Hiện tượng trẻ rụng lông mày không phải là nhiều như rụng tóc nhưng làm không ít cha mẹ lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh bị rụng lông mày chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường hay bệnh lý?
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị rụng lông mày có sao không?
Khi đứa trẻ chào đời là niềm vui lớn của gia đình nên mọi sự quan tâm lo lắng tập trung vào đứa trẻ. Từ chuyện ăn uống, tiêu tiểu cho tới rụng tóc, rụng lông mày của trẻ đều được đưa vào “tầm ngắm”. Những điều lo lắng của các bà mẹ trẻ về vấn đề trẻ sơ sinh bị rụng lông mày khi mới lần đầu sinh con hoàn toàn có thể hiểu được. Sự quan tâm, chăm sóc và lo lắng cho trẻ giúp các mẹ có thể phát hiện ra bất thường (nếu có) để xử lý sớm. Đối với hiện tượng rụng lông mày cũng vậy, đây có phải là bệnh lý hay chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ. Để hiểu rõ về vấn đề này hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Tác dụng của lông mày như thế nào?
Có lẽ nhiều người chỉ nghĩ lông mày để làm đẹp chứ không có tác dụng gì đối với cơ thể con người. Nhưng thực chất lông mày vừa có khả năng làm cho khuôn mặt đẹp lên lại còn có khả năng bảo vệ mắt, thể hiện cảm xúc nữa. Lông mày còn là chuẩn mực của cái đẹp, nếu như một khuôn mặt đẹp thì không thể thiếu cặp chân mày đẹp.
Trẻ sơ sinh rụng lông mày do sinh lý hay bệnh lý?
Chức năng chính của lông mày để giữ nước, mồ hôi và những hạt bụi để tránh rơi vào mắt. Lông mày chắn mồ hôi và nước, mồ hôi chảy từ trán xuống giữ cho hai bên khuôn mặt và mắt luôn sạch sẽ. Đồng thời lông mày có thể giúp chúng ta thể hiện cảm xúc như cáu giận, nghi ngờ hay ngạc nhiên…
Lông mày mọc từ khi nào?
Lông mày cũng giống như tóc khi bước vào tuần thứ 22 của thai kỳ, các nang lông và cả lông mày của em bé bắt đầu phát triển. Theo những nghiên cứu khoa học thì những nang lông của trẻ sơ sinh đều được hình thành trong quá trình mang thai. Sau khi mẹ sinh em bé rồi thì không có nang lông nào hình thành nữa.
Ngay khi thai nhi còn đang trong tử cung thì tất cả lông mày và lông tóc đã bắt đầu hình thành không có sắc tố, ở tất cả các chủng tộc. Khi đó, kết cấu mỏng nên chưa nhìn thấy rõ phần lông mày non tơ của trẻ. Lông mày cần trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cùng với sự phát triển của trẻ theo thời gian. Cơ địa và quá trình phát triển của mỗi trẻ có khác nhau, nhưng mô hình sự phát triển và tăng trưởng gần như giống nhau.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần lưu ý khi bù nước cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ mới sinh ra lông mày còn thưa và nhạt màuChỉ đến khi thai nhi phát triển dần đủ 9 tháng 10 ngày và đứa trẻ chào đời có thể sẽ phát triển sắc tố trên lông mày, lông và tóc đặc biệt đối với lông sẫm màu. Từ khi lông mày hình thành trong giai đoạn thai nhi và sẽ tồn tại cho đến khi được 8 – 12 tuần tuổi. Ở giai đoạn này là giai đoạn trung gian phát triển lông mày. Lông mày trẻ sơ sinh còn rất mảnh và màu sắc mờ nhạt. Theo thời gian lông mày sẽ rụng đi và thay bằng lớp lông mày mới. Lớp lông mày mới mọc sẽ dày hơn và đậm màu hơn. Đa phần khoảng 2 – 3 tháng lông mày và lông mi trẻ có thể nhìn thấy vì đây là mốc thay đổi cấu trúc sắc tố lông mày.
Nếu như con bạn sinh ra ít tóc thì lông mày và lông mi cũng ít và nhạt màu, thậm chí có bé phải vài tháng sau mới nhìn thấy. Nếu bé nào sinh ra có mái tóc đen và dày thì có thể nhìn thấy lông mi và lông mày. Lông mi và lông mày của bé phụ thuộc vào gen di truyền của cha mẹ. Về mặt lý thuyết thì trẻ nào sinh ra cũng có đủ lông mi và lông mày nếu được sinh ra sau 22 tuần thai kỳ.
Nhiều bà mẹ thắc mắc khi sinh ra trẻ không có lông mày và trẻ sơ sinh khi nào mọc lông mày? Điều đó là không đúng, họ không nhìn thấy hoặc nhìn mờ đó là do lông mày của trẻ còn quá mảnh và màu sáng nên lẫn với màu da. Theo thời gian trẻ lớn lên và thường sau 2 tháng sẽ nhìn thấy lông mày vì lúc này có sự thay đổi sắc tố. Trẻ càng lớn lên lông mày cũng sẽ lớn lên và trở nên sẫm màu hơn lúc mới sinh.
Trẻ sơ sinh bị rụng lông mày là hiện tượng sinh lý hay bệnh lý?
Đối với trẻ sơ sinh thường rất ít lông mày hoặc lông mày thưa thớt, nhạt màu nên nhìn không rõ. Trong khoảng 1 năm đầu đời kể từ khi sinh ra, trẻ sơ sinh sẽ có hiện tượng rụng lông mày và rụng tóc. Hiện tượng rụng lông mày và rụng tóc ở mỗi trẻ cũng khác nhau. Vì vậy nên nhiều bà mẹ trẻ khi thấy con rụng lông mày hoặc tóc thì rất lo lắng. Nhiều bà mẹ lo lắng sợ lông mày rụng do thiếu chất nên tìm cách bổ sung chất cho con khi chưa hiểu rõ vấn đề này.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng an toàn và hiệu quả
Các bà mẹ hãy yên tâm vì hiện tượng rụng lông mày ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý.Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rụng lông mày theo các chuyên gia đây là một hiện tượng tự nhiên mà tất cả các bé đều trải qua, xuất phát từ sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể bé khi thay đổi môi trường sống từ trong bụng mẹ ra bên ngoài. Thông thường lông mày sẽ rụng đi và được thay bằng lớp lông mày mới dày hơn và đen hơn. Đây chỉ là hiện tượng rụng lông mày sinh lý không phải rụng lông mày bệnh lý. Rụng lông mày sinh lý ở trẻ sơ sinh hoàn toàn không đáng lo ngại vì lông mày sẽ mọc lại dày hơn, cứng cáp hơn và đẹp hơn cha mẹ không phải lo lắng.
Nếu sau khoảng thời gian rụng lông mày mọc chậm thì cũng không nên quá lo lắng bởi lông mày sẽ có giai đoạn tạm nghỉ, kết thúc giai đoạn nghỉ lông mày sẽ mọc trở lại. Trường hợp rụng lông mày bệnh lý ở trẻ sơ sinh rất hiếm khi gặp nhưng không phải không có. Thông thường rụng lông mày bệnh lý sẽ có những biểu hiện khác như da bong tróc từng mảng.
Bố mẹ có thể làm gì để giúp trẻ?
Hiện tượng rụng lông mày sinh lý ở trẻ sơ sinh theo các chuyên gia sức khỏe trẻ em thì cha mẹ không cần bổ sung gì cả. Đây hoàn toàn là một yếu tố trong quá trình thay đổi và phát triển bình thường ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ chỉ cần chăm sóc dinh dưỡng để bé phát triển tốt và chờ đợi là lông mày sẽ mọc trở lại như bình thường.
Nếu trường hợp cha mẹ quan sát thấy tình trạng rụng lông mày bệnh lý có biểu hiện kèm theo như da bong tróc hoặc nổi đỏ… thì có thể tham khảo bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Như vậy, trẻ sơ sinh bị rụng lông mày sẽ không sao vì đây chỉ là hiện tượng rụng lông mày sinh lý. Các bà mẹ trẻ hoàn toàn yên tâm chờ đợi không nên vội vàng bổ sung các chất không phù hợp, vừa không cần thiết thậm chí còn hại hơn cho trẻ.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể