Vì sao bạn không kiểm soát được cảm xúc? Biểu hiện và cách điều trị

Không kiểm soát được cảm xúc là một vấn đề về tâm thần kinh mà nhiều người đang gặp phải. Trong phạm vi bài viết này, Kenshin sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị trong trường hợp không thể kiểm soát được cảm xúc bản thân.

Bạn đang đọc: Vì sao bạn không kiểm soát được cảm xúc? Biểu hiện và cách điều trị

Có thể kiểm soát cảm xúc hiệu quả là một kỹ năng vô cùng quan trọng mà không phải ai cũng có được. Có người không kiểm soát được cảm xúc do tính cách bộc trực, nóng nảy. Có người dễ bị cảm xúc chi phối do thiếu kinh nghiệm sống. Nhưng cũng có những người không làm chủ được cảm xúc của bản thân do vấn đề về tâm lý. Dù nguyên nhân là gì, không kiểm soát được cảm xúc cũng mang đến nhiều hệ lụy phiền phức.

Thế nào là không kiểm soát được cảm xúc?

Bạn có biết cảm xúc là gì không? Cảm xúc được coi là một phương tiện để bộ não phản ánh nội tâm của chúng ta. Cảm xúc là một dạng thông tin phản hồi của mỗi cá nhân với sự việc, sự vật, hiện tượng, con người xung quanh họ. Cảm xúc rất đa dạng từ vui, buồn, giận dữ, ghen tị, căm hận, tự hào, vui vẻ, hạnh phúc,… Chúng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ của mỗi cá nhân với thế giới xung quanh.

Không kiểm soát được cảm xúc: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 1

Không thể kiểm soát cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống theo nhiều cách khác nhau

Không kiểm soát được cảm xúc hay mất kiểm soát cảm xúc là tình trạng một người không có khả năng điều khiển cảm xúc cả mình, gây ra những phản ứng không phù hợp với bối cảnh, tình huống hoặc phản ứng quá mức so với bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra tạm thời nhưng cũng có thể kéo dài mãn tính và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như các mối quan hệ xã hội.

Hậu quả khi không kiểm soát được cảm xúc

Việc không thể kiểm soát được cảm xúc có thể dẫn đến những hậu quả như:

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người đó về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Ví dụ khi căng thẳng, lo lắng quá mức, chúng ta có thể bị mất ngủ, chán ăn. Điều này sẽ khiến thể chất suy kiệt, tinh thần mệt mỏi và kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
  • Mất kiểm soát cảm xúc ở mức độ nghiêm trọng mà không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc như: Rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,…
  • Khi mất khả năng kiểm soát cảm xúc, một người có thể hành động một cách bất chấp, tự làm tổn thương mình thậm chí có thể làm tổn thương những người xung quanh.
  • Khi cảm xúc không được kiểm soát tốt, một người có thể dễ dàng mâu thuẫn và xung đột với những người khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình hay các mối quan hệ xã hội.
  • Không kiểm soát được cảm xúc cũng làm giảm hiệu suất học tập và làm việc, ảnh hưởng đến tương lai, sự nghiệp trong tương lai.

Không kiểm soát được cảm xúc do đâu?

Tình trạng không thể kiểm soát được cảm xúc của một người có thể là di chứng của các tổn thương thần kinh trước đó, nhưng cũng có thể bắt nguồn từ các bệnh tâm thần kinh. Có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến nhất khiến một ai đó mất đi khả năng kiểm soát cảm xúc của mình như:

  • Nghiện rượu trong thời gian dài;
  • Lạm dụng một số loại thuốc chữa bệnh;
  • Mắc rối loạn tăng động giảm chú ý;
  • Mắc hội chứng Asperger;
  • Một số bệnh mãn tính như tiểu đường, hạ đường huyết. Theo thống kê, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2 – 3 lần người khỏe mạnh;
  • Phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau khi sinh con;
  • Người mắc hội chứng căng thẳng sau chấn thương;
  • Người có rối loạn thách thức chống đối (ODD);
  • Bị rối loạn tâm thần, tâm thần phân liệt.

Nhiều người có các tình trạng trên cần thời gian dài điều trị mới có thể kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.

Không kiểm soát được cảm xúc: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 2

Phụ nữ thường dễ bị mất kiểm soát cảm xúc hơn nam giới

Biểu hiện của tình trạng không kiểm soát được cảm xúc

Với những người bình thường, kiểm soát cảm xúc được coi như thói quen hàng ngày hoặc là một kỹ năng rèn luyện mà có được. Nhưng với những người không kiểm soát được cảm xúc, phản ứng của họ mang tính tự phát không kiềm chế được. Một số dấu hiệu để nhận biết một người mất khả năng kiểm soát như:

  • Một người bỗng nhiên tức giận, sợ hãi, lo lắng, hoảng loạn,… mà không rõ nguyên nhân.
  • Có dấu hiệu dùng thuốc an thần hoặc rượu để che giấu đi cảm xúc của mình hoặc làm tê liệt cảm xúc.
  • Có triệu chứng hành vi cảm xúc bất thường, ngoài tầm kiểm soát, không thể khuyên nhủ.
  • Không có khả năng kiềm chế cảm xúc, cảm xúc vỡ òa một cách tự phát và không phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
  • Có dấu hiệu hoặc xu hướng muốn làm tổn thương chính mình.
  • Trong suy nghĩ của họ, cuộc sống không còn niềm vui sống và lý do để sống.
  • Có những người như bị mất ý thức hoặc cảm giác có thể như họ sắp ngất.
  • Có những cơn khóc cười, giận dữ bộc phát không kiểm soát được do chứng nhiễu loạn cảm xúc sau chấn thương, đột quỵ, u não, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng,…

Tìm hiểu thêm: Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Không kiểm soát được cảm xúc: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 3
Hầu hết trường hợp không kiểm soát được cảm xúc là di chứng của tổn thương thần kinh

Điều trị không kiểm soát được cảm xúc thế nào?

Việc điều trị tình trạng không thể kiểm soát được cảm xúc phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, về cơ bản điều trị tình trạng này cần kết hợp dùng thuốc và trị liệu tâm lý. Đôi khi, việc thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cũng rất cần thiết.

Ví dụ như ở các bệnh nhân tiểu đường hay hạ đường huyết, việc thay đổi thói quen ăn uống là luyện tập rất quan trọng. Bệnh nhân tiểu đường cần cắt giảm chất bột đường trong bữa ăn. Bệnh nhân bị hạ đường huyết lại cần dùng thêm kẹo ngậm, viên glucose, nước ép,…

Việc dùng thuốc gì, liều lượng ra sao, dùng trong bao lâu sẽ do bác sĩ chỉ định và cần căn cứ vào tình trạng của từng bệnh nhân. Trị liệu tâm lý cần có một chuyên gia tâm lý hỗ trợ người bệnh rèn luyện các kỹ năng kiềm chế cơn giận, điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc sao cho phù hợp. Quá trình trị liệu này đòi hỏi thời gian dài.

Ngoài những cách trên, người trong tình trạng không kiểm soát được cảm xúc cũng cần được hướng dẫn cách tự chăm sóc bản thân, tránh gây tổn hại cho bản thân. Người bệnh cũng cần có sự quan tâm, hỗ trợ đặc biệt từ những người xung quanh. Nếu có thể, người nhà của họ nên ghi hoặc hướng dẫn họ ghi nhật ký tâm trạng. Căn cứ vào nhật ký này, các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng, đánh giá sự tiến triển trong quá trình điều trị và có thể đưa ra sự điều chỉnh trong phương pháp điều trị nếu cần thiết.

Không kiểm soát được cảm xúc: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 4

>>>>>Xem thêm: Béo phì có thể là kết quả của quá trình hóa học trong cơ thể bạn

Điều trị chứng mất kiểm soát cảm xúc cần có sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý

Không kiểm soát được cảm xúc là một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến thần kinh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn kéo theo hàng loạt rắc rối cho những người xung quanh. Việc tìm ra nguyên nhân của tình trạng này càng sớm, sẽ giúp người bệnh kiểm soát được cảm xúc càng hiệu quả. Vì vậy, dù lý do dẫn đến không thể kiểm soát cảm xúc là gì thì người bệnh cũng cần được khám chuyên khoa sớm nhất có thể.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *