VPT là gì? Bị VPT có nguy hiểm không?

Trên thực tế, bác sĩ có thể sử dụng một số từ viết tắt khi viết sổ khám bệnh. Nếu là người trong ngành y, bạn có thể dễ dàng hiểu cũng như nắm được tình hình sức khoẻ của người bệnh dù cho trong sổ khám bệnh các bác sĩ sử dụng từ viết tắt VPT. Tuy nhiên, nếu không làm trong ngành thì không phải ai cũng biết VPT là gì.

Bạn đang đọc: VPT là gì? Bị VPT có nguy hiểm không?

Vậy VPT là gì? VPT có phải là từ viết tắt bác sĩ sử dụng để chỉ bệnh viêm phổi thuỳ không? Bị bệnh này có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết sức khỏe hôm nay của Kenshin.

VPT là gì?

Khi đi khám bệnh, cùng với việc lắng nghe những đánh giá của bác sĩ về tình trạng sức khỏe, chúng ta sẽ quan tâm đến những thông tin được bác sĩ ghi lại vào sổ khám bệnh.

Trong quyển sổ này sẽ có một số thông tin như chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh, diễn biến bệnh, hướng điều trị cũng như lưu ý khi chăm sóc được bác sĩ đề ra. Đây là cơ sở giúp bạn nắm được tình trạng sức khoẻ của bản thân. Vậy nếu trong sổ khám bệnh bác sĩ có ghi cụm từ VPT thì VPT là gì? Có nguy hiểm kh

VPT chính là viết tắt của căn bệnh viêm phổi thuỳ. Theo đó, nếu ở mục chẩn đoán bác sĩ ghi là VPT thì điều này đồng nghĩa bạn đang mắc bệnh viêm phổi thuỳ.

Viêm phổi thuỳ là một bệnh cảnh lâm sàng gây tổn thương tổ chức phổi như nhu mô phổi, ống phế nang, túi phế nang và tiểu phế quản tận cùng. Bệnh lý này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn (phế cầu khuẩn, liên cầu, tụ cầu…), nhiễm virus (virus cúm, virus sởi, adenovirus…) và nhiễm ký sinh trùng (sán lá phổi, amip, giun đũa…).

Thực tế cho thấy, bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi thuỳ song đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh không thể không kể đến như trẻ em, người cao tuổi, người có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, người từng mắc các bệnh phổi trước đó, người suy dinh dưỡng người nghiện rượu…

Viêm phổi thuỳ xảy ra chủ yếu vào thời điểm thời tiết giao mùa, đặc biệt là mùa đông xuân. Theo thống kê, vào mùa đông xuân, tỷ lệ trẻ em và người cao tuổi mắc căn bệnh này rất cao.

VPT là gì? Liệu VPT có phải là từ viết tắt bác sĩ sử dụng để chỉ bệnh viêm phổi thuỳ? 1

Viêm phổi thuỳ là câu trả lời cho những ai đang thắc mắc VPT là gì

Viêm phổi thuỳ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người mắc phải?

Sau khi đã biết VPT là Viêm phổi thuỳ, vậy bị VPT ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người mắc phải?

Khi mắc bệnh viêm phổi thuỳ, người bệnh không chỉ gặp phải các triệu chứng khó chịu gây ra bởi bệnh viêm phổi thuỳ mà còn có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm nếu tình trạng viêm phổi thuỳ không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng hướng.

Một số biến chứng của bệnh viêm phổi thuỳ có thể kể đến như:

  • Tình trạng viêm nhiễm lan rộng gây xẹp thuỳ phổi, áp xe và tràn dịch màng phổi.
  • Sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi thuỳ không có tác dụng với phế cầu dẫn đến viêm mủ màng phổi. Lúc này, người bệnh sẽ bị sốt kéo dài kèm theo triệu chứng bạch cầu tăng đột biến.
  • Viêm màng não, viêm nội nhãn, viêm màng trong tim, viêm phúc mạc,…
  • Suy hô hấp và nhiễm trùng huyết là hai biến chứng nguy hiểm nhất, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời.

VPT là gì? Liệu VPT có phải là từ viết tắt bác sĩ sử dụng để chỉ bệnh viêm phổi thuỳ? 2

Viêm phổi thuỳ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người mắc phải căn bệnh này

Các giai đoạn của bệnh viêm phổi thuỳ (VPT)

Viêm phổi thuỳ diễn biến qua ba giai đoạn chính bao gồm giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát và giai đoạn lui bệnh. Ở mỗi giai đoạn, người bệnh sẽ có các triệu chứng với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cụ thể:

Giai đoạn khởi phát

Trong giai đoạn này, người bệnh không có các triệu chứng điển hình của bệnh. Bệnh thường xuất hiện một cách đột ngột với các triệu chứng như:

  • Sốt cao (39 – 40 độ);
  • Rùng mình, thậm chí là rét run;
  • Ngoài ra, người bệnh còn có thể kèm theo một số các triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hoá;
  • Ở trẻ nhỏ, trẻ có thể lên cơn co giật toàn thân kèm theo một số biểu hiện của viêm long đường hô hấp trên như sốt, ho, sổ mũi, chảy nước mũi,…

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát thường xảy ra sau 2 – 3 ngày tính từ thời điểm khởi phát bệnh. Ở giai đoạn này, các triệu chứng lâm sàng đã đầy đủ hơn, tình trạng nhiễm trùng trầm trọng hơn với một loạt các biểu hiện như sốt cao liên tục, gầy sút, chán ăn, mệt mỏi, khát nước, đau ngực tăng lên, khó thở hơn, ho nhiều kèm theo đờm đặc có màu gỉ sắt hoặc có lẫn máu, nước tiểu ít và sẫm màu.

Trong trường hợp tổn thương nhiều thì người bệnh có thể bị suy hô hấp cấp, gan lớn và đau, có thể có vàng da và xuất huyết dưới da. Trẻ em có rối loạn tiêu hoá và sốt, kèm các biểu hiện như chướng bụng, buồn nôn,…

Triệu chứng cận lâm sàng: Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng, bạch cầu trung tính cũng tăng, tốc độ lắng máu cao, soi tươi hoặc cấy đờm có thể tìm thấy phế cầu. Chụp X-quang phổi thấy một đám mờ có bờ rõ hoặc không rõ chiếm một phần hoặc toàn bộ thuỳ phổi, thường gặp ở thuỳ dưới phổi phải.

Tìm hiểu thêm: Ngộ độc strychnin: Cách chẩn đoán và điều trị

VPT là gì? Liệu VPT có phải là từ viết tắt bác sĩ sử dụng để chỉ bệnh viêm phổi thuỳ? 3
Sốt cao là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi thuỳ

Giai đoạn lui bệnh

Nếu người bệnh có sức đề kháng tốt, được điều trị sớm và đúng hướng thì bệnh có thể lui sau 7 – 10 ngày. Trên thực tế, bệnh thường khỏi hẳn sau khoảng 10 – 15 ngày điều trị và chăm sóc.

Trong giai đoạn lui bệnh, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần theo thời gian. Cụ thể:

  • Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh hạ sốt, toàn trạng ổn hơn, ăn ngon miệng hơn, lượng nước tiểu tăng dần, ho nhiều và đờm loãng, trong, tình trạng đau ngực và khó thở cũng dần được cải thiện.
  • Triệu chứng cận lâm sàng: Chỉ số bạch cầu trong xét nghiệm máu trở về mức bình thường, tốc độ lắng máu bình thường. Trên phim Xquang, tổn thương phổi cũng mờ dần.

Các biện pháp phòng bệnh viêm phổi thuỳ

Viêm phổi thuỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng hướng. Chính vì thế, mỗi người cần nâng cao ý thức trong việc chủ động phòng tránh bệnh viêm phổi thuỳ.

Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh viêm phổi thuỳ, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, đặc biệt cần chú ý giữ ấm các vị trí như cổ và ngực.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Đảm bảo dinh dưỡng, hạn chế sử dụng các chất kích thích hoặc đồ uống có chứa các chất kích thích, phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao…
  • Điều trị sớm và dứt điểm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm tai giữa…
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe bất thường (nếu có) và điều trị kịp thời (nếu cần).

VPT là gì? Liệu VPT có phải là từ viết tắt bác sĩ sử dụng để chỉ bệnh viêm phổi thuỳ? 4

>>>>>Xem thêm: Các món ăn dặm từ sữa mẹ bổ dưỡng cho con yêu

Chủ động giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh để phòng bệnh viêm phổi thuỳ

VPT là gì? Câu trả lời là viêm phổi thuỳ bạn nhé. Hy vọng, với những chia sẻ về bệnh viêm phổi thuỳ hôm nay của Kenshin sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Có thể thấy, viêm phổi thuỳ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người mắc phải, do vậy, hãy chủ động thực hiện các biện pháp để phòng ngừa bệnh viêm phổi thuỳ bạn nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *