Viêm mê đạo tai có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và liệu pháp điều trị

Thuật ngữ “viêm mê đạo tai” nghe khá lạ lẫm với nhiều người, đôi khi còn lầm tưởng bản thân mình nghe nhầm. Nhưng thực tế, đây là một căn bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những người không may mắc phải.

Bạn đang đọc: Viêm mê đạo tai có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và liệu pháp điều trị

Trong một số trường hợp bệnh nặng có thể gây mất thính lực vĩnh viễn chính là hệ lụy nguy hiểm nhất mà viêm mê đạo tai gây ra. Muốn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cũng như nắm được các liệu pháp điều trị như thế nào thì bài viết ngay sau đây chính là dành cho bạn đấy, cùng đón xem nhé!

Viêm mê đạo tai hay nói cách khác là sự nhiễm trùng của tai trong, do nhiễm trùng hoặc bị kích ứng với các tác nhân từ bên ngoài.

Viêm mê đạo tai là gì?

Tên tiếng anh của bệnh là Labyrinthitis, hay có thể hiểu đơn giản đó là một chứng rối loạn của tai trong. Vì đây là một bộ phận tương đối nhạy cảm, có 2 dây thần kinh tiền đình nhận nhiệm vụ gửi thông tin đến não, do đó, khi dây thần kinh tiền đình bị viêm sẽ dẫn đến bệnh viêm mê đạo tai.

Viêm mê đạo tai xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt bất kỳ ai và nguy cơ mắc phải cực kỳ cao.

Viêm mê đạo tai có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và liệu pháp điều trị 1 Viêm mê tai đạo là tình trạng ảnh hưởng rất lớn đến thính lực

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Một số nguyên nhân dẫn đến hình thành căn bệnh này phải kể đến đó là:

  • Tai trong hoặc tai giữa bị viêm, nhiễm trùng vi khuẩn, virus.
  • Mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản,…

Bên cạnh đó, bệnh viêm mê đạo tai có thể chuyển biến nặng hơn vì những thói quen xấu của người bệnh, chẳng hạn như:

  • Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Stress, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài liên tục.
  • Sử dụng thuốc không theo hướng dẫn, uống quá mức cho phép.

Điều đặc biệt của bệnh lý này đó là không gây đau cho người bệnh . Thế nhưng, chính điều này lại gây khó khăn trong việc nhận biết và làm chậm trễ trong việc chữa trị. Các dấu hiệu thường gặp khi bị viêm mê đạo tai là:

  • Hoa mắt, không đứng vững, mất thăng bằng cơ thể.
  • Suy giảm thính giác, không nghe rõ âm thanh, thậm chí có thể mất hoàn toàn thính lực.
  • Buồn nôn liên tục.
  • Hôn mê sâu, bất tỉnh.
  • Đôi mắt lờ đờ mệt mỏi, thiếu sức sống, mất tập trung trong các hoạt động.

    Tìm hiểu thêm: Nacurgo gel trị viêm nang lông hiệu quả không?

    Viêm mê đạo tai có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và liệu pháp điều trị 2 Viêm mê tai đạo sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi

Chẩn đoán

Khi cảm thấy bản thân có những dấu hiệu kể trên thì việc tiếp theo cần làm là đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra. Không đơn thuần chỉ là một bài kiểm tra tai bình thường, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện một bài kiểm tra thể chất hoàn chỉnh, kể cả kiểm tra thần kinh của người bệnh. Một trong số đó bao gồm:

  • Xét nghiệm máu.
  • Kiểm tra CT hoặc MRI.
  • Điện não đồ và điện tâm đồ.

Tùy theo tình hình thực tế, thể trạng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ có những bài kiểm tra chẩn đoán khác nhau để đưa ra kết luận chính xác nhất.

Liệu pháp điều trị

Một số loại thuốc được kê đơn chữa bệnh viêm mê đạo tai như sau:

  • Thuốc kháng histamin.
  • Thuốc giảm chóng mặt, buồn nôn.
  • Thuốc an thần.

Đặc biệt, nếu không may người bệnh bị nhiễm trùng thì sẽ được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, người bệnh viêm mê đạo tai có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên thực hiện ngay tại nhà để bệnh không tiến triển nặng hơn bằng các nguyên liệu lành tính và cực kỳ an toàn.

Tinh dầu tràm trà: Dầu tràm trà có tính sát khuẩn cao, có thể chống lại vi khuẩn gây bệnh và làm giảm viêm nhanh chóng. Cách thực hiện rất dễ dàng, điều bạn cần làm chỉ là đổ vài giọt tinh dầu ra một chén nước nóng, sau đó xông hơi trong vòng vài phút. Khuyến cáo thực hiện phương pháp này một lần mỗi ngày.

Dầu hoa oải hương: Tương tự như dầu tràm trà, thì dầu hoa oải hương còn có lợi trong việc làm dịu, giảm viêm dây thần kinh tiền đình bị tổn thương. Cho vài giọt dầu hoa oải hương vào một chén nước ấm, sau đó, dùng bông gòn nhúng vào dung dịch rồi đặt vào tai bị viêm trong vòng 5 – 10 phút. Thực hiện phương pháp này một lần mỗi ngày.

Viêm mê đạo tai có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và liệu pháp điều trị 3

>>>>>Xem thêm: Hàng triệu người có nguy cơ bị chẩn đoán sai với chứng suy giảm trí não

Sử dụng tinh dầu tràm trà là cách điều trị viêm mê đạo tai hiệu quả

Ngoài hai bài thuốc này, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm một số nguyên liệu thiên nhiên lành tính, phổ biến và quen thuộc khác như: Gừng, dầu tỏi, củ nghệ, cây bạch quả,…

Đặc biệt, người bệnh cần phải bổ sung thêm những khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Vận động thường xuyên, tập giữ thăng bằng, thực hiện các bài tập bổ trợ để điều trị viêm mê đạo tai.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn đọc có đầy đủ những kiến thức về căn bệnh viêm mê đạo tai để đối phó với căn bệnh nguy hiểm này. Không chủ quan và thăm khám kịp thời, thực hiện đúng lời dặn của bác sĩ để mang lại kết quả điều trị tốt nhất nhé!

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *