Cà rốt là thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ và được các chuyên gia khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên nếu dị ứng cà rốt xảy ra thì cơ thể gặp phải các triệu chứng đáng lo ngại.
Bạn đang đọc: Triệu chứng dị ứng cà rốt và cách ăn cà rốt tốt nhất
Cà rốt là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên bổ sung cà rốt vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Tuy lành tính nhưng vẫn có một số trường hợp bị dị ứng cà rốt. Vậy dị ứng thực phẩm này có sao không? Làm thế nào để hạn chế dị ứng khi ăn cà rốt?
Ăn cà rốt và những lợi ích cho sức khỏe
Cà rốt là rau củ dễ ăn và thường được chọn để chế biến thành nhiều món ăn. Chúng cũng có thể ăn sống. Cà rốt chứa rất ít calo và giàu vitamin A. Hàm lượng vitamin K, kali, vitamin C, chất xơ trong cà rốt rất cao.
Trước khi tìm hiểu về dị ứng cà rốt, ta cùng điểm qua một số lợi ích khi ăn cà rốt:
- Hỗ trợ thị lực: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thị lực. Hợp chất Beta Carotene trong cà rốt giúp tổng hợp các chất tiền vitamin A trở thành Vitamin A một cách nhanh chóng. Điều này làm kích thích dây thần kinh hoạt động khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh đục thuỷ tinh thể, mờ mắt.
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Kali và chất xơ trong cà rốt giúp các mạch máu được thư giãn cũng như giữ cho huyết áp luôn ở tình trạng ổn định. Những ai có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim, co thắt cơ tim nên bổ sung cà rốt vào thực đơn mỗi ngày. Đặc biệt chất xơ trong cà rốt còn hỗ trợ giảm cholesterol xấu gây hại cho sức khỏe con người.
- Đẹp da: Cà rốt chứa nhiều chất chống oxy hoá và rất tốt cho làn da phụ nữ. Vậy nên các chị em có thể tăng cường ăn loại củ này để hạn chế hình thành nếp nhăn, vết sạm và để da luôn căng bóng.
- Hỗ trợ miễn dịch: Lượng vitamin C trong cà rốt giúp hình thành các kháng thể khỏe mạnh. Dưỡng chất này còn giúp cơ thể dễ dàng hấp thu sắt và chuyển hóa các chất, giữ cơ thể luôn khỏe mạnh. Lượng vitamin K trong cà rốt còn giúp xương trở nên chắc khỏe, hạn chế tối đa tình trạng loãng xương ở người cao tuổi.
Tóm lại cà rốt là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Mỗi tuần có thể ăn món ăn chế biến từ cà rốt với tần suất 3 – 4 ngày. Đặc biệt những ai lo sợ thiếu hụt vitamin A, thị lực bị suy giảm thì cần phải tăng cường bổ sung cà rốt.
Triệu chứng dị ứng cà rốt
Các triệu chứng liên quan đến cà rốt có thể liên quan đến hội chứng dị ứng miệng. Một số người ngay khi ăn cà rốt vào, đặc biệt là ăn sống sẽ bị ngứa miệng, sưng môi, lưỡi, miệng hoặc cổ họng. Các triệu chứng này có thể chỉ ở mức độ nhẹ và tự lành sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu có biểu hiện sưng tấy da, nổi mề đay, chóng mặt, khó thở, ho, nghẹt mũi thì phải được bác sĩ điều trị ngay lập tức.
Tìm hiểu thêm: Ăn gì tốt cho khớp gối? Thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh về khớp gối
Thực tế dị ứng cà rốt khá hiếm gặp bởi đây là loại thực phẩm lành tính. Một khi đã phát hiện bản thân bị dị ứng với cà rốt, bạn cũng nên cẩn trọng khi sử dụng các thực phẩm khác trong họ ngò tây hoặc phấn hoa bạch dương. Tuyệt đối không được chủ quan trước dị ứng thực phẩm bởi tình trạng sốc phản vệ có thể xảy ra. Nguy hiểm nhất là khi bản thân bị sốc phản vệ, không được cấp cứu kịp thời dẫn đến ngạt thở, tụt huyết áp và tử vong.
Vậy cà rốt rất tốt cho sức khoẻ nhưng chẳng may bị dị ứng thì phải bổ sung thực phẩm gì để thay thế? Bí ngô, khoai lang, bí đao chính là các thực phẩm nên cân nhắc. Chúng đều là nguồn cung cấp Beta Carotene dồi dào để chuyển hóa thành Vitamin A cho cơ thể.
Cách ăn cà rốt tốt nhất?
Dị ứng cà rốt hay cơ thể gặp các tác dụng phụ từ việc ăn cà rốt có thể xảy ra khi bạn ăn chúng không khoa học. Điển hình nhất là ăn quá nhiều cà rốt sẽ khiến bạn có nguy cơ ngộ độc do tăng methemoglobin trong máu bất thường. Chưa kể da sẽ bị vàng do cơ thể nạp vào một lượng lớn carotene – hoạt chất tạo màu vàng cam cho cà rốt.
Ngoài ra khi ăn cà rốt sống hay nấu chín quá kỹ cũng sẽ làm mất chất, đặc biệt là vitamin A. Khi nấu cà rốt đến mức quá nhừ thì hàm lượng nitrat trong cà rốt sẽ chuyển thành nitrit và gây hại cho sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Có nên dùng chỉ nha khoa thường xuyên hay không?
Dị ứng với cà rốt có khả năng xảy ra khi bạn kết hợp chúng với hải sản có vỏ. Bởi vỏ của các loại hải sản đều chứa một lượng lớn asen hóa trị 5, kết hợp với vitamin C trong cà rốt sẽ tạo thành asen hóa trị 3 còn gọi là thạch tín. Nếu ăn với lượng lớn thì cực nguy hiểm cho sức khoẻ nếu không kịp thời điều trị.
Vậy ăn cà rốt sao cho tốt?
- Chọn những củ cà rốt có màu tươi sáng, cứng chắc, trơn láng.
- Trước khi ăn nên gọt sạch vỏ, rửa sạch và bỏ hai đầu để đảm bảo vệ sinh.
- Nên chế biến cà rốt với dầu ăn và không nấu quá chín.
- Người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em không nên dùng quá 150g cà rốt mỗi tuần.
- Khi bị táo bón, hạn chế ăn cà rốt bởi chúng sẽ khiến tình trạng bệnh thêm tồi tệ. Ngược lại những ai đang bị tiêu chảy thì nên bổ sung cà rốt để cải thiện bệnh.
Trên đây là những chia sẻ về dị ứng cà rốt. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về loại củ này và có cho bản thân cách ăn khoa học nhất.
Xem thêm:
- Dị ứng dưa hấu là gì? Cần phải làm gì khi bị dị ứng dưa hấu?
- Dị ứng chuối có nguy hiểm không? Những ai không nên ăn chuối?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể