Trẻ khiếm thính: Dấu hiệu nhận biết sớm cha mẹ cần biết!

Suy giảm thính lực có thể khiến cho việc nghe, nói của trẻ trở nên khó khăn hơn bình thường. Cùng tìm hiểu ngay những dấu hiệu nhận biết sớm trẻ khiếm thính.

Bạn đang đọc: Trẻ khiếm thính: Dấu hiệu nhận biết sớm cha mẹ cần biết!

Trẻ khiếm thính là tình trạng trẻ bị tổn thương thính giác theo nhiều cấp độ khác nhau. Điều này gây khó khăn cho trẻ trong quá trình nghe, nói, giao tiếp và hình thành ngôn ngữ. Đây chính là lý do vì sao cha mẹ nên phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ khiếm thính để áp dụng các phương pháp đặc biệt. Từ đó, giúp trẻ có cải thiện được khả năng nghe, nói như ban đầu.

Nguyên nhân khiến trẻ khiếm thính

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khiếm thính là một dạng dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, cũng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này. Trước tiên, cha mẹ cần nắm được một số nguyên nhân khiến bé bị khiếm thính thì mới có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

Trước khi sinh

Hầu hết các tình trạng khiếm thính ở trẻ sơ sinh được hình thành ngay từ trong bụng mẹ. Điều này thường bắt nguồn từ việc người mẹ khi mang thai mắc bệnh rubella, herpes hoặc giang mai mà không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Mẹ mắc bệnh sởi, cúm hay các bệnh do virus khác cũng có thể gây nhiễm trùng thai nhi trong quá trình mang thai, dẫn đến tình trạng khiếm thính.

Ngoài ra, trẻ khiếm thính cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bẩm sinh, trẻ bị dị dạng tai, khiếm khuyết vành tai. Thậm chí, tiền sử gia đình bị khiếm thính di truyền khiến tai trong phát triển không bình thường cũng có thể làm tăng tỷ lệ trẻ mắc phải bệnh lý này.

5 dấu hiệu nhận biết sớm trẻ khiếm thính - Cha mẹ cần biết! 1

Trẻ khiếm thính có thể bắt nguồn từ bệnh lý mà mẹ mắc phải khi mang thai

Trong khi sinh

Trẻ sinh non dưới 6 tháng, cân nặng thấp dưới 2kg cũng có nguy cơ cao bị khiếm thính. Không những vậy, trẻ còn có thể mắc bệnh do chấn thương não do can thiệp sản khoa.

Sau khi sinh

Sau khi chào đời, trẻ vẫn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều yếu tố tiêu cực, làm suy giảm thính lực từ rất sớm. Chẳng hạn như trẻ mắc bệnh vàng da, phải truyền máu thì cũng có tỷ lệ lớn bị khiếm thính. Một số căn bệnh phổ biến gây khiếm thính khác là:

  • Các bệnh nhiễm trùng: Viêm màng não mủ, sởi, quai bị, viêm não;
  • Các bệnh viêm tai như: Viêm tai giữa cấp tính hoặc mãn tính.
  • Trẻ sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ làm nhiễm độc thần kinh thính giác như: Gentamicin, streptomycin, quinin,…
  • Trẻ bị va, đập mạnh gây chấn thương vùng đầu, chấn động não hoặc nứt hộp sọ.

Đối với những trẻ bị khiếm thính sau khi sinh, gia đình và bác sĩ cần theo dõi sát sao để xử lý kịp thời. Từ đó, giảm thiểu được tối đa những biến chứng xấu hơn có thể xảy ra. Nếu nghi ngờ trẻ bị tổn thương đầu và não bộ dẫn đến nghe kém, cha mẹ cần cho con đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

5 dấu hiệu nhận biết sớm trẻ khiếm thính - Cha mẹ cần biết! 2

Cần can thiệp sớm tình trạng trẻ khiếm thính để đảm bảo sự phát triển bình thường

Dấu hiệu của trẻ khiếm thính

Tùy vào mức độ nghiêm trọng cũng như nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng khiếm thính ở mỗi bé là khác nhau. Một số trẻ khó nghe có thể xuất hiện các biểu hiện bất thường như: Quấy khóc và mất bình tĩnh khi tiếp xúc với âm thanh. Trong khi đó, nhiều trẻ khác vẫn sinh hoạt bình thường, khiến cho cha mẹ rất khó để phát hiện ra. Lúc này, cha mẹ cần căn cứ vào một số dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thính sau đây:

Đối với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh khỏe mạnh thường có xu hướng bị giật mình bởi những tiếng động lớn xung quanh. Tuy nhiên, trẻ khiếm thính lại ít hoặc không có bất cứ phản ứng nào đối với những âm thanh lạ. Thậm chí, bé không hề bị thu hút, nhìn về phía âm thanh đang phát ra. Cụ thể:

  • Cảm thấy khó chịu, quấy khóc ngay cả với những âm thanh du dương, êm dịu.
  • Ngủ yên và không cựa mình hoặc thức giấc khi trong không gian ngủ xuất hiện tiếng ồn hoặc giọng nói to.
  • Trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên vẫn thể phát ra những nguyên âm đơn giản như ô, a,…
  • Trẻ nghe những giọng nói quen thuộc nhưng lại cảm thấy mới lạ, thường xuyên cảm thấy lo lắng, không yên tâm.

Tìm hiểu thêm: Tinh trùng bị trào ra ngoài bao cao su thì có thai không?

5 dấu hiệu nhận biết sớm trẻ khiếm thính - Cha mẹ cần biết! 3
Sau khi sinh, trẻ vẫn có nguy cơ bị khiếm thính

Trẻ từ 1 tuổi trở lên

Trẻ khiếm thính từ 1 tuổi trở lên sẽ xuất hiện các triệu chứng rất rõ ràng. Trước hết, trẻ thường sử dụng thiết bị điện tử với âm lượng khá lớn. Bên cạnh đó, trẻ khiếm thính cũng có xu hướng lơ đãng, không thể nghe rõ lời cha mẹ dẫn đến không thực hiện đúng. Đồng thời, trẻ cũng có những phản ứng khá chậm trước các tình huống xung quanh mình, đặc biệt là khi được mọi người hỏi chuyện. Bạn có thể để ý rằng bé dễ trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi, thậm chí phải hỏi đi hỏi lại rất nhiều lần.

Các biện pháp chẩn đoán trẻ khiếm thính

Nhờ vào sự phát triển của khoa học hiện đại, việc chẩn đoán trẻ khiếm thính đã trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Dưới đây là 2 phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán tình trạng bệnh suy giảm thính lực ở trẻ nhỏ, bao gồm:

Điện thính giác thân não

Điện thính giác thân não hay còn được biết đến với cái tên là ABR. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ biết được quá trình truyền thính giác từ ốc tai tới não có hoạt động ổn định hay không. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ thường lựa chọn thời điểm bé đang ngủ và đặt trẻ trong không gian yên tĩnh nhất có thể.

Đo âm ốc tai – OAE

Phương pháp đo âm ốc tai – OAE cũng được áp dụng rộng rãi để phát hiện trẻ khiếm thính, cách kiểm tra khá đơn giản và cho kết quả nhanh chóng. Chính vì thế, phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong y học. Nếu kết quả kiểm tra bất thường, trẻ sẽ được chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm chuyên sâu để theo dõi và chẩn đoán chính xác nhất.

5 dấu hiệu nhận biết sớm trẻ khiếm thính - Cha mẹ cần biết! 3 Sau khi sinh, trẻ vẫn có nguy cơ bị khiếm thính 4

>>>>>Xem thêm: Trùng sốt rét lây nhiễm qua đường nào?

Phương pháp đo âm ốc tai – OAE được sử dụng để chẩn đoán trẻ khiếm thính

Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề: “Trẻ khiếm thính”. Chỉ cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng phục hồi ở trẻ là rất cao, đặc biệt là với những em bé dưới 2 tuổi. Do đó, ba mẹ nên quan sát kĩ càng những dấu hiệu bất thường và đưa con đến bệnh viện thăm khám kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *