Trụy mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Trụy mạch là một tình trạng bệnh lý cấp tính đe dọa đến tính mạng con người. Vậy trụy mạch là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Bạn đang đọc: Trụy mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Tim là một cơ quan quan trọng của cơ thể con người, chức năng của nó giống như một chiếc máy bơm không bao giờ ngừng hoạt động, với mỗi lần tim co bóp, máu mang oxy và chất dinh dưỡng sẽ được vận chuyển qua động mạch chủ đi khắp cơ thể để cung cấp cho nhu cầu trao đổi chất của cơ thể. Trụy mạch là tình trạng rất nguy kịch vì có thể khiến bệnh nhân tử vong tại chỗ nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy trụy mạch là gì? Làm sao để phòng ngừa. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Trụy mạch là gì?

Bình thường, nhịp đập của tim đều đặn và được điều khiển bởi hoạt động điện tim trong cơ thể. Hệ thống dẫn điện tim bao gồm nút xoang, nút nhĩ-thất, bó His, mạng Purkinje. Trong đó, nút xoang là gửi các xung điện khiến buồng tim co bóp đúng nhịp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Hệ thống điện của tim rất quan trọng với cơ thể vì nó xác định nhịp tim (tim đập nhanh hay chậm) và điều phối, tổ chức hoạt động đập của cơ tim để tim hoạt động hiệu quả theo từng nhịp đập. Những bất thường trong hệ thống điện của tim có thể gây ra các vấn đề về nhịp tim (quá nhanh hoặc quá chậm) hoặc làm gián đoạn hoàn toàn chức năng bình thường của tim và dẫn đến tình trạng trụy tim mạch.

Trụy mạch hay trụy tim mạch là tình trạng xảy ra khi hệ thống dẫn điện tim hoạt động bất thường, rối loạn nhịp tim, tim ngừng đột ngột tạm thời trong thời gian ngắn hoặc ngừng đập hẳn, khiến não bị thiếu oxy và không đủ cung cấp nhu cầu oxy cho các cơ quan của cơ thể, dẫn đến tổn thương não và tăng nguy cơ tử vong.

Trụy mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa1

Trụy mạch là tình trạng hệ thống dẫn điện tim hoạt động bất thường hay tim ngừng đột ngột

Nguyên nhân gây trụy tim mạch

Nguồn gốc của trụy tim mạch là do sự phát xung điện bất thường của hệ thống dẫn điện tim. Những bất thường này có thể đến từ rối loạn tính tự động của nút xoang, rối loạn tự khởi phát của các bộ phận dẫn truyền xung điện hoặc do rối loạn di truyền, gây ra rối loạn nhịp tim như tim nhanh, tim chậm, rung nhĩ, rung thất, loạn nhịp nhanh thất,… và cuối cùng dẫn đến trụy tim mạch.

Các yếu tố nguy cơ gây trụy tim mạch bao gồm:

  • Bệnh cơ tim: Một căn bệnh khiến cơ tim dày lên và hoạt động yếu đi, dẫn đến những bất thường nhịp tim.
  • Bệnh tim mạch vành: Là tình trạng xơ cứng các động mạch cung cấp máu cho tim do sự tích tụ chất béo trong thành động mạch. Điều này hạn chế khả năng bơm máu của tim. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây trụy mạch.
  • Dị tật van tim và bệnh tim bẩm sinh.
  • Hội chứng QT kéo dài: Hay còn được gọi là hội chứng tái cực chậm. Đây là một nhóm các hội chứng có khuynh hướng di truyền và dẫn đến rối loạn nhịp tim, ngất, co giật, thậm chí là đột tử.
  • Bệnh nhân thiếu kiểm soát các bệnh mãn tính: Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, tiểu đường, béo phì, bệnh phổi, bệnh tuyến giáp,…
  • Mất cân bằng chất điện giải trong máu: Chẳng hạn như natri hoặc kali.
  • Căng thẳng, lo lắng, hút thuốc, uống nhiều rượu hoặc caffeine và một số loại thuốc, chất bổ sung và các chất kích thích khác.

Tìm hiểu thêm: Tác hại của việc đi xe đạp quá nhiều và sai cách

Trụy mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa2
Các bệnh lý về tim là một trong các yếu tố nguy cơ gây trụy tim mạch

Triệu chứng của trụy mạch là gì?

Vì tim là máy bơm của cơ thể nên khi máy bơm bị hỏng thì tất cả các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy trụy tim mạch có nhiều triệu chứng đa dạng.

  • Khó thở: Chức năng bơm của tim kém khiến nước dễ tích tụ trong phổi, trao đổi oxy không đủ, khi vận động, làm việc, gắng sức bạn thường cảm thấy khó thở, trường hợp nặng thậm chí còn khó thở ngay cả khi nằm trên giường và bạn phải ngồi dậy. Đây là triệu chứng thường gặp nhất, khi nằm sẽ cảm thấy khó thở, cần phải ngồi dậy hoặc dùng gối nâng cao đầu và ngực để giảm bớt triệu chứng này.
  • Nhịp tim nhanh: Do cung lượng tim giảm nên nhịp tim nhanh để bù vào, gây ra cảm giác đánh trống ngực khi trụy tim mạch.
  • Tức ngực và đau ngực: Do cung lượng tim giảm và lượng máu mạch vành không đủ, dẫn đến tức ngực hoặc triệu chứng đau ngực.
  • Chóng mặt, choáng váng và té ngã đột ngột.

Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể lên cơn đau tim đột ngột, ngất xỉu, ngưng thở, tim ngừng đập tạm thời, não thiếu oxy và tổn thương não vĩnh viễn; thậm chí là tử vong đột ngột nếu không được cấp cứu kịp thời.

Các phòng ngừa trụy tim mạch

Điều quan trọng để phòng ngừa trụy tim mạch xảy ra là mọi người phải giữ cho trái tim mình khỏe mạnh, ngay cả khi không có vấn đề về tim. Để giữ cho trái tim khỏe mạnh rất đơn giản, sau đây là những cách bạn có thể thực hiện tại nhà:

  • Tập thể dục thường xuyên và điều độ;
  • Bỏ hút thuốc, rượu bia;
  • Duy trì cân nặng hợp lý;
  • Ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm có lợi cho tim như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, các loại đậu như đậu đen hoặc đậu xanh và protein nạc;
  • Tránh thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa;
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và ngăn ngừa bệnh trở nặng.

Trụy mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa3

>>>>>Xem thêm: Chống xuất tinh sớm bằng kem đánh răng liệu có hiệu quả?

Hãy bảo vệ trái tim bằng một lối sống lành mạnh

Tóm lại, trụy mạch là gì? Trụy mạch là tình trạng rối loạn chức năng cấp tính của tim và/hoặc mạch máu ngoại biên, dẫn đến lưu lượng máu không đủ cung cấp cho cơ thể, đặc biệt là não thiếu oxy, không đủ để duy trì ý thức. Để phòng ngừa được căn bệnh này, bạn cần chăm sóc bản thân sẽ mang lại cho bạn và trái tim cơ hội tốt nhất để ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim và bệnh tim.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *