Viêm họng cấp J02 là giai đoạn đầu của bệnh nhiễm trùng họng do tác động của vi khuẩn liên cầu gây nên. Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm họng cấp J02 không hiểu rõ đây là bệnh gì và mức độ nguy hiểm như thế nào. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, Kenshin sẽ cùng bạn tìm hiểu về viêm họng cấp J02.
Bạn đang đọc: Viêm họng cấp J02 là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm họng cấp J02 là khái niệm khá xa lạ với nhiều người. Để hiểu rõ viêm họng cấp J02 là gì và một số thông tin về bệnh lý này, Kenshin mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin dưới đây.
Contents
Thế nào là viêm họng cấp J02?
Bệnh lý viêm họng cấp J02 là một mã bệnh được bác sĩ và chuyên gia y tế sử dụng để nói về tình trạng viêm nhiễm cấp tính diễn ra ở niêm mạc họng, nguyên nhân do liên cầu khuẩn gây ra.
Loại liên cầu khuẩn chính gây bệnh đa phần là các chủng vi khuẩn streptococcus thuộc nhóm A. Triệu chứng của bệnh viêm họng cấp J02 thường đến một cách đột ngột và nghiêm trọng hơn so với bệnh viêm họng cấp do nguyên nhân là virus.
Theo chia sẻ từ bác sĩ, bất cứ ai cũng có nguy cơ bị viêm họng cấp J02. Trong đó, đối tượng phổ biến nhất là trẻ em từ 5 – 15 tuổi và nếu không điều trị kịp thời, kiểm soát tốt tình trạng bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng cấp J02
Các chuyên gia cho biết, tình trạng viêm họng cấp J02 có thể được nhận dạng thông qua một số triệu chứng phổ biến nhất như:
Sốt: Người bệnh viêm họng cấp J02 có thể sốt cao trên 38oC và có xuất hiện các nốt ban đỏ trong hoặc sau khi sốt.
Niêm mạc họng sưng và đau: Liên cầu khuẩn khi xâm nhập và tấn công vòm họng có thể làm cho niêm mạc nơi đây bị viêm, từ đó dẫn đến sưng tấy và có cảm giác đau rát khó chịu. Cảm giác đau họng này có thể nặng hơn khi người bệnh nói chuyện hoặc khi nuốt thức ăn, uống nước,…
Hạch bạch huyết sưng đau: Đây cũng là một dấu hiệu thường thấy ở người bị viêm họng cấp J02. Liên cầu khuẩn ngoài làm cho niêm mạc họng bị sưng viêm còn khiến hạch bạch huyết cũng bị sưng tấy, ấm nóng hơn bình thường và có cảm giác đau. Tình trạng này là phản ứng bình thường của hệ miễn dịch khi cơ thể bị nhiễm trùng nặng.
Hơi thở có mùi khó chịu: Sau khi tấn công vào cổ họng, các liên cầu khuẩn sinh sôi phát triển và lan rộng hơn, tiết ra nhiều chất thải hơn và làm cho hơi thở nặng mùi, có mùi hôi khó chịu. Càng bị nhiễm khuẩn nặng thì hơi thở của bệnh nhân viêm họng cấp J02 càng nặng mùi ngay cả khi vừa mới đánh răng xong.
Amidan sưng tấy: Đường hô hấp nói chung và cổ họng nói riêng bị liên cầu khuẩn tấn công chính là yếu tố tác động đến amidan, làm cho bộ phận này phải hoạt động mạnh mẽ hơn để chống lại tác nhân gây bệnh, từ đó làm cho amidan có biểu hiện sưng đau.
Ho: Bệnh nhân bị viêm họng cấp J02 có thể ho từng cơn hoặc ho có kèm theo nhiều đờm nhầy.
Tìm hiểu thêm: Mụn đỏ ở má: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh viêm họng cấp J02 có lây cho người khác không?
Tác nhân trực tiếp dẫn đến bệnh viêm họng cấp J02 là liên cầu khuẩn nên viêm họng cấp J02 có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua các đường sau:
Lây qua đường hô hấp: Liên cầu khuẩn có trong dịch tiết mũi họng và nước bọt của người bệnh nên khi bệnh nhân ho, hắt xì, nói chuyện ở khoảng cách gần,… có thể làm dịch tiết bắn ra ngoài không khí và phát tán bệnh.
Lây qua đường ăn uống: Ăn chung thức ăn, chia sẻ đồ ăn cho người khác, dùng chung thìa, đũa khi ăn,… chính là những yếu tố phát tán liên cầu khuẩn và lây lan bệnh viêm họng cấp J02.
Lây qua tiếp xúc với vật dụng của người bệnh: Vi khuẩn liên cầu có thể bám trên đồ dùng hàng ngày và tồn tại trong không khí nên nếu dùng chung khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, chăn gối,… với người bệnh thì khả năng nhiễm bệnh của bạn cũng khá cao.
Bị viêm họng cấp J02 có nguy hiểm không?
Bác sĩ chia sẻ thông tin về viêm họng cấp J02 cho biết, bệnh lý này gây ra bởi sự tấn công của liên cầu khuẩn và thường làm xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với các bệnh hô hấp khác nên cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trường hợp bệnh viêm họng cấp J02 diễn biến nặng có thể gây một số biến chứng như:
- Viêm amidan hoặc áp xe amidan;
- Áp xe thành họng;
- Viêm tai;
- Viêm phế quản;
- Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn;
- Viêm thận;
- Sốt thấp khớp hoặc đau, viêm khớp;
- Tổn thương đến van tim.
Trẻ em khi bị viêm họng cấp J02 thường có nguy cơ biến chứng khá cao nên bố mẹ cần hết sức chú ý, theo dõi tình trạng sức khỏe của con thường xuyên và tốt hơn hết nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám, điều trị tích cực theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Viêm họng J02 chữa như thế nào?
Bệnh lý viêm họng cấp J02 có thể tự khỏi nếu ở mức độ nhẹ mà không cần đến sự hỗ trợ của thuốc kháng sinh. Người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo nhỏ tại nhà để thúc đẩy nhanh hơn tốc độ khỏi bệnh, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ kháng khuẩn từ bên trong.
>>>>>Xem thêm: Cách thử thai bằng kem đánh răng có độ chính xác cao không?
Tuy nhiên với bệnh nhân bị viêm họng cấp J02 là trẻ em, bác sĩ vẫn sẽ kê đơn thuốc dựa trên tình trạng bệnh thực tế. Một số loại thuốc thường dùng để chữa viêm họng cấp J02 là:
- Thuốc kháng sinh: Hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm. Các loại kháng sinh thường dùng là thuốc Penicillin, Amoxicillin,…
- Thuốc giảm đau hạ sốt: Thường là thuốc chứa Paracetamol hoặc thuốc Acetaminophen.
- Thuốc kháng viêm NSAID: Có hiệu quả kháng viêm, giảm đau họng, cải thiện triệu chứng đau đầu, đau nhức cơ thể khi bị viêm họng cấp J02.
- Thuốc có chứa corticosteroid: Nhóm thuốc này cũng có tác dụng kháng viêm giảm đau nhưng mạnh hơn nhóm NSAID nên dùng cho trường hợp bệnh nhân bị viêm họng cấp J02 diễn biến nghiêm trọng.
- Thuốc long đờm: Thường là các loại siro hoặc thuốc long đờm Acemuc, Bromhexine.
Trên đây là tất tần tật những thông tin về bệnh viêm họng cấp J02 mà Kenshin muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về tình trạng này cũng như có cách điều trị, chăm sóc hiệu quả nhất. Nếu nhận thấy dấu hiệu của bệnh bạn cần nhanh chóng đi khám và tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm:
- Sốt đau họng là bệnh gì? Phân biệt và điều trị sốt đau họng ở người lớn và trẻ em
- Trẻ bị viêm họng sốt về đêm có nghiêm trọng không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể