Vàng lưỡi là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, do nhiều nguyên nhân gây nên. Màu sắc của lưỡi thay đổi có thể liên quan đến bệnh lý nên nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên theo dõi thêm dấu hiệu và đến bệnh viện thăm khám để tránh tình trạng chuyển nặng.
Bạn đang đọc: Vàng lưỡi biểu hiện của bệnh gì? Làm thế nào khi bị vàng lưỡi?
Nhiều người khi nhận thấy lưỡi đổi màu, cụ thể là vàng lưỡi thì không khỏi lo lắng không biết mình đang mắc bệnh gì, có nặng hay không. Để biết bệnh vàng lưỡi liên quan đến bệnh gì, Kenshin mời bạn cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Vàng lưỡi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Lưỡi bình thường sẽ có màu hồng hoặc hồng nhạt kèm theo lớp phủ mỏng màu trắng bên trên bề mặt lưỡi. Sắc thái hồng tự nhiên của lưỡi có thể có mức độ đậm nhạt khác nhau do nhiều yếu tố và cơ địa mỗi người. Lưỡi khỏe mạnh sẽ có nhiều mô nhú trên bề mặt và hai bên, các nhú này thường có dạng nốt sần nhỏ, kết cấu thô ráp và nhiều thịt.
Theo tài liệu y học cổ truyền, phương pháp xem màu sắc, tình trạng lưỡi có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý. Bác sĩ cũng thường xuyên dựa vào màu lưỡi, hình dáng lưỡi, màu sắc, kích thước, lớp phủ trên lưỡi để chẩn đoán triệu chứng bệnh.
Vậy vàng lưỡi là bệnh gì? Lưỡi vàng là sự thay đổi màu sắc của lưỡi từ màu hồng tự nhiên. Tình trạng vàng lưỡi có xu hướng xảy ra khi các tế bào chết, vi khuẩn hoặc các hạt đổi màu tích tụ số lượng lớn trên bề mặt lưỡi, từ đó khiến lưỡi cũng bị đổi thành màu vàng.
Đây có thể là tình trạng tạm thời, không gây hại đến sức khỏe và dần biến mất theo thời gian nhưng cũng có một số trường hợp vàng lưỡi liên quan mật thiết đến sức khỏe, ví dụ như bệnh vàng da và điều cần làm lúc này là xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh và tiến hành chữa trị. Ngoài vàng da thì vàng lưỡi cũng có thể do các bệnh khác như:
Lưỡi lông vàng lông đen: Khá nhiều người bị vàng lưỡi do da chết và thực phẩm tích tụ trên bề mặt lưỡi qua thời gian dài. Tình trạng này khá phổ biến khi những u nhú trên mặt lưỡi bị sưng to, thô ráp hơn thông thường. Sự tích tụ vật chất này có thể kết hợp với vi khuẩn, các loại nấm men trong miệng tạo nên hiện tượng lưỡi vàng lông đen. Các dấu hiệu kèm theo có thể là hôi miệng, có vị lạ trong miệng, cảm thấy có vị kim loại trên lưỡi,…
Dùng nhiều thuốc kháng sinh: Một nguyên nhân nữa cũng khiến vàng lưỡi là do thuốc kháng sinh. Khi người bệnh sử dụng số lượng lớn thuốc kháng sinh có thể khiến lưỡi đổi màu, cụ thể là màu vàng do hệ vi sinh vật trong khoang miệng bị mất cân bằng, tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm men hình thành và sinh sôi nảy nở nhiều trong khoang miệng.
Sản phẩm chăm sóc răng miệng: Một số trường hợp bệnh nhân bị vàng lưỡi có liên quan đến sản phẩm chăm sóc răng miệng. Các sản phẩm chăm sóc răng miệng như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, nước súc miệng,… có chứa các hoạt chất, chất tạo màu,… làm cho lưỡi chuyển sang màu vàng. Khi gặp hiện tượng này bạn nên kiểm tra lại chế độ chăm sóc răng miệng của mình và đến gặp bác sĩ khi cần.
Bệnh vàng da: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng vàng lưỡi. Một số trường hợp bệnh nhân có biểu hiện đầu của bệnh vàng da hoặc vấn đề về gan là vàng lưỡi. Khi cơ thể, làn da hoặc màu sắc lưỡi thay đổi bất thường bạn cần đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có cách chữa trị thích hợp.
Nhiễm trùng: Bệnh nhiễm trùng tiết niệu đôi khi có thể khiến bề mặt lưỡi như phủ một lớp bột màu vàng bất thường. Tuy vậy tình trạng này cũng biểu hiện đường hô hấp trên có khả năng bị nhiễm trùng nên tốt nhất bạn vẫn cần đi khám sớm.
Nguyên nhân khác: Những nguyên nhân khác khiến lưỡi đổi màu vàng bao gồm hôi miệng, trào ngược axit dạ dày thực quản, lưỡi địa lý, cơ thể mất nước, khô miệng, hút thuốc lá quá nhiều, kích ứng lưỡi, ăn uống thực phẩm quá nóng, ăn nhiều kẹo,…
Yếu tố tăng nguy cơ bị vàng lưỡi
Có thể có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ làm lưỡi bị vàng như vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá nhiều, ăn trầu cau, uống cà phê và trà nhiều, uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích, mất nước, ung thư miệng, bệnh tự miễn, vấn đề thần kinh,…
Khi bị vàng lưỡi người bệnh nên đi khám sớm để chẩn đoán bệnh lý liên quan và tiến hành chữa trị kịp thời. Một số trường hợp người bệnh bị đổi màu lưỡi cần can thiệp y tế bao gồm:
- Đi kèm triệu chứng vàng da bao gồm cơ thể bị vàng, tròng mắt trắng, da bầm tím bất thường, sốt, nôn mửa, tiêu chảy ra máu, đau bụng dữ dội,…
- Màu lưỡi thay đổi bất thường so với màu sắc thông thường của lưỡi.
- Màu lưỡi bị vàng không thay đổi dù để điều chỉnh lại chế độ ăn uống, cách chăm sóc, sản phẩm chăm sóc răng miệng, thói quen sinh hoạt,… trong 2 tuần.
- Người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu kèm với tình trạng vàng lưỡi.
- Có biểu hiện nghiêm trọng nhưng không rõ ràng.
- Các tế bào hạt trên lưỡi nổi rõ hơn, hình thành một lớp dày như lớp lông.
Tìm hiểu thêm: Sống khép kín là gì? Sống khép kín có phải là bệnh lý về tâm thần không?
Làm thế nào để cải thiện tình trạng vàng lưỡi?
Khi phát hiện tình trạng vàng lưỡi không đi kèm biểu hiện đau nhức hoặc khó chịu nào khác bạn nên điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc răng miệng,… một thời gian để xác định hiện tượng này có liên quan đến bệnh lý bên trong cơ thể hay không. Một số biện pháp để cải thiện phần nào tình trạng vàng lưỡi bạn nên áp dụng gồm:
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên đúng cách theo chỉ dẫn của nha sĩ. Bạn cũng nên sử dụng thêm nước súc miệng, bao gồm dung dịch nước và hydro peroxide nhằm tiêu diệt vi khuẩn có hại trong miệng. Đặc biệt người bệnh nên lựa chọn các loại nước súc miệng có nguồn gốc từ thiên nhiên, thảo dược để gỡ bỏ phần nào lớp vàng trên bề mặt lưỡi, đem lại hơi thở thơm tho tự nhiên.
- Sử dụng thêm dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng định kỳ để góp phần cải thiện hiện tượng vàng lưỡi. Người bệnh cũng không nên sử dụng bàn chải đánh răng để chà lưỡi vì có thể khiến bề mặt lưỡi tổn thương và tình trạng vàng lưỡi nặng hơn.
- Uống thêm nước khoáng hàng ngày để bổ sung nước cho cơ thể, tránh để miệng quá khô dễ gây hôi miệng, vàng lưỡi.
- Tăng cường chất xơ trong bữa ăn hàng ngày để giảm triệu chứng khó chịu ở dạ dày, bao gồm trào ngược dạ dày thực quản, đầy hơi, đau bụng, ợ chua,… khiến lưỡi đổi màu.
- Hạn chế sử dụng thức uống có cồn, có nhiều đường.
- Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu, tinh bột hoặc đồ ăn có phẩm màu.
>>>>>Xem thêm: Ca ghép thận lợn được chỉnh sửa gen cho người đầu tiên trên thế giới
Mong rằng những chia sẻ trên từ Kenshin đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng vàng lưỡi. Khi nhận thấy dấu hiệu bị vàng lưỡi kèm theo các biểu hiện bất thường khác, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ hỗ trợ tư vấn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể