Để chữa khỏi bệnh viêm tai giữa cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều uống thuốc cũng như chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Nhiều người luôn thắc mắc bệnh viêm tai giữa có nên ăn thịt gà không? Hãy tham khảo thông tin dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
Bạn đang đọc: Viêm tai giữa có nên ăn thịt gà hay không?
Thịt gà là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Bị viêm tai giữa có ăn thịt gà được không? Vì ăn những thực phẩm không phù hợp sẽ dễ khiến bệnh ngày càng nặng hơn nên mời bạn cùng tham khảo những lưu ý về chế độ ăn uống khi mắc phải căn bệnh này mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây nhé.
Contents
Viêm tai giữa có nên ăn thịt gà?
Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý về đường hô hấp trên khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus. Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như thủng màng nhĩ, rối loạn ngôn ngữ, viêm màng não,…
Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn của người bị viêm tai giữa cũng cần được lưu ý. Do ăn những thức ăn không phù hợp có thể dẫn đến đau tai dữ dội, tích tụ mủ và làm tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, nhiều người bệnh tự đặt ra câu hỏi: “Bị viêm tai giữa có nên ăn thịt gà không?”.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt gà là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Các thành phần trong loại thịt này có tác dụng bồi bổ và cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra thành phần trong thịt gà rất tốt cho người bị viêm tai giữa chẳng hạn như sắt, vitamin E, A, D,…
Ngoài ra, thịt gà cũng rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em, việc sử dụng thịt gà có thể bổ sung các axit amin cần thiết. Có thể thấy, người bệnh viêm tai giữa có thể bổ sung thịt gà vào khẩu phần ăn thường ngày mà không lo ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.
Viêm tai giữa có nên ăn thịt gà để bổ sung chất dinh dưỡng hay không?
Lưu ý khi sử dụng thịt gà cho người viêm tai giữa
Mặc dù thịt gà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị nếu không được chế biến và tiêu thụ đúng cách. Một số lưu ý khi chế biến thịt gà như sau:
- Không ăn thịt gà chiên nhiều dầu mỡ. Vì dầu mỡ kích thích phản ứng viêm nhiễm nặng hơn mà món ăn này còn có kết cấu cứng, khi nhai có thể gây đau trong tai.
- Chỉ ăn lượng thịt vừa đủ: Mặc dù thịt gà có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho người bệnh viêm tai giữa tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều, cần cân nhắc lượng thịt vừa đủ để tránh ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Ngoài ra, dưới tác động của chất đạm trong thịt gà có thể gây ra chứng khó tiêu và đầy bụng.
- Không trộn thịt gà với thức ăn kiêng kỵ: Khi chế biến thịt gà, người bệnh cần lưu ý thông tin về các loại thực phẩm không nên ăn chung với thịt gà. Do đó, tránh dùng chung thịt gà với cá chép, kinh giới, rau thơm, muối vừng,… Vì những thực phẩm này có thể gây chóng mặt, mẩn ngứa, nổi mề đay, đau bụng,…
Chế độ dinh dưỡng cho người viêm tai giữa
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai giữa nói riêng và các bệnh lý khác nói chung. Ngoài việc bổ sung các thực phẩm lành mạnh, người bệnh cũng cần lưu ý tránh hoặc hạn chế các thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến bệnh dưới đây.
Bị viêm tai giữa nên ăn gì?
- Rau xanh: Trong rau xanh có chứa nhiều vitamin và chất xơ rất tốt cho cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo người bệnh nên bổ sung nhiều loại rau xanh và trái cây vào thực đơn hằng ngày.
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin này có tác dụng kháng viêm, cải thiện sức đề kháng và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Do đó nên bổ sung một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C như đu đủ, súp lơ, cam, quýt, bưởi,… vào bữa ăn hằng ngày để tăng khả năng hồi phục bệnh nhanh chóng.
- Cá biển: Cá biển có chứa protein, khoáng chất và i-ốt. Thường xuyên bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống có thể hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng khả năng nghe.
- Dầu thực vật: Thay vì sử dụng dầu động vật để nấu ăn, người bệnh nên sử dụng dầu thực vật vì vitamin E và D có trong dầu thực vật giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm của các tuyến xương chũm.
Tìm hiểu thêm: Nhổ răng xong có đánh răng được không?
Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường đề kháng hồi phục bệnh nhanh chóngHạn chế ăn gì khi bị viêm tai giữa?
- Thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu: Người bị viêm tai giữa nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, sinh tố,… Những thực phẩm này có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, gây chóng mặt, ù tai và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm.
- Thức ăn cứng và dai: Khi bị viêm tai giữa, răng, hàm và chức năng ăn nhai của bạn cũng bị ảnh hưởng. Ăn thức ăn cứng và dai có thể khiến hàm của bạn phải làm việc quá sức và làm tăng đau tai.
- Đồ ăn chiên rán, nhiều gia vị: Người bệnh nên hạn chế đồ ăn cay nóng vì có thể khiến tình trạng ù tai, đau tai nặng hơn. Đặc biệt là các loại thực phẩm như ớt, mù tạt,hạt tiêu,…
>>>>>Xem thêm: Fexofenadine có dùng được cho bà bầu không? Những điều bà bầu cần lưu ý khi dùng thuốc
Thức ăn ngọt làm tăng lượng đường trong máu khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơnVậy viêm tai giữa có nên ăn thịt gà hay không? Hy vọng thông qua bài viết trên quý đọc giả đã có thể tìm ra cho mình câu trả lời phù hợp nhất. Có thể thấy người bệnh có thể bổ sung thịt gà vào khẩu phần ăn nhưng phải chế biến và tiêu thụ đúng cách để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình hồi phục. Nếu bạn gặp các vấn đề sức khỏe bất thường thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể