Trẻ 7 tháng tuổi bị nổi hạch sau tai có nguy hiểm không?

Hạch bạch huyết có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Nổi hạch là một dấu hiệu thông báo cơ thể đang bị vi khuẩn, virus tấn công hoặc cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề. Vậy trẻ 7 tháng tuổi bị nổi hạch sau tai có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây nổi ra hiện tượng nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ là gì?

Bạn đang đọc: Trẻ 7 tháng tuổi bị nổi hạch sau tai có nguy hiểm không?

Bất cứ một bệnh lý hay vấn đề sức khỏe nào ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ cũng được các bậc cha mẹ đặc biết quan tâm. Do vậy, không ít cha mẹ thắc mắc rằng hiện tượng trẻ 7 tháng tuổi bị nổi hạch sau tai có nguy hiểm không? Hiểu được điều này, Kenshin sẽ cùng với cha mẹ tìm hiểu và giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về hiện tượng nổi hạch ở trẻ nhỏ

Trên thực tế, nổi hạch bạch huyết trên cơ thể là hiện tượng tương đối phổ biến. Thông thường, nổi hạch là một phản ứng của cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn hoặc nấm. Hạch bạch huyết sở hữu chức năng đặc biệt này là nhờ vào lượng bạch cầu tương đối lớn. Hạch bạch huyết có biểu hiện sưng to thì bạn nên thận trọng, bởi điều này cho thấy virus và vi khuẩn đang tích tụ trong cơ thể, đồng thời có nguy cơ gây bệnh nghiêm trọng.

Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có nguy cơ sưng hạch bạch huyết tương đối cao. Hạch có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như sau tai, cổ, vùng xương đòn, nách, bẹn… Tuy nhiên, dù trẻ bị nổi hạch ở bất cứ vị trí nào thì các bậc cha mẹ cũng cần phải thận trọng, chủ động theo dõi và cho trẻ đi thăm khám cũng như điều trị trong trường hợp cần thiết.

Ở trẻ nhỏ, hiện tượng nổi hạch sau tai khá phổ biến và kích thước của hạch tương đối nhỏ, chỉ xấp xỉ bằng hạt đậu xanh. Do đó, nếu cha mẹ không để ý kỹ rất dễ bị nhầm lầm hạch bạch huyết phía sau tai với nốt mụn và bỏ qua việc theo dõi. Vậy trẻ 7 tháng tuổi bị nổi hạch sau tai có nguy hiểm không?

Góc giải đáp: Trẻ 7 tháng tuổi bị nổi hạch sau tai có nguy hiểm không? 1

Nổi hạch là một phản ứng của cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh

Trẻ 7 tháng tuổi bị nổi hạch sau tai có nguy hiểm không?

Hạch ở vùng sau tai đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống hạch bạch huyết của cơ thể. Chúng có chức năng kiểm soát sự lưu thông của dịch bạch huyết trong cơ thể con người. Qua đó, hạch bạch huyết có tác dụng ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây hại bên ngoài khi hệ miễn dịch của trẻ còn quá yếu, chưa đủ khả năng chống lại sự tấn công của virus và vi khuẩn gây bệnh.

Hạch bạch huyết thường có kích thước tương đối nhỏ, chỉ khoảng từ 1 – 2mm. Chỉ trong trường hợp xảy ra sự tích tụ quá mức của các tác nhân gây hại khiến cho hạch bạch huyết phải hoạt động quá mức thì hạch mới nổi lên. Lúc này, con người mới thực sự cảm nhận được sự tồn tại của hạch bạch huyết. Vậy trẻ 7 tháng tuổi bị nổi hạch sau tai có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp nổi hạch sau tai ở trẻ 7 tháng tuổi đều là phản ứng bảo vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm, tình trạng này có thể biến mất sau mấy ngày. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn cần theo dõi và cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu hạch có xu hướng sưng to hơn, nóng, đau kèm theo trẻ bị sốt.

Góc giải đáp: Trẻ 7 tháng tuổi bị nổi hạch sau tai có nguy hiểm không?  2

Trẻ 7 tháng tuổi bị nổi hạch sau tai có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người

Nguyên nhân gây nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ

Nổi hạch sau tai là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Điều này được giải thích là do hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện nên rất nhạy cảm với những yếu tố từ môi trường bên ngoài. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi hạch, trong đó nguyên nhân từ bệnh lý là phổ biến, bao gồm cả bệnh lành tính và ác tính. Cụ thể như sau:

Trẻ nổi hạch sau tai do nguyên nhân lành tính

Hạch xuất hiện do nguyên nhân lành tính thường có kích thước nhỏ, có thể di động được, mềm và mọc riêng lẻ. Hạch sẽ tự tiêu biến sau 3 – 4 ngày mà không gây hại cho sức khỏe của bé. Lúc này, nguyên nhân gây nổi hạch sau tai có thể gặp như:

  • Do nhiễm trùng: Các vết thương tại vùng mặt bị nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa, răng miệng… khiến cho hạch bạch huyết phải hoạt động mạnh mẽ nhằm chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. Nổi hạch do nhiễm trùng thường kèm theo các triệu chứng đặc trưng khác như ho, sốt, sổ mũi…
  • Do chấn thương vùng mặt – cổ: Thường chấn thương chỉ ảnh hưởng đến bề mặt của da nhưng cũng có thể gây viêm các tế bào bên trong. Tình trạng sưng hạch bạch huyết có thể là do sự tắc nghẽn đường ống dịch bạch huyết ngay tại vị trí bị tổn thương.
  • Do suy giảm miễn dịch cơ thể: Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của bé còn non yếu, sức đề kháng kém nên hạch bạch huyết cần phải hoạt động tích cực hơn để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Do vậy, hạch sẽ tự động xẹp xuống khi sức khoẻ của trẻ ổn định trở lại.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc lá bàng chữa viêm tai giữa hiệu quả bạn có biết?

Góc giải đáp: Trẻ 7 tháng tuổi bị nổi hạch sau tai có nguy hiểm không?  3
Suy giảm hệ miễn dịch là một nguyên nhân gây nổi hạch sau tai ở trẻ

Trẻ nổi hạch sau tai do nguyên nhân ác tính

Bên cạnh các nguyên nhân được nêu trên, nổi hạch sau tai có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang ở giai đoạn đầu của một căn bệnh ung thư nào đó. Một số bệnh ung thư điển hình có thể kể đến như ung thư hạch, ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng.

Hầu hết những bệnh nhân ung thư tuyến giáp đều khẳng định rằng cơ thể xuất hiện nhiều cục hạch sau tai và cổ, sau đó tụ lại thành một khối lớn gây căng cứng và đau nhức. Kích thước hạch càng lớn, người bệnh càng cảm nhận được nhiều dấu hiệu bất thường như cơ thể mệt mỏi, khó nuốt, khàn tiếng…

Làm thế nào khi trẻ 7 tháng tuổi bị nổi hạch sau tai?

Tình trạng trẻ nhỏ bị nổi hạch sau tai chỉ là một triệu chứng. Do đó, cha mẹ cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh nhằm xác định được hướng điều trị phù hợp. Tốt nhất là phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Tuy nhiên, nếu hạch nhỏ và không gây đau nhức cho trẻ, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

Chườm ấm

Chườm ấm là một phương pháp dân gian được nhiều áp dụng khi bị sưng hạch. Phương pháp này giúp giảm sưng, kích thích lưu thông máu, tránh ứ đọng máu và dịch bạch huyết tại vùng sưng hạch.

Để thực hiện, bạn hãy dùng một chiếc khăn mềm nhúng với nước ấm rồi vắt khô. Sau đó, đắp khăn lên phần sau tai của bé và giữ nguyên cho đến khi khăm nguội. Thao tác này nên thực hiện 2 – 3 lần sẽ giúp kích thước hạch giảm đi rõ rệt.

Massage

Massage là phương pháp được áp dụng nhằm mục đích giảm căng cứng cơ, kích thích tuần hoàn máu và góp phần cải thiện tình trạng nổi hạch sau tai.

Bạn hãy dùng tay massage nhẹ nhàng và chầm chậm vào hai bên phía sau tai của trẻ theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý, không được bóp hay nắn hạch, bởi điều này có thể làm vỡ các mạch máu bên trong và khiến cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

Góc giải đáp: Trẻ 7 tháng tuổi bị nổi hạch sau tai có nguy hiểm không?  4

>>>>>Xem thêm: Những tác hại của nước điện giải mà không phải ai cũng biết

Mẹ có thể dùng tay massage nhẹ nhàng sau tai trẻ để giúp tăng lưu thông máu

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi thể trạng và tăng cường sức đề kháng cơ thể, đặc biệt là ở những trẻ mới ốm dậy. Nổi hạch sau tai chính là một dấu hiệu cảnh bảo rằng cơ thể đang cần tiêu thụ một lượng vitamin C lớn nhằm giúp cơ thể tránh khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Do vậy, cha mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C cho trẻ trong thực đơn hàng ngày.

Trẻ 7 tháng tuổi bị nổi hạch sau tai không đơn giản chỉ là cơ chế để bảo cơ thể mà có thể là một dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ của trẻ đang gặp vấn đề. Do đó, cha mẹ hãy quan tâm, theo dõi tình trạng này và tốt nhất là đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử trí hợp lý.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *