Xạ trị là một trong các phương pháp được chỉ định để điều trị bệnh ung thư. Kenshin sẽ gửi đến bạn lời giải đáp cho thắc mắc xạ trị có nguy hiểm không và những tác dụng phụ có thể xảy ra với bệnh nhân ung thư sau một thời gian xạ trị điều trị bệnh.
Bạn đang đọc: Xạ trị có nguy hiểm không? Tác dụng phụ của xạ trị đối với bệnh nhân ung thư
Xạ trị là phương pháp sử dụng tia phóng xạ năng lượng cao để phá hủy và tiêu diệt tế bào ung thư. Sau một thời gian điều trị, bệnh nhân sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như rụng tóc, buồn nôn, đau… Bài viết này sẽ giúp bạn có được câu trả lời cụ thể cho câu hỏi xạ trị có nguy hiểm không và những tác dụng phụ cụ thể đối với sức khỏe bệnh nhân ung thư.
Giải đáp: Phương pháp xạ trị có nguy hiểm không?
Phương pháp điều trị bệnh nào cũng có mặt lợi và mặt hại của nó, xạ trị cũng thế. Phương pháp này gây ra một số tác dụng phụ nhất định, mỗi người sẽ có triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào bệnh trạng. Đa phần các tác dụng phụ này sẽ biến mất sau vài tháng kết thúc liệu trình. Cũng có một số trường hợp, tác dụng phụ kéo dài đến khi tế bào lành lân cận được hồi phục.
Các tác dụng phụ điển hình có thể kể đến là mệt mỏi, da mẩn đỏ, nổi mụn nước, ngứa, khô nứt, da bong tróc… Nhìn chung, chúng được gọi là viêm da do xạ trị. Khi phát hiện những tình trạng này, người bệnh cần cho bác sĩ biết để được hướng dẫn điều trị.
Một dấu hiệu khác dễ nhận biết khi xạ trị là rụng tóc xảy ra đối với những người bệnh xạ trị vùng đầu. Tóc sau khi mọc lại sẽ mỏng và yếu hơn lúc trước vì tế bào vùng da đầu đã bị ảnh hưởng một phần do các tia bức xạ.
Tóm lại, xạ trị có nguy hiểm hay không vẫn chưa được nghiên cứu nào chứng minh. Tuy vậy, xạ trị cho thấy độ hiệu quả trong quá trình điều trị ung thư. Do đó, bác sĩ vẫn sẽ cân nhắc bệnh trạng của mỗi bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Mục đích của phương pháp xạ trị trong điều trị bệnh ung thư
Bên cạnh thắc mắc xạ trị có nguy hiểm không thì người bệnh cũng nên tìm hiểu về mục đích và độ hiệu quả của phương pháp điều trị ung thư này. Xạ trị sẽ tác dụng cục bộ lên vị trí có tế bào ung thư nên sẽ vô nghĩa khi được dùng để điều trị khối u ác tính di căn ra nhiều nơi. Bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị đối với bệnh ung thư giai đoạn sớm hoặc khối u lành tính.
Các tác dụng của phương pháp xạ trị bao gồm:
- Thu nhỏ kích thước khối u hoặc loại bỏ hoàn toàn khối u vào giai đoạn đầu: Tế bào ung thư yếu ớt, còn nhỏ rất nhạy cảm với tia bức xạ. Xạ trị sẽ loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư, bảo vệ tia bức xạ đến tế bào lành lặn lân cận.
- Ngăn chặn tế bào ung thư di căn: Xạ trị là phương pháp dự phòng để ngăn ngừa khối u tái phát, di căn sau hóa trị, sau phẫu thuật. Liều lượng tia bức xạ sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, loại ung thư của người bệnh sau phẫu thuật.
- Làm chậm quá trình phát triển hoặc hỗ trợ thu nhỏ kích thước khối u: Trong trường hợp khối u phát triển quá nhanh khiến vùng xung quanh bị xâm lấn, ảnh hưởng nhiều đến quá trình điều trị bằng phẫu thuật. Vì thế, trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ dùng xạ trị để loại bỏ tế bào xâm lấn, giảm thể tích khối u, thu gọn khối u to để nó nhỏ lại đến kích thước can thiệp giải phẫu được.
- Giảm nhẹ triệu chứng gây ra do khối u: Những khối u gây nên triệu chứng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt bệnh nhân, giúp giảm đau đớn, tăng sức sống của người bệnh. Xạ trị sẽ giúp làm dịu đi triệu chứng, giảm đau trong ung thư di căn.
Tìm hiểu thêm: Nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài và cách chữa trị
Tác dụng phụ khi điều trị ung thư bằng xạ trị
Hiểu được xạ trị có nguy hiểm không sẽ giúp bạn chuẩn bị được tinh thần trước khi tiếp nhận điều trị. Dưới đây là một số tác dụng phụ sau thời gian xạ trị:
- Rụng tóc: Tia bức xạ sẽ ảnh hưởng đến tế bào sừng gồm tóc và móng, khiến chân tóc xơ yếu, dễ gãy rụng. Sau khi tiến hành đợt xạ trị đầu tiên, người bệnh sẽ bắt đầu bị rụng tóc trong 2 – 3 tuần.
- Mệt mỏi: Tế bào xạ trị sẽ tiêu diệt tế bào ung thư và tác động đến cả tế bào khỏe mạnh khiến cho người bệnh ngày một mệt mỏi, tinh thần suy sụp.
- Ngứa da, phát ban, sẫm màu: Sau 3 – 4 tuần xạ trị, người bệnh sẽ gặp nhiều triệu chứng về da như nứt nẻ, phát ban, phồng rộp, khô… do bị tia X tác động đến các tế bào da. Tình trạng này có thể được khắc phục bằng cách sử dụng dầu lô hội hoặc vitamin E.
- Tổn thương tế bào niêm mạc của miệng và họng, nhú vị giác, tuyến nước bọt: Người bệnh sẽ bị mất vị giác, khô miệng. Tác dụng phụ bị viêm niêm mạc, mất vị giác sẽ cải thiện sau 4 – 8 tuần ngừng xạ trị. Tình trạng khô miệng sẽ hồi phục chậm hơn hoặc không hồi phục nếu tuyến nước bọt bị tổn thương vĩnh viễn. Bệnh nhân nên giữ vệ sinh răng miệng và uống thuốc giảm đau nếu cần để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Xạ trị khối u vùng ngực, bụng có thể khiến dạ dày, thực quản và ruột bị viêm, phù nề. Các triệu chứng gặp phải là buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đau bụng. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc để hạn chế tình trạng này.
- Ảnh hưởng phổi: Xạ trị vùng ngực khiến phổi bị suy giảm chất mở đường dẫn khí surfactant gây mất khả năng mở ra dẫn đến thở ngắn, ho.
- Mất trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, kém thích ứng với thời tiết lạnh, giảm ham muốn quan hệ tình dục, thị giác thay đổi, đi đứng loạng choạng.
>>>>>Xem thêm: Ngộ độc salicylate: Triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được lời giải đáp cho thắc mắc xạ trị có nguy hiểm không. Tính đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh độ nguy hiểm của xạ trị. Dù vẫn có các tác dụng phụ nhưng người bệnh sẽ gặp phải tùy thuộc vào bệnh trạng của mỗi người. Nếu có bất kỳ điều gì lo lắng trước khi thực hiện phương pháp, bạn hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn cẩn thận nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể