Ù tai gây mất ngủ là tình trạng phổ biến và không mấy xa lạ với nhiều người. Đây không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan. Vậy hiện tượng này có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của chúng ta? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Ù tai gây mất ngủ có nguy hiểm không?
Ù tai gây mất ngủ có thể ảnh hưởng rất lớn đến thể chất cũng như tâm lý của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây ra do đâu? Mức độ nguy hiểm như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.
Ù tai gây mất ngủ khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu
Contents
Hiện tượng ù tai là gì?
Ù tai là hiện tượng người bệnh nghe thấy những âm thanh lạ như tiếng nước chảy, tiếng ve kêu, tiếng gió thổi…mà những âm thanh này không xuất phát từ bên ngoài mà có nguồn gốc từ chính hệ thính giác hoặc các cơ quan lân cận, người bệnh tự cảm nhận được và người khác thường không nghe thấy.
Hiện tượng này có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai tai, diễn ra liên tục hoặc trong từng thời điểm nhất định tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bạn đang gặp phải. Triệu chứng thường trở nên nghiêm trọng khi ở trong không gian yên tĩnh, đặc biệt về ban đêm. Đôi khi đi kèm với một số triệu chứng khác như nghe kém, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Tại sao ù tai thường gây mất ngủ và ngược lại?
Đa số những người bệnh đều bị mất ngủ thường xuyên, khó đi vào giấc ngủ, thức giấc giữa đêm và sáng sớm bởi sự ảnh hưởng của những tiếng ồn do chứng ù tai gây ra. Ngược lại, mất ngủ trong thời gian dài và liên tục sẽ khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
Đây cũng là nguyên nhân khiến chứng ù tai trở nên nghiêm trọng hơn. Như vậy, ù tai và mất ngủ có mối liên quan mật thiết với nhau: Mức độ ù tai càng lớn thì người bệnh càng dễ mất ngủ hoặc khó ngủ và ngược lại.
Ù tai gây mất ngủ không nguy hiểm nhưng nó sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, khiến tâm trạng lo lắng, cơ thể thiếu sức sống thậm chí có thể bị điếc tai, suy giảm thính lực nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, tình trạng này kéo dài và liên tục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân ù tai gây mất ngủ là gì?
Khi thấy các dấu hiệu bị ù tai gây mất ngủ thì bạn cần tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị càng sớm càng tốt. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Dưới đây là một số nguyên nhân mà Kenshin đã tổng hợp được.
- Do tuổi tác: Sự lão hóa khi về già khiến thính lực ngày càng suy giảm dẫn đến sự xuất hiện chứng ù tai.
- Tiếp xúc với tiếng ồn: Việc tiếp xúc trong thời gian dài với những âm thanh có âm lượng lớn như lễ hội âm nhạc, tiếng nổ…hay những âm thanh quá đột ngột có thể ảnh hưởng đến tai của bạn và gây ra chứng ù tai.
- Ráy tai: Sự tắc nghẽn do ráy tai quá nhiều đôi khi cũng có thể gây ra những âm thanh ảo trong tai.
- Do chấn thương: Phần tai trong, dây thần kinh thính giác hoặc chức năng não liên quan đến thính giác có thể bị ảnh hưởng bởi chấn thương đầu, mặt, cổ, chấn thương vỡ xương đá, rách màng nhĩ. Những chấn thương như vậy thường chỉ gây ù tai một bên.
Chấn thương đầu hoặc hoặc cổ có thể gây ù tai
- Do bệnh lý: Các bệnh lý về tai như viêm ống tai ngoài, nấm ống tai, trong tai hay não có khối u hoặc các bệnh về hệ thống mạch máu như phình động mạch, tăng huyết áp cũng là những nguyên nhân tiềm ẩn của ù tai gây mất ngủ. Ngoài ra, ù tai có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh Meniere – một chứng rối loạn tai trong do áp suất dịch tai trong bất thường gây ra hay rối loạn chức năng ống Eustachian. Đây đều là những nguyên nhân khác ít gặp gây ù tai.
- Thay đổi xương tai: Xương trong tai giữa có chức năng dẫn truyền âm thanh trong tai. Sự tăng trưởng bất thường của các khối u trong tai hay sự phát triển bất thường của xương sẽ gây cứng xương trong tai giữa (xơ cứng tai). Điều này sẽ khiến thính giác bị tổn thương và gây nên sự ù tai.
- Do thuốc: Tác dụng phụ khi dùng một số loại thuốc gây tổn thương đến tế bào thính giác của tai như aspirin, gentamycin, streptomycin.
Tìm hiểu thêm: Cách xử lý khi vết bỏng bô xe máy bị phồng
Ngộ độc thuốc cũng là nguyên nhân của chứng ù tai gây mất ngủNgoài ra stress, áp lực công việc, trầm cảm, mệt mỏi…cũng là những nguyên nhân gia tăng sự ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của chứng ù tai. Vì vậy, xây dựng một giấc ngủ tốt và tâm lý ổn định là rất cần thiết.
Biện pháp giúp cải thiện tình trạng ù tai gây mất ngủ
Giấc ngủ không những đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng chứng ù tai. Ù tai gây mất ngủ về lâu dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm hiệu quả làm việc và ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng này, cụ thể là:
- Vệ sinh tai đúng cách: Dùng khăn mềm làm sạch xung quanh khoang tai, sau đó nhờ sự trợ giúp của bác sĩ để vệ sinh bằng dụng cụ chuyên dụng.
- Giữ cho tai luôn khô ráo: Luôn đảm bảo đôi tai của bạn luôn được khô ráo bằng cách lau khô sau khi tắm hoặc bơi lội vì độ ẩm trong tai tương đối cao, là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng, viêm nhiễm.
- Không nghe những âm thanh quá lớn trong thời gian dài: Giảm tiếng ồn của radio, đài vô tuyến, nghe nhạc ở mức âm lượng vừa phải. Không ở quá lâu tại những môi trường có âm thanh ồn ào.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm thai 17 tuần tuổi: Cột mốc quan trọng mà mẹ bầu cân·
Nghe nhạc ở mức âm lượng vừa phải để bảo vệ đôi tai của bạn- Giải tỏa căng thẳng: Căng thẳng và chứng ù tai có mối liên quan mật thiết với nhau. Do đó, phải luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái để cuộc sống của bạn không bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: Tập luyện những bài tập vừa sức giúp cải thiện dòng máu chảy đến tai và thính giác được khỏe mạnh hơn.
- Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lí và khoa học: Sắt, kẽm, vitamin C và vitamin E đều là những khoáng chất và nhóm vitamin giúp làm giãn mạch máu, khôi phục các tế bào thần kinh ở tai, tăng cường miễn dịch chống nhiễm trùng tai mà người bệnh cần bổ sung hằng ngày để giúp giảm chứng ù tai, cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Ngoài ra, cần lưu ý và tránh những thực phẩm, đồ uống gây hại cho thính giác như rượu, bia, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, caffeine…vì sẽ khiến tình trạng ù tai trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không được tự động mua thuốc để điều trị và ngoáy tai gây tổn thương khi chưa có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu đã thực hiện những cách trên mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và các vấn đề sức khỏe mà bạn đang mắc phải để có hướng xử trí kịp thời, tránh ủ bệnh lâu dài biến thể thành mạn tính.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “Ù tai gây mất ngủ có nguy hiểm không?” cũng như hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh này và có những biện pháp phù hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. Kenshin chúc bạn đọc sức khỏe và đừng quen theo dõi những thông tin y tế mới nhất được cập nhật tại website Kenshin nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể