Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc ở vùng tai giữa hình thành do các nguyên nhân chấn thương hay viêm nhiễm. Tuy phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ các thông tin về bệnh lý này. Trong số các thắc mắc thường gặp, một vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm tìm hiểu đó là “Viêm tai giữa có sốt không?”.
Bạn đang đọc: Viêm tai giữa có sốt không?
Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, diễn tiến bệnh gồm 2 thể là cấp tính và mãn tính. Thể cấp tính thường xảy ra với trẻ từ 1 – 6 tuổi trong khi viêm tai giữa mạn tính lại thường gặp ở người lớn.
Contents
Viêm tai giữa có gây sốt không?
Với người lớn:
Khi bị viêm tai giữa, người bệnh sốt khoảng 38 – 39 độ C. Sốt xuất hiện sau một đợt ho, hắt hơi hay cảm lạnh… Khi đó, dịch viêm từ mũi họng chảy qua vòi nhĩ vào tai giữa rồi ứ đọng tại đây khiến vi khuẩn phát triển mạnh trở thành nguyên nhân gây sốt. Ngoài ra người lớn bị viêm tai giữa cũng sẽ thấy đau tai, ù tai, sức nghe bị giảm sút, nghe không rõ và hay cảm giác trong tai ọc ọc như có nước.
Với trẻ em:
Sốt là một trong những biểu hiện dễ nhận thấy khi bé bị viêm tai giữa. Trẻ có thể sốt cao từ 39 – 40 độ C kèm theo tình trạng quấy khóc, kén ăn, bỏ bú, nôn mửa thậm chí co giật. Tuy nhiên, bạn cũng không nên loại trừ trường hợp trẻ bị sốt do thời tiết hay do các loại viêm nhiễm khác.
Viêm tai giữa sẽ gây sốt cho cả người lớn và trẻ em
Như vậy, có thể thấy sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở người bệnh viêm tai giữa. Nếu không phát hiện và đi khám kịp thời sẽ khiến bệnh nhanh chóng chuyển biến xấu. Cụ thể là gây thủng màng nhĩ làm vỡ và chảy mủ ra ngoài. Lúc này, các dấu hiệu sốt, đau tai hay rối loạn tiêu hóa đã giảm nhưng thực chất điều này cho thấy bệnh đang dần chuyển biến sang giai đoạn mãn tính và nguy cơ xảy ra biến chứng rất cao.
Cần làm gì khi bị sốt do viêm tai giữa?
Với người bị sốt do viêm tai giữa, để giảm triệu chứng và giúp người bệnh thoải mái hơn có thể thực hiện các cách sau:
- Chườm ấm giảm đau.
- Nên mặc quần áo mỏng nhẹ với chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
- Phòng ở cần thoáng mát, không đóng kín cửa.
- Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu sốt trên 38.5 độ C hoặc đau nhiều. Lưu ý không tự ý sử dụng thuốc mà cần tham khảo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.
Tuy nhiên, nếu sau 2 ngày điều trị mà các dấu hiệu bệnh không được cải thiện: Sốt cao liên tục dù dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm không đỡ, các cơn đau tai tăng dần… thì cần đến ngay bệnh viện để thăm khám, nhất là với trẻ nhỏ.
Người bị sốt bởi viêm tai giữa cần chườm ấm giảm đau
Một số biến chứng điển hình của bệnh lý viêm tai giữa
Việc chủ quan với các triệu chứng viêm tai giữa có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng. Đặc biệt đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển các tác động này càng nghiêm trọng hơn. Sau đây là một số biến chứng điển hình bạn nên biết:
Khiếm thính hoàn toàn
Dù mắc viêm tai giữa cấp tính hay mãn tính đều sẽ gây ra biến chứng suy giảm khả năng nghe hoặc mất thính lực tạm thời khi chưa được điều trị. Viêm tai giữa đặc biệt là ở trẻ nhỏ nếu không kịp thời điều trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Chất dịch nhầy tồn tại quá lâu trong tai và phá hư màng nhĩ không thể phục hồi được có thể dẫn đến tình trạng khiếm thính vĩnh viễn.
Viêm màng não
Đây có thể được xem là biến chứng nguy hiểm bậc nhất của bệnh viêm tai giữa vì gây ra tỷ lệ tử vong rất cao. Màng não là lá chắn bảo vệ hệ thần kinh trung ương nên khi bộ phận này bị tổn thương, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như sốt cao đột ngột, đau nhói ở đầu, cứng cổ, co giật, phát ban,…
Bên cạnh đó, viêm màng não có thể kéo theo nhiều biến chứng khác như: Tổn thương não, suy thận, thiểu năng trí tuệ và nặng nhất là tử vong.
Tổn thương tiền đình
Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ngay phía sau ốc tai, đóng vai trò duy trì tư thế cân bằng cho con người đồng thời phối hợp các hoạt động của đầu, mắt cũng như toàn bộ cơ thể. Rối loạn tiền đình được chia thành rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên.
Trong đó, rối loạn tiền đình ngoại biên có thể là do biến chứng nhiễm trùng tai giữa gây ra. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh không thể đi lại, thường xuyên chóng mặt, nặng đầu, khó thay đổi tư thế, nôn mửa, ù tai…
Tìm hiểu thêm: Cách trị tiêu chảy đơn giản ngay tại nhà
Người bị viêm tai giữa có thể xuất hiện biến chứng tổn thương tiền đình
Liệt mặt
Liệt mặt xảy ra do viêm tai giữa khiến dây thần kinh VII ngoại biên bị tê liệt. Biến chứng này khiến một phần các cơ trên mặt mất khả năng vận động, các cơ mặt xệ xuống, yếu, kiệt sức. Tình trạng liệt mặt có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mặt.
Viêm xương chũm
Các ổ khuẩn không được tiêu diệt và tăng sinh nhanh chóng khiến tình trạng viêm nhiễm tai giữa ngày càng lan rộng.Trong đó, xương chũm (một hệ xương xốp, bộ phận chính cấu thành hệ thống tai giữa) là cơ quan dễ bị lây nhiễm nhất. Biến chứng viêm xương chũm được xác định là khi tổn thương lan vào sao bào và tai giữa, quá trình viêm thường kéo dài không quá 3 tháng.
Một vài bệnh tích khác liên quan đến viêm xương chũm như: Viêm tắc mạch máu xương, hình thành túi mủ, phá hủy vách ngăn tế bào xương, chết xương… gây nên nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe. Do đó, đây cũng là một biến chứng cần đặc biệt chú ý đề phòng.
Áp xe não
Trên cơ thể người, hệ thống tổ chức não bộ ở khá gần vị trí của tai, có những vị trí còn nằm sát nhau. Khi tai giữa bị nhiễm trùng, xương bị hủy hoại, tổn thương sẽ theo đó lan ra vùng mạch máu não và gây biến chứng áp xe não. Tình trạng này khiến tinh thần trở nên trì trệ, người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội, phù nề và bị gai mắt…
Nặng hơn, có thể gặp tình trạng người bệnh bị sốt cao, co giật, sụt cân đột ngột, liệt nhãn cầu, run tay, khó nuốt… Không được chủ quan với tình trạng này vì tỷ lệ tử vong do áp xe não cũng rất cao.
>>>>>Xem thêm: Cách trị đồi mồi bằng gừng hiệu quả
Cần hạn chế để sốt dao do ảnh hưởng từ bệnh viêm tai giữa
Có thể thấy sốt là triệu chứng thường gặp ở các bệnh lý viêm – nhiễm trùng trong đó có viêm tai giữa. Căn bệnh này không hề đơn giản khi người mắc có thể gặp phải những rủi ro đe dọa đến cả tính mạng. Đối với trẻ nhỏ bị viêm tai giữa, nếu điều trị muộn hoặc sai cách dù tránh được nguy cơ tử vong, nhưng cũng sẽ bị ảnh hưởng tương đối nhiều đến sự phát triển về trí não và thể chất của trẻ.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể