

Bé 1 tuổi nói được những từ ngữ nào?

Ngôn ngữ của trẻ 2 – 3 tháng tuổi chủ yếu là khóc. Thông qua tiếng khóc của trẻ, bố mẹ sẽ biết bé đang muốn gì. Có thể là bé đang đói bụng, đau bụng hoặc khó chịu,… Khi tròn 3 tháng tuổi, bé bắt đầu lắng nghe được các âm thanh bên ngoài như tiếng ru của mẹ, tiếng mẹ nói chuyện,… và phát ra âm thanh i a đơn giản để đáp lại. Được khoảng 4 tháng tuổi bé bắt đầu bập bẹ phát ra âm thanh phức tạp hơn như muh muh, bah bah,…

Vào giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi, bố mẹ có thể dạy bé 1 tuổi tập nói bằng cách cho bé bắt đầu luyện ngữ điệu và từ 9 – 12 tháng bé có thể phát ra âm thanh đa dạng hơn thông qua việc bắt chước như bah bah, dee dee dah,… Khi được khoảng 1 tuổi, bé có thể nói được từ đơn giản là ma ma, ba ba,…

Tóm lại sự phát triển ngôn ngữ của bé ở giai đoạn 4 – 12 tháng tuổi rất thú vị. Nếu bố mẹ cùng đồng hành với bé trong độ tuổi này thì có thể phát hiện được nhiều điều bất ngờ.

Hướng dẫn cách dạy bé 1 tuổi tập nói hiệu quả

Kenshin xin bật mí cách dạy bé tập nói hiệu quả, bố mẹ có thể tham khảo để đảm bảokhông gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé.

Không ngần ngại cho bé tiếp xúc với mọi thứ xung quanh

Thông thường các bậc cha mẹ thường không muốn bé tiếp xúc với mọi thứ xung quanh do lo sợ khói bụi và thời tiết xung quanh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Ngược lại, bố mẹ nên cho bé tiếp xúc với môi trường xung quanh để giúp kích thích sự phát triển não bộ cho trẻ, tư duy thông minh hơn.

Top những cách dạy bé 1 tuổi tập nói hiệu quả 2

Cách dạy bé 1 tuổi tập nói: Không ngần ngại cho bé tiếp xúc môi trường xung quanh

Tôn trọng con khi dạy bé 1 tuổi tập nói

Dù là dạy bé 1 tuổi tập nói hay tập đi thì bố mẹ cũng cần tôn trọng trẻ. Khi được 1 tuổi, bé đã bắt đầu hình thành tâm sinh lí rõ ràng, biết biểu hiện thái độ thích hay không thích điều gì đó. Do đó, bố mẹ đừng ép con làm bất cứ điều gì hay áp đặt suy nghĩ lên bé. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển trí não và tâm sinh lý của bé.

Sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng khi giao tiếp với trẻ

Hãy nói chuyện nhẹ nhàng và lịch sự khi dạy bé 1 tuổi tập nói, do đây là giai đoạn con phát triển nhanh nên có khả năng bắt chước tốt, con có thể học theo lời nói của bố mẹ. Cho nên nếu bố mẹ giao tiếp với nhau gắt gỏng và dùng từ ngữ thiếu văn minh sẽ khiến con học và nói theo. Từ đó không chỉ ảnh hưởng đến cách giao tiếp của trẻ mà còn làm thay đổi cả tư duy và hành xử của bé trong tương lai.

Luôn kiên nhẫn khi dạy bé tập nói

Một điều quan trọng bố mẹ cần lưu ý khi dạy bé 1 tuổi tập nói đó là sự kiên nhẫn với trẻ. Đừng so sánh trẻ với những đứa bé khác, khi bé chậm nói hơn thì bố mẹ đừng tỏ vẻ thất vọng và cố gắng dồn ép bé học nói. Điều này sẽ khiến con căng thẳng và sợ hãi, từ đó khiến bé không thể nói và không dám nói.

Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng của bệnh giun tocoxara

Top những cách dạy bé 1 tuổi tập nói hiệu quả 3
Cần kiên nhẫn khi dạy bé 1 tuổi tập nói

Nói chuyển, kể chuyện cho bé nghe mỗi ngày

Mỗi ngày bố mẹ cần dành khoảng 10 phút để trò chuyện hoặc hát cho bé nghe để con có thể học nói nhanh hơn. Khi trò chuyện với bé, phụ huynh nên giao tiếp chậm rãi từng chữ, từng âm. Khi trò chuyện được một chút bố mẹ nên dừng lại để xem phản ứng của bé như thế nào.

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể đọc một số mẩu chuyện ngắn có thể là truyện tranh, vừa kể vừa chỉ để bé có thể tiếp thu vốn từ vựng cũng như phát triển về tư duy và sáng tạo của bản thân. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần thường xuyên hát cho bé một số bài hát có nhịp điệu vui vẻ, bởi nó rất hữu ích cho quá trình dạy bé 1 tuổi tập nói.

Luôn đáp lại những gì trẻ nói

Trẻ 1 tuổi có thể nói những điều mà phụ huynh không hiểu nhưng cũng đừng vì thế mà lơ là bé. Mỗi khi nói chuyện bé rất mong muốn được đối phương đáp lại. Việc phản hồi lại câu nói của trẻ là cách khuyến khích giúp bé nói chuyện nhiều hơn.

Vừa hành động vừa nói

Vào giai đoạn này trẻ chưa hiểu bố mẹ nói gì cho nên khi dạy trẻ 1 tuổi tập nói phụ huynh cần đảm bảo lời nói luôn đi kèm với hành động. Ví dụ khi cởi giày cho bé phụ huynh nên vừa nói vừa cởi “Để mẹ cởi giày cho con nhé”,…

Top những cách dạy bé 1 tuổi tập nói hiệu quả 4

>>>>>Xem thêm: Miếng dán hạ sốt Aikido dán trong bao lâu?

Bố mẹ vừa hành động vừa dạy bé 1 tuổi tập nói sẽ mang lại hiệu quả cao

Sửa lại lời của bé khi bé nói sai

Đừng bao giờ hy vọng trong quá trình dạy bé 1 tuổi tập nói thì con có thể nói đúng, nhất là khi bé đang tập nói. Khi trẻ nói sai phụ huynh nên sửa lại thay vì bực tức quát mắng con vì như thế sẽ khiến con sợ hãi và không dám nói nữa.

Bài viết trên đã hướng dẫn các bậc cha mẹ cách dạy bé 1 tuổi tập nói đầy đủ và chi tiết. Hy vọng các thông tin chia sẻ này sẽ bổ ích và giúp các bạn hiểu thêm về cách dạy con 1 tuổi nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *