Trong phác đồ chữa trị u tuyến yên, can thiệp ngoại khoa là kỹ thuật thường được áp dụng. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân băn khoăn khi bị u tuyến yên có nên mổ không? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về lợi ích và rủi ro của phương pháp điều trị này nhé!
Bạn đang đọc: U tuyến yên có nên mổ không? Lợi ích và rủi ro khi phẫu thuật u tuyến yên
Người mắc u tuyến yên có nên mổ không? Tuy can thiệp phẫu thuật là phương pháp điều trị được lựa chọn phổ biến nhưng cũng như những biện pháp chữa trị bệnh khác, mổ cắt u tuyến yên cũng đem lại rủi ro song song với lợi ích chữa trị. Bởi vậy, người bệnh cần trao đổi chi tiết với bác sĩ điều trị để đưa ra lựa chọn hiệu quả, tối ưu nhất cho quá trình điều trị.
Thông tin về u tuyến yên
Trước khi đến với thắc mắc rằng u tuyến yên có nên mổ không, hãy cùng điểm qua những thông tin quan trọng về bệnh lý này nhé! U tuyến yên là một trong bốn loại u não phổ biến, thường xuất hiện do sự tăng trưởng không đều của các tế bào thùy trước tuyến yên.
Đây là một loại u lành tính, có tốc độ phát triển chậm. Tuy nhiên, dù là u lành tính nhưng vẫn có thể gây ra những vấn đề sức khỏe liên quan đến quá trình điều hòa hormone, ảnh hưởng tới chức năng nội tiết của cơ thể.
Mặc dù phần lớn u tuyến yên không nguy hiểm nhưng chúng có thể gây ra các rối loạn trong quá trình sản xuất hormone, tác động đến sự cân bằng nội tiết, gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm thay đổi trạng thái tâm lý, tăng cân, mệt mỏi và những vấn đề liên quan đến hệ thống tiêu hóa.
Trong trường hợp u tuyến yên lớn, khối u dễ gây chèn ép vào các cấu trúc xung quanh, gây áp lực lên mô não, ảnh hưởng đến thị lực. Điều này đặt ra nhu cầu phải can thiệp, điều trị xử lý khối u.
Phương pháp chính để điều trị u tuyến yên là thông qua phẫu thuật. Phẫu thuật giúp loại bỏ hoặc giảm kích thước của khối u, đồng thời tránh ảnh hưởng đến các vùng lân cận của não bộ. Quá trình phẫu thuật cũng nhằm phục hồi chức năng tuyến yên, giảm triệu chứng liên quan.
Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của khối u như vị trí, kích thước, loại hormone sản xuất, bác sĩ sẽ quyết định sử dụng phương pháp phẫu thuật khác nhau. Hiện nay, mổ nội soi đường xương bướm (dưới mũi), mổ nội soi qua sọ hoặc mở hộp sọ là những phương pháp phổ biến để loại bỏ u tuyến yên.
Người bệnh mắc u tuyến yên có nên mổ không?
Vậy có phải mọi trường hợp người bệnh bị u tuyến yên có nên mổ không? Quyết định này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm tình trạng sức khỏe cụ thể cũng như mức độ ảnh hưởng của u đối với sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là những lợi ích của kỹ thuật can thiệp mổ xử trí khối u cần xem xét khi đưa ra quyết định điều trị, bao gồm:
- Loại bỏ khối u: Khi u tuyến yên gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, không thể kiểm soát bằng phương pháp điều trị nội khoa, việc loại bỏ hoàn toàn khối u thông qua phẫu thuật có thể là một giải pháp hữu ích.
- Giảm kích thước khối u: Trong trường hợp u tuyến yên là u lành tính, phẫu thuật có thể đặt mục tiêu loại bỏ một phần của khối u thay vì cắt bỏ hoàn toàn vùng tổn thương. Điều này giúp giảm kích thước tác động của u, đồng thời kiểm soát triệu chứng bệnh hiệu quả. Quá trình này thường được thực hiện bằng cách sử dụng phẫu thuật mổ nội soi để bảo toàn nhiều nhất vùng mô não bị ảnh hưởng.
- Lập lại cân bằng nội tiết: Nếu khối u tuyến yên gây ra sản xuất hormone quá mức, phẫu thuật cũng có thể đóng vai trò trong việc kiểm soát các hormone như prolactin, cortisol hoặc hormone tăng trưởng GH, giúp duy trì sự cân bằng nội tiết trong cơ thể.
- Đảm bảo chức năng tuyến yêu: Mục tiêu của phẫu thuật không chỉ là loại bỏ khối u mà còn là bảo toàn chức năng tuyến yên. Quá trình điều trị này nhằm đảm bảo tuyến yên vẫn có khả năng sản xuất các hormone cần thiết sau phẫu thuật, nhằm duy trì và phục hồi chức năng tổng thể của tuyến yên.
Tuy nhiên, quyết định mổ hay không nên dựa trên sự đánh giá chính xác của bác sĩ. Trong đó bao gồm đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh kết hợp xem xét đặc điểm cụ thể của u tuyến yên. Điều này hỗ trợ quyết định đưa ra lựa chọn phẫu thuật phù hợp, tối ưu nhất cho từng trường hợp cá nhân.
Tìm hiểu thêm: Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt không tốn nhiều chi phí
Rủi ro khi phẫu thuật điều trị u tuyến yên
Để đưa ra lựa chọn cho câu hỏi rằng u tuyến yên có nên mổ không, người bệnh cũng cần cân nhắc về biến chứng hậu phẫu có thể gặp phải. Phẫu thuật điều trị u tuyến yên là một quyết định lớn đối với người bệnh.
Giống mọi phương pháp điều trị y tế, mổ u tuyến yên đi kèm với một số rủi ro, thách thức cần đối mặt. Dưới đây là một số nguy cơ liên quan đến quá trình phẫu thuật u mà người bệnh cần biết, cụ thể:
- Nhiễm khuẩn hậu phẫu: Nhiễm trùng là một trong những rủi ro phổ biến sau phẫu thuật. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt, đồng thời phối hợp với cán bộ y tế để theo dõi tình trạng sau mổ, giúp phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào.
- Biến đổi chức năng của tuyến yên: Quá trình phẫu thuật u tuyến yên có thể gây ra tổn thương, thay đổi chức năng của tuyến yên. Điều này thường ảnh hưởng đến quá trình cân bằng hormone trong cơ thể. Bởi vậy, kỹ thuật cắt u tuyến yên yêu cầu bác sĩ phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc loại bỏ khối u và bảo toàn chức năng tuyến yên sao cho hiệu quả nhất.
- Tổn thương mô lân cận: Tuyến yên liên quan chặt chẽ đến hệ thống dây thần kinh và mạch máu phức tạp vùng sọ não tương ứng. Do đó, phẫu thuật u tuyến yên có thể ảnh hưởng đến các mô xung quanh. Bác sĩ cần phải đánh giá, dự đoán các yếu tố nguy cơ để đảm bảo an toàn cho cả quá trình phẫu thuật lẫn phục hồi sau đó.
- Rối loạn nội tiết sau mổ u tuyến yên: Phẫu thuật u tuyến yên có thể gây ra rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến cân nặng, khả năng hấp thụ và dự trữ chất béo cũng như sản xuất hormone. Việc điều chỉnh hormone sau phẫu thuật có thể được chỉ định để duy trì sự cân bằng nội tiết, ngăn chặn các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
>>>>>Xem thêm: Nên áp dụng cách chườm nóng trong trường hợp nào?
Thông qua bài viết trên, Kenshin xin giải đáp băn khoăn về câu hỏi “Người bệnh bị u tuyến yên có nên mổ không?”. Quyết định về can thiệp mổ xử trí u tuyến yên yêu câu sự đánh giá kỹ lưỡng từ phía bác sĩ về lợi ích và rủi ro của kỹ thuật này. Việc hiểu rõ về những lợi ích điều trị và biến chứng sau mổ có thể xuất hiện sẽ giúp người bệnh đưa ra quyết định phù hợp, tối ưu hóa kết quả điều trị.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể