Hiện tượng vết trắng cổ tử cung khiến nhiều chị em lo lắng về nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu cơ chế hình thành tổn thương cũng như phân loại vết trắng lành tính hay là dấu hiệu tiền ung thư nhé!
Bạn đang đọc: Vết trắng cổ tử cung: Cơ chế bệnh, phân loại tổn thương và cách xử trí chị em nên biết
Vết trắng cổ tử cung hình thành do sự biến đổi biểu mô cổ tử cung, bao gồm tiến trình phì đại kết hợp keratin hóa. Chính sự biến đổi mô cổ tử cung từ màu hồng sang màu trắng sáng khiến nhiều chị em băn khoăn rằng đây có phải dấu hiệu của ung thư cổ tử cung không? Tùy vào kết quả thăm khám lâm sàng và sinh thiết xác định tính chất tổn thương mà bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn điều trị phù hợp.
Xuất hiện vết trắng cổ tử cung là gì?
Vết trắng cổ tử cung, hay còn được gọi là leukoplakia, là một biểu hiện đặc trưng trên cổ tử cung gây ra lo ngại về nguy cơ ung thư. Vết trắng cổ tử cung được miêu tả là một mảng trắng bám chắc trên màng nhầy của cổ tử cung.
Điều này thường liên quan đến quá trình phì đại của các lớp biểu mô cổ tử cung kèm keratin hóa, dẫn đến việc chuyển biến màu sắc của mô từ màu hồng tự nhiên sang màu trắng. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp vết trắng cổ tử cung đều dẫn đến ung thư nhưng hiện tượng này vẫn là một dấu hiệu cảnh báo quan trọng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vết trắng cổ tử cung có thể là biểu hiện của sự biến đổi tế bào tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung sớm. Do đó, việc theo dõi cũng như điều trị các tổn thương này cần được chú trọng để ngăn chặn sự phát triển của ung thư.
Để chẩn đoán vết trắng cổ tử cung, bác sĩ thường sử dụng dụng cụ mỏ vịt kết hợp với ánh sáng đèn soi để kiểm tra cổ tử cung của bệnh nhân. Sau khi xác định được vết trắng, các phương pháp điều trị bao gồm việc loại bỏ vết trắng thông qua phẫu thuật hoặc tiếp tục theo dõi tiến triển của vết tổn thương nếu đây là dạng vết trắng lành tính.
Bên cạnh đó, công tác phòng tránh bệnh là một phần không thể thiếu trong việc ngăn chặn sự phát triển của ung thư cổ tử cung. Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh thân thể sạch sẽ thì việc khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề và biến đổi của cổ tử cung, bao gồm cả vết trắng.
Thăm khám sớm, phát hiện để điều trị kịp thời hoặc theo dõi tổn thương lành tính thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, đồng thời cải thiện kết quả điều trị bệnh nếu có bởi điều trị sớm giúp quá trình chữa trị đáp ứng tốt hơn.
Phân loại tính chất của vết trắng
Tính chất của vết trắng phản ánh sự biến đổi của niêm mạc cổ tử cung, từ đó có thể đưa ra những dấu hiệu quan trọng về tình trạng sức khỏe. Dưới đây là phân loại các tính chất của vết trắng cổ tử cung dựa trên các đặc điểm cụ thể:
- Dạng phẳng: Vết trắng cổ tử cung dạng phẳng thường được mô tả là một mảng trắng bám chắc trên màng nhầy của cổ tử cung. Bề mặt của vết trắng này phẳng, không lồi lên đáng kể so với vùng biểu mô xung quanh. Cấu trúc dạng vảy phân tầng vẫn được bảo tồn, thường được phát hiện trong các lần kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ.
- Dạng sùi: Vết trắng cổ tử cung dạng sùi thường xuất hiện với các đặc điểm như bề mặt lồi lên không đồng nhất, giống như bề mặt của mụn cóc. Các mảng trắng có thể nổi lên cao hơn mức bề mặt của vùng niêm mạc cổ tử cung, tạo ra sự không đồng nhất, phản ánh sự thay đổi bề mặt của cổ tử cung.
- Dạng loét: Vết trắng cổ tử cung dạng loét thường được mô tả là những tổn thương trong lòng vết trắng, dưới dạng xói mòn hoặc vết nứt, vỡ ra. Đây là dạng vết trắng cổ tử cung cần được chú ý vì có thể là dấu hiệu của các quá trình tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung.
Tìm hiểu thêm: Chứng chán ăn ở người lớn chớ xem thường để tránh ảnh hưởng sức khỏe
Xử trí khi hình thành vết trắng cổ tử cung
Khi phát hiện vết trắng cổ tử cung, quá trình xử trí hay điều trị yêu cầu sự đánh giá từ chuyên gia y tế. Đầu tiên, bác sĩ cần thăm khám lâm sàng bằng mỏ vịt để xem xét tổng quan vết trắng cùng vùng mô xung quanh cổ tử cung. Chuyên gia sẽ kết hợp giữa quan sát thực nghiệm lâm sàng cùng với xét nghiệm cận lâm sàng để xác định tính chất của vết tổn thương.
Một phương pháp phổ biến để xác định tính chất của vết trắng cổ tử cung là thực hiện phết tế bào học. Quá trình này bao gồm việc cạo lấy một ít tế bào từ bề mặt của mảng trắng để tiến hành kiểm tra dưới kính hiển vi.
Tuy nhiên, phương pháp này này không phải là kỹ thuật chẩn đoán xác định bệnh, có thể cần kết hợp với các biện pháp thăm dò khác để đưa ra đánh giá chính xác hơn.
Nếu cần, bước tiếp theo là soi cổ tử cung để xác định ranh giới cũng như kích thước của vết trắng. Quá trình này cho phép các chuyên gia y tế có cái nhìn rõ ràng, chi tiết hơn về vùng tổn thương, từ đó giúp đưa ra quyết định về phương pháp điều trị.
Trong các phương pháp cận lâm sàng, tiêu chuẩn đáng tin cậy nhất là việc thực hiện sinh thiết, đặc biệt kết hợp máy soi cổ tử cung. Kết quả từ quá trình phân tích mẫu sinh thiết cung cấp thông tin chính xác nhất về tính chất của vết trắng, từ đó định hình quyết định về phương pháp điều trị tiếp theo.
Dựa trên kết quả của các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu vết trắng lành tính, bác sĩ có thể theo dõi hoặc loại bỏ đơn giản. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ biểu hiện nào của khối u ác tính phát triển, bác sĩ sẽ cần phân loại giai đoạn, đồng thời lên kế hoạch điều trị triệt để nếu cần.
Tất cả các phương pháp điều trị thường được thực hiện trên cơ sở ngoại trú, thường được ưu tiên vào ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 2 tuần đến 2 tháng, tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của vết trắng.
>>>>>Xem thêm: Ráy tai nhiều có bị sao không?
Thông qua bài viết trên, Kenshin xin gửi tới quý độc giả thông tin về hiện tượng hình thành vết trắng cổ tử cung. Mong bạn đọc đã có kiến thức bổ ích về tình trạng này cũng như quyết định xử trí phù hợp dựa trên tính chất tổn thương. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết mới về nhiều chủ đề sức khỏe đa dạng của Kenshin nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể