Triệu chứng khi bị ngộ độc Gardenal và cách điều trị

Gardenal là loại thuốc thường được sử dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị động kinh, co giật, rối loạn giấc ngủ… Tuy nhiên, dùng Gardenal sai cách có thể khiến cho bạn bị ngộ độc Gardenal.

Bạn đang đọc: Triệu chứng khi bị ngộ độc Gardenal và cách điều trị

Vậy ngộ độc Gardenal thường có các triệu chứng gì và hướng khắc phục ra sao? Theo dõi nội dung ở bài viết sau để được lý giải cụ thể về vấn đề này nhé.

Gardenal là gì?

Gardenal là một loại acid mạnh, rất dễ phân ly và hấp thụ ở dạ dày thông qua đường uống. Gardenal thường chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận. Đối với hệ thần kinh trung ương, thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương tùy thuộc vào liều lượng sử dụng. Ở liều thấp, thuốc sẽ làm giảm cảm giác bồn chồn, lo âu và tạo ra cảm giác dễ chịu, thoải mái giúp người sử dụng dễ đi vào giấc ngủ hơn. Sử dụng ardenal với liều trung bình sẽ tạo nên giấc ngủ sâu.

Triệu chứng khi bị ngộ độc gardenal và cách điều trị1 Gardenal có tác dụng tạo nên giấc ngủ sâu

Cơ chế tác dụng của thuốc Gardenal

Gardenal có tác dụng tăng cường và ức chế synap của acid gamma aminobutyric (GABA) ở não bộ. Sử dụng Gardenal sẽ làm giảm việc sử dụng oxygen ở não bộ trong quá trình gây mê thông qua việc ức chế hoạt động của các neuron. Nhờ vậy mà sẽ phòng ngừa được chứng nhồi máu não, não bị thiếu máu cục bộ và tổn thương sọ não. Bên cạnh đó, Gardenal còn ức chế hoạt động của các mô.

Gardenal ức chế hệ thần kinh trung ương với mọi mức độ từ an thần cho tới gây mê. Thuốc chỉ làm ức chế tạm thời những đáp ứng đơn synap ở hệ thần kinh trung ương. Không chỉ được sử dụng để chống co giật, Gardenal còn được dùng để điều trị hội chứng cai rượu. Bên cạnh đó, thuốc còn được chỉ định trong các cơn động kinh cục bộ.

Triệu chứng ngộ độc Gardenal

Ngộ độc Gardenal thường cho tác dụng chậm: Làm giảm phản xạ gân xương, hôn mê, đồng tử co, không có dấu hiệu thần kinh khu trú, còn phản xạ ánh sáng. Ở giai đoạn muộn, đồng tử sẽ bị giãn, suy hô hấp (ngừng thở kiểu ức chế hô hấp, thở yếu, viêm phổi). Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị rối loạn điều hòa thân nhiệt, trụy mạch, hạ thân nhiệt hoặc sốt cao.

Ngoài nguy cơ ngộ độc cấp thì sử dụng Gardenal có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhức đầu chóng mặt, buồn ngủ, ngủ gà, mất điều hòa động tác, lú lẫn, nhãn cầu bị rung lật, tâm trạng sợ hãi, hay gặp ác mộng. Nếu bạn dùng thuốc kéo dài thì sẽ dễ xảy ra tình trạng quen thuốc (ngộ độc mạn). Nếu bạn dừng thuốc đột ngột có nguy cơ gặp phải hội chứng cai thuốc với các biểu hiện như mất ngủ, co giật, mê sảng, đau xương khớp.

Tìm hiểu thêm: Ăn gừng cả vỏ có tốt không? Ăn gừng như thế nào là đúng cách?

Triệu chứng khi bị ngộ độc gardenal và cách điều trị2 Một trong những triệu chứng bị ngộ độc Gardenal đó là gây đau nhức xương khớp

Cách chẩn đoán ngộ độc Gardenal

  • Ngộ độc Gardenal ở mức độ nặng: Bệnh nhân bị hôn mê độ 3 – 4, nồng độ Gardenal trong máu > 4mg%.
  • Ngộ độc mức độ nhẹ: Bệnh nhân bị hôn mê độ 1 – 2, nồng độ Gardenal trong máu

Điều trị ngộ độc Gardenal

Tại tuyến xã

  • Khi nạn nhân mới uống Gardenal và còn tỉnh: Nên thực hiện việc gây nôn và cho uống than hoạt tính.
  • Nạn nhân đã hôn mê: Không gây nôn, đặt nạn nhân nằm nghiêng an toàn và chuyển tới bệnh viện gần nhất.
  • Nếu nạn nhân ngừng tim,ngừng thở thì nên tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn (thổi ngạt, ép tim).

Tại tuyến huyện

  • Cho nạn nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn.
  • Rửa dạ dày cho nạn nhân bằng nước sạch pha muối nếu nạn nhân đến sớm trước 6 giờ.
  • Truyền dịch cho bệnh nhân, đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi, bổ sung điện giải và nước kết hợp với việc dùng thuốc lợi tiểu.
  • Nếu bệnh nhân bị hôn mê thì cần cho thở máy và đặt nội khí quản.
  • Xét nghiệm dịch dạ dày, tìm độc chất ở trong nước tiểu.

Sau khi thực hiện các bước này, bệnh nhân cần phải được chuyển lên cấp tỉnh. Trong quá trình vận chuyển bệnh nhân, cần phải chú ý đảm bảo hô hấp cho bệnh nhân bằng việc bóp bóng ambu oxy.

Tại tuyến tỉnh

Trong trường hợp bệnh nhân đang tỉnh, bệnh nhân cần phải được rửa dạ dày nếu như chưa rửa ở tuyến huyện. Sau đó, bệnh nhân cần được uống thuốc nhuận tràng hoặc than hoạt.

Nếu bệnh nhân bị hôn mê, nạn nhân cần phải được đặt ống nội khí quản có bóng chèn và thông khí nhân tạo (thở máy hoặc bóp bóng). Bệnh nhân cũng cần được điều trị rối loạn tuần hoàn bằng cách bổ sung nước điện giải, dùng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc vận mạch nếu cần thiết. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được bảo đảm hô hấp và hệ tuần hoàn rồi mới tiến hành rửa dạ dày. Nếu xảy ra tình trạng nhiễm độc nặng, suy gan, suy thận thì bệnh nhân cần lọc máu ngoài thận. Tùy thuộc vào điều kiện trang bị mà có thể lọc màng bụng hoặc lọc thận nhân tạo. Kết hợp với đó, bệnh nhân cần được nâng đỡ cơ thể, điều trị hỗ trợ, chống suy hô hấp và bội nhiễm, chống loét.

Triệu chứng khi bị ngộ độc gardenal và cách điều trị3

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Vô sinh hiếm muộn có di truyền không?

Bệnh nhân bị nhiễm độc Gardenal cần được cấp cứu kịp thời

Trên đây là những vấn đề liên quan đến chứng ngộ độc Gardenal. Với nguồn thông tin hữu ích này, hy vọng bạn sẽ có được hướng phòng ngừa cũng như khắc phục khi không may bị nhiễm độc Gardenal nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *