U nang buồng trứng khi nào cần mổ?

U nang buồng trứng là bệnh thường gặp ở phụ nữ và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khả năng sinh sản nếu không điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: U nang buồng trứng khi nào cần mổ?

Phương pháp điều trị u nang buồng trứng phổ biến và hiệu quả nhất là phẫu thuật. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Vậy u nang buồng trứng khi nào cần mổ và cần lưu ý những gì? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của Kenshin nhé!

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là những cục nhỏ chứa đầy chất lỏng, phát triển trên hoặc trong buồng trứng. Hầu hết các u nang buồng trứng là lành tính và thường do thay đổi nội tiết tố, mang thai, lạc nội mạc tử cung hoặc nhiễm trùng vùng chậu.

Có nhiều loại u nang buồng trứng, trong đó phổ biến nhất là u nang cơ năng, chúng hình thành trong hoặc sau quá trình rụng trứng. U nang cơ năng thường vô hại, không gây triệu chứng và tự khỏi sau khoảng 2 tháng.

Ngoài u nang cơ năng, buồng trứng có thể phát triển các loại u nang khác, bao gồm u nang hữu cơ (u nang thủy tức, u nang màng nhầy, u nang bìu) và u nang nội mạc tử cung. Những loại u nang này càng nguy hiểm và dễ bị biến chứng, thậm chí là ung thư.

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là gì?

Nguyên nhân dẫn đến u nang buồng là gì?

Hiện nay, các nhà nghiên cứu và bác sĩ vẫn chưa thể đưa ra kết luận cho nguyên nhân gây ra u nang buồng trứng. Tuy nhiên, dưới đây là một số yếu tố được đánh giá là làm tăng nguy cơ hình thành u nang nước buồng trứng:

  • Có người từng mắc u nang buồng trứng trong tiền sử gia đình.
  • Môi trường sống và làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất hay các chất độc hại, khói thuốc lá, ô nhiễm.
  • Người lạm dụng thuốc tránh thai hay tự ý dùng thuốc tránh thai không theo chỉ định từ bác sĩ.
  • Người có tiền sử sảy thai hoặc nạo phá thai.
  • Phụ nữ không có con hoặc ít con thường có nguy cơ bị u nang nước buồng trứng cao hơn.
  • Chế độ ăn uống không cân đối kết hợp ít vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ.

Bệnh u nang buồng trứng nguy hiểm như thế nào?

U nang buồng trứng là một bệnh lý khá phổ biến và đến 90% trường hợp là u nang lành tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp u nang buồng trứng có thể phát triển gây các biến chứng nguy hiểm như:

  • Rong kinh kéo dài thậm chí là băng huyết và nguy hiểm đến tính mạng nếu khối u phát triển tăng kích thước lớn ngoài kiểm soát.
  • Xoắn u nang: Các u nang xoắn cuống với nhau thành vòng dễ tạo nên áp lực gây vỡ nang và xuất huyết. Những trường hợp này đều cần cấp cứu y tế nhanh chóng bởi xuất huyết từ u nang buồng trứng sẽ nhanh chóng đổ vào khoang phúc mạc chậu gây nhiễm trùng, đồng thời xuất huyết khiến bệnh nhân mất máu cấp, đe dọa đến tính mạng.
  • Vỡ u nang: U nang buồng trứng có thể tự vỡ do kích thước quá lớn hoặc do ngoại lực tác động từ bên ngoài như khi quan hệ tình dục thô bạo. Các u nang vỡ ra sẽ làm dịch và máu trong u nang tràn ra vùng chậu và gây đau đớn và mất máu nhiều máu dẫn đến sốc.
  • Vô sinh hiếm muộn: U nang buồng trứng khi phát triển quá mức sẽ chèn ép vòi trứng, ống dẫn trứng và cản trở tinh trùng gặp được trứng, làm giảm khả năng thụ thai. Đồng thời cũng ngăn cản quá trình trứng làm tổ trong tử cung. Từ đó, làm giảm khả năng mang thai ở những phụ nữ mắc phải u nang nước buồng trứng.
  • U nang buồng trứng ác hóa (hiếm gặp). Mặc dù là một dạng khối u lành tính nhưng u nang buồng trứng cũng có nguy cơ ác hóa – tức là phát triển thành ung thư buồng trứng. Dấu hiệu để “đánh dấu” chuyển đổi từ lành tính sang ác tính là khi xuất hiện các u nhú trên bề mặt các khối u nang buồng trứng dạng nước.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Giãn tĩnh mạch nông chi dưới là gì?

U nang buồng trứng có thể gây vô sinh, hiếm muộn

U nang buồng trứng có thể gây vô sinh, hiếm muộn

U nang buồng trứng khi nào cần mổ?

Trên thực tế, không phải tất cả các u nang buồng trứng đều cần điều trị. Do đó, bác sĩ có thể khuyên bạn nên theo dõi và đợi một thời gian để xem liệu nó có biến mất sau một hoặc hai chu kỳ kinh nguyệt hay không.

Nếu bạn không thoải mái với u nang buồng trứng, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Motrin, Advil), naproxen (Aleve),…

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mổ là cần thiết để điều trị u nang buồng trứng. Ngoài kích thước của khối u, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật u nang buồng trứng nếu:

  • U nang bị nghi ngờ có liên quan đến ung thư buồng trứng.
  • Các khối u là u nang thực thể hoặc u nang do lạc nội mạc tử cung.
  • U nang có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như đau dữ dội ở vùng bụng dưới. Đây có thể là dấu hiệu của việc u nang bị vỡ hoặc xoắn, cần phải can thiệp ngay để cứu sống bệnh nhân.
  • Bệnh nhân đang trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh và không có ý định sinh sản.

Loại phẫu thuật (mổ nội soi hoặc mổ hở) sẽ được lựa chọn dựa trên bản chất của khối u, tiền sử bệnh, kế hoạch hóa gia đình, tiền sử ung thư của bản thân và gia đình, và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Một số người chỉ cần nội soi đơn giản để loại bỏ khối u, trong khi những người khác có thể yêu cầu cắt bỏ buồng trứng.

U nang buồng trứng khi nào cần mổ?

>>>>>Xem thêm: Nhiệt độ nước vòi sen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

U nang buồng trứng khi nào cần mổ?

Một số lưu ý sau khi mổ u nang buồng trứng

  • Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân nên thiết lập một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm chứa sắt, vitamin, canxi, thực phẩm giàu omega-3,… Đặc biệt, nên chế biến bằng cách hầm hoặc ninh nhừ để thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và tránh gây ảnh hưởng tới vết mổ.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mềm và không bao giờ bó sát để tránh làm vết mổ bị thương và nhiễm trùng.
  • Lưu ý vệ sinh vùng kín thường xuyên, không nên thụt rửa, tắm bồn, bơi lội.
  • Nghỉ ngơi và để cơ thể được phục hồi hoàn toàn.
  • Tinh thần phải luôn thoải mái, vui vẻ, có thể đi lại vận động nhanh.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp được thắc mắc u nang buồng trứng khi nào cần mổ. U nang buồng trứng là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Vì vậy, chị em không nên chủ quan mà hãy luôn theo dõi bản thân để phát hiện các triệu chứng bất thường và thực hiện khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời.

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *