Viêm đa khớp có di truyền không? Bệnh xuất hiện do đâu và làm thế nào để giảm nhẹ triệu chứng? Những phân tích chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có được lời giải đáp thuyết phục cho những câu hỏi này.
Bạn đang đọc: Viêm đa khớp có di truyền không? Điều trị như thế nào?
Viêm đa khớp là vấn đề sức khỏe khá phổ biến ở những người trong độ tuổi ngoài 45, đặc biệt là ở nữ giới. Bệnh phát sinh do nhiều nguyên nhân và thường liên quan đến các bệnh lý tự miễn. Vậy viêm đa khớp có di truyền không và điều trị như thế nào?
Contents
Viêm đa khớp là gì?
Viêm đa khớp là tình trạng đau nhức, sưng viêm cùng lúc nhiều khớp xương (từ 4 – 5 khớp trở lên). Bệnh xuất hiện ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, độ tuổi nhưng tập trung nhiều nhất ở phụ nữ trung niên và cao tuổi.
Viêm đa khớp thường có mối liên quan mật thiết với các bệnh tự miễn hoặc phát sinh sau nhiều lần nhiễm siêu vi. Viêm đa khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý tự miễn khá phổ biến. Triệu chứng xuất hiện ở nhiều khớp nhỏ như khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, đầu gối,… và ảnh hưởng tiêu cực đến bao hoạt dịch, sụn khớp, đầu xương dưới sụn nên gây ra tình trạng đau nhức dai dẳng.
Nguyên nhân và triệu chứng
Như đã nhắc qua ở trên, viêm đa khớp chủ yếu phát sinh từ 2 nguyên nhân chính:
- Mắc bệnh tự miễn: Điển hình là viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, lupus ban đỏ,…
- Nhiễm trùng, nhiễm siêu vi: Có liên quan đến bệnh lao, bệnh Well, bệnh Whipple, bệnh Lyme, bệnh viêm gan B, bệnh sởi, bệnh quai bị, HIV/AIDS,…
Ngoài 2 nguyên nhân nói trên thì hiện tượng viêm đa khớp còn có thể xuất hiện do:
- Thoái hóa khớp;
- Các bệnh chuyển hóa: Gout, thống phong giả, suy thận, suy gan, béo phì;
- Bệnh nội tiết;
- Bệnh viêm mạch hoặc viêm khớp tế bào.
Đặc biệt, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, tiêu thụ quá nhiều caffeine,…
Triệu chứng
Viêm đa khớp bao gồm các dấu hiệu điển hình sau:
- Đau nhức cùng lúc nhiều khớp trên cơ thể;
- Khớp có hiện tượng sưng, nóng, đau âm ỉ và đau mạnh hơn khi vận động;
- Biên độ vận động của khớp giảm rõ rệt và đây là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng cứng khớp.
Tìm hiểu thêm: Chi phí trám răng là bao nhiêu? Trám răng bao lâu thì phải làm lại?
Những triệu chứng trên có thể khởi phát đột ngột hoặc xuất hiện từ từ và kéo dài qua nhiều tháng, nhiều năm. Khi mới thức dậy, bệnh nhân thường bị cứng khớp, đau hơn bình thường nhưng nếu vận động nhẹ nhàng thì hiện tượng trên sẽ dần cải thiện. Ngược lại nếu nằm nghỉ, hạn chế vận động thì tình trạng sẽ tệ hơn. Và ngoài những dấu hiệu điển hình nói trên thì một số trường hợp còn đi kèm các triệu chứng khác như:
- Nổi ban đỏ trên bề mặt da;
- Toát mồ hôi;
- Mất hứng thú trong ăn uống;
- Sốt;
- Sưng hạch;
- Sụt cân đột ngột;
- Người mỏi mệt, thiếu sức sống.
Viêm đa khớp có di truyền không?
Khi trong gia đình có người bị viêm đa khớp, chúng ta thường lo lắng về nguy cơ di truyền của bệnh lý này. Vậy viêm đa khớp có di truyền không?
Bệnh viêm đa khớp không được xếp vào nhóm bệnh di truyền. Vấn đề sức khỏe này phát sinh trong đời sống cá thể. Thực tế cũng cho thấy không có tài liệu y văn nào khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa yếu tố di truyền và bệnh lý nói trên.
Tuy nhiên, những người trong cùng một gia đình thì hệ gen có tính tương đồng cao. Bên cạnh đó, họ cùng sống trong một môi trường, chế độ dinh dưỡng giống nhau, thậm chí các thói quen sinh hoạt cũng tương tự. Vậy nên nếu trong gia đình có người bị viêm đa khớp thì nguy cơ người thân của họ mắc viêm đa khớp cũng không thể loại trừ hoàn toàn.
Vậy nên để ngăn ngừa rủi ro trên thì mỗi gia đình, mỗi người cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho thật khoa học, lành mạnh. Đặc biệt là tránh xa các tác nhân gây hại như đồ uống có cồn, thuốc lá. Ngoài ra đừng quên chú trọng việc kiểm soát cân nặng vì thừa cân, béo phì cũng là một trong những căn nguyên làm tăng nguy cơ mắc viêm đa khớp.
Điều trị viêm đa khớp như thế nào?
Hiện nay tùy vào tình trạng bệnh mà các chuyên gia y tế đưa ra 2 đề xuất trong điều trị viêm đa khớp, đó là điều trị bằng thuốc và điều trị không dùng thuốc. Cụ thể như sau:
Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc được chỉ định khi bị viêm đa khớp bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Điển hình là các loại thuốc chứa Paracetamol.
- Thuốc giảm đau, chống viêm không chứa thành phần Steroid: Được dùng để làm giảm đau, chữa cứng khớp, nổi bật là: Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen,…
- Thuốc phòng chống thấp khớp có tác dụng chậm: Không phát huy hiệu quả ngay tức thì nhưng lại có tác dụng kéo dài và giúp làm chậm tiến triển của bệnh. Loại thuốc thường được bác sĩ kê toa là Methotrexate.
- Liệu pháp sinh học: Thuốc kháng TNF-alpha, IL-17, IL-6,… giúp ức chế phản ứng viêm, từ đó giảm thiểu tình trạng sưng đau khớp.
- Thuốc Steroid: Thường dùng tại chỗ, tiêm cục bộ ở vị trí đau. Thuốc có tác dụng nhanh nhưng không duy trì lâu dài và đi kèm nhiều tác dụng phụ.
>>>>>Xem thêm: Xương chậu hẹp ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể như thế nào?
Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Điều trị không dùng thuốc hướng đến các bài tập vật lý trị liệu kết hợp với việc rèn luyện sức khỏe bằng bơi lội, đạp xe, tập yoga, đi bộ, thiền định,… Khi tiến hành các phương pháp này, người bệnh cần có sự trợ giúp và giám sát, định hướng của chuyên gia để đảm bảo an toàn và tối ưu kết quả nhận về.
Trong một số trường hợp viêm đa khớp ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề xuất phương án can thiệp bằng phẫu thuật. Trước khi bắt đầu, bác sĩ sẽ làm thêm một số xét nghiệm, đề cập trước cho người bệnh về những nguy cơ nếu có để bệnh nhân cân nhắc trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng sẽ hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc; chế độ sinh hoạt, chế độ ăn sau phẫu thuật để rút ngắn thời gian phục hồi và nâng cao hiệu quả điều trị.
Cách phòng ngừa
Vì viêm đa khớp phát sinh chủ yếu do bệnh tự miễn nên việc phòng tránh gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên nếu áp dụng cùng lúc những biện pháp dưới đây, nguy cơ mắc viêm đa khớp sẽ được giảm thiểu một cách triệt để:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đảm bảo vừa cân bằng, vừa đầy đủ.
- Thường xuyên vận động để tăng cường chuyển hóa và nâng cao sức đề kháng.
- Nói không với rượu bia, thuốc lá và hạn chế sử dụng trà, cà phê.
- Tránh xa các tác nhân lây nhiễm có nguồn gốc vi sinh vật.
- Sử dụng thêm các loại thảo dược để ngăn ngừa, cải thiện chứng viêm khớp.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý xương khớp và can thiệp kịp thời.
Qua những phân tích trên, hẳn bạn đã có được lời giải đáp cho câu hỏi: “Viêm đa khớp có di truyền không?”. Nếu muốn tìm hiểu thêm các thông tin khác xoay quanh chủ đề cơ xương khớp thì bạn hãy tham khảo thêm các bài viết của Kenshin.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể