Triệu chứng khi bị ngộ độc Fentanyl là gì?

Ngộ độc Fentanyl thường rất nguy hiểm nếu như bệnh nhân không được chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời. Điều quan trọng là bạn cần phải nhận biết được các triệu chứng khi bị ngộ độc loại thuốc này là gì?

Bạn đang đọc: Triệu chứng khi bị ngộ độc Fentanyl là gì?

Do đó, phần bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình trạng ngộ độc Fentanyl.

Fentanyl là gì?

Fentanyl vốn là một loại opioid ở dạng tổng hợp. Đây là loại thuốc được dùng vào trước, trong và sau khi mổ để làm giảm đau. Bên cạnh đó, thuốc còn được sử dụng để phòng ngừa hoặc làm giảm triệu chứng thở nhanh, giảm cơn đau sảng cấp sau khi mổ.

Fentanyl được sử dụng theo đường tiêm nhằm làm giảm âu lo và hạn chế sự tăng tiết mồ hôi trước khi phẫu thuật và có thể được dùng để bổ sung cho gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân.

Triệu chứng khi bị ngộ độc fentanyl là gì?1 Fentanyl là gì?

Không những vậy, Fentanyl cũng rất có ích đối với việc chuẩn bị cho những cuộc phẫu thuật nhỏ hoặc ngắn của những bệnh nhân ngoại trú hay thủ thuật chẩn đoán, trị liệu.

Fentanyl thuộc nhóm thuốc giảm đau mạnh với kiểu gây ngủ morphin. Thuốc cho tác dụng giảm đau mạnh gấp 100 lần so với morphin. Khi sử dụng Fentanyl ở liều cao vẫn có thể duy trì được chức năng ổn định của tim và làm giảm các biến chứng nội tiết do căng thẳng, stress. Sau khi tiêm vào tĩnh mạch, Fentanyl sẽ làm giảm đau một cách nhanh chóng trong khoảng thời gian tối đa từ 3 đến 5 phút.

Triệu chứng khi bị ngộ độc Fentanyl

Triệu chứng lâm sàng

Khi bị ngộ độc Fentanyl, bệnh nhân sẽ xuất hiện các biểu hiện như sau:

  • Xuất hiện 3 triệu chứng điển hình đó là co đồng tử, ức chế hệ thần kinh trung ương, ức chế hệ hô hấp.
  • Xuất hiện một số dấu hiệu khác như hạ thân nhiệt, phản xạ gân xương, nhịp tim đập chậm, giảm nhu động ruột.
  • Thần kinh thay đổi từ lơ mơ, an thần nhẹ đến hôn mê. Những người bị hôn mê sâu thường có nguy cơ bị viêm phổi hít.
  • Xảy ra tình trạng co giật.
  • Tần số hô hấp giảm, cơ thể tím tái.
  • Phù phổi không do tim.
  • Xuất hiện triệu chứng co đồng tử sau 5 phút khi tiêm. Tình trạng này thường kéo dài ít nhất là 6 giờ.
  • Nhịp tim chậm, huyết áp tụt, giảm hoạt động của hệ giao cảm.
  • Tăng trương lực, cơ vòng trực tràng.

Triệu chứng cận lâm sàng

Người bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác hơn với những phương pháp cận lâm sàng, cụ thể:

  • Xét nghiệm chẩn đoán để tìm Fentanyl ở trong dịch dạ dày, máu, nước tiểu định tính.
  • Xét nghiệm định tính dương tính giúp gợi ý người bệnh có dùng Fentanyl. Sự phát hiện của Fentanyl trong nước tiểu chính là bằng chứng để chẩn đoán ngộ độc.
  • Xét nghiệm công thức máu sẽ cho kết quả bạch cầu bị tăng cao do phản ứng.
  • Xét nghiệm Creatinin, BUN, điện tâm đồ, AST, ALT nhằm đánh giá các biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân bị suy hô hấp, hôn mê do thuốc.
  • Chụp X – quang tim phổi đối với người bị ngộ độc Fentanyl cho thấy nhu mô phải bị tổn thương mặc dù trên lâm sàng không có triệu chứng của viêm phổi. Hình ảnh chụp X – quang cũng sẽ cho thấy hình ảnh phù phổi cấp do ngộ độc cấp gây ra.
  • Thực hiện xét nghiệm tầm soát những nguyên nhân dẫn đến hôn mê khác đôi khi phải cần đến chẩn đoán phân biệt, thực hiện theo sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Trong đó thường bao gồm chụp MRI sọ não, CT sọ não.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về các tác hại của đậu ngự với sức khỏe

Triệu chứng khi bị ngộ độc fentanyl là gì?2 Chụp X – quang phổi ở bệnh nhân ngộ độc Fentanyl

Cách xử lý khi bị ngộ độc Fentanyl

Xử trí tại chỗ

Bệnh nhân cần phải được đảm bảo hô hấp, sử dụng thuốc để giải độc. Nếu như không có tình trạng suy hô hấp thì nên để bệnh nhân nằm nghiêng an toàn. Trong trường hợp người bệnh ngưng thở hoặc thở chậm thì cần bóp bóng mask là 14 đến 16 lần/phút. Trong trường hợp bệnh nhân bị ngưng thở, ngưng tim thì cần phải cấp cứu.

Ngoài ra, bệnh nhân cần phải được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp bằng Naloxon 0,4mg và nên tiêm nhắc lại sau 3 đến 5 phút cho tới khi bệnh nhân thở được và tỉnh lại, đồng tử từ 3 đến 4mm. Người bệnh có thể sử dụng thêm Seduxen nếu như cơ thể bị co giật.

Cách xử trí tại bệnh viện

Cần phải đảm bảo hô hấp cho người bệnh bằng việc cho họ thở oxy ẩm thông qua mask có chứa túi dự trữ. Người bệnh cần phải được đặt ống nội khí quản và thở máy nếu như có tình trạng suy hô hấp, thở chậm, ngưng thở xảy ra.

Đào thải chất độc: Nếu như bệnh nhân uống nhiều Fentanyl thì nên áp dụng việc rửa ruột toàn bộ, tránh rửa dạ dày.

Sử dụng thuốc giải tố đặc hiệu, điển hình như Naloxone.

Đối với người bị ngộ độc Fentanyl ở mức độ nặng, đe dọa tính mạng, thở yếu, ngừng thở thì cần được xử lý theo hướng:

  • Thở máy, đặt ống nội khí quản.
  • Sử dụng thuốc Naloxone (người lớn và trẻ em).

Đối với những bệnh nhân bị ức chế thần kinh trung ương, không có suy hô hấp (thở > 15 lần/phút):

  • Cần thở oxy 4 lít/phút thông qua cannula mũi.
  • Dùng Naloxone 0.4mg để tiêm tĩnh mạch.
  • Nên thực hiện việc theo dõi và tiêm nhắc lại sau thời gian từ 20 đến 60 phút.

Đối với người bệnh nhân bị phù phổi cấp:

  • Thở máy dùng PEEP cao, đặt ống nội khí quản.
  • Cần điều trị phù phổi cấp.
  • Dùng Naloxone 2mg với liều tiêm nhắc lại mỗi 3 phút cho tới khi tình trạng hô hấp được cải thiện (liều tối đa đáp ứng có thể lên đến 10 mg).

Triệu chứng khi bị ngộ độc fentanyl là gì?3

>>>>>Xem thêm: Đặt CVC là gì? Vai trò của CVC trong hồi sức cấp cứu

Cấp cứu bệnh nhân ngộ độc Fentanyl

Trên đây là những vấn đề cần lưu ý khi bệnh nhân bị ngộ độc Fentanyl. Nhận biết các triệu chứng, dấu hiệu và cách khắc phục kịp thời sẽ giúp người bệnh phần nào kiểm soát được tình hình và hạn chế những rủi ro không đáng có.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *