Xẹp nhĩ có nguy hiểm không? Phòng ngừa và điều trị như thế nào?

Xẹp nhĩ là một trong những tình trạng làm ảnh hưởng đến thính giác hay khả năng nghe của người bệnh. Vậy xẹp nhĩ có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào cho hiệu quả?

Bạn đang đọc: Xẹp nhĩ có nguy hiểm không? Phòng ngừa và điều trị như thế nào?

Xẹp nhĩ là hiện tượng màng nhĩ bị lõm vào trong hòm tai, làm giảm không gian của ống tai. Xẹp nhĩ có thể xảy ra ở toàn bộ hoặc ở một phần màng nhĩ. Xẹp nhĩ có thể dẫn đến việc hình thành cholesteatoma, là một dạng viêm tai giữa nguy hiểm.

Cơ chế hình thành xẹp nhĩ

Màng nhĩ của con người tạo thành một góc rộng hơn với xương thành sau của ống tai. Do đó phần sau của màng nhĩ trở nên yếu hơn dưới tác động của áp suất khí quyển trong ống tai. Ngoài ra, áp lực bên trong tai cũng có thể dẫn đến sự thay đổi lưu thông không khí giữa tầng trên và tầng dưới của hòm tai. Quá trình xẹp nhĩ do nhiều yếu tố gây ra như:

  • Yếu tố thông khí ở hòm tai: Rối loạn chức năng vòi tai đóng vai trò quan trọng trong cơ chế gây bệnh.
  • Yếu tố viêm: Ở tai giữa xảy ra tình trạng viêm làm phá hủy lớp sợi ở màng căng và làm tăng áp lực âm trong hòm tai.
  • Yếu tố cơ địa: Bệnh tăng quánh nhầy, dị ứng, viêm nhiễm hô hấp hay xương chũm kém phát triển.

Xẹp nhĩ có nguy hiểm không? Phòng và điều trị như thế nào? 1 Cấu tạo tai của con người

Xẹp nhĩ có nguy hiểm không?

Xẹp nhĩ có thể gây ra các triệu chứng nhỏ nếu bệnh chỉ ảnh hưởng đến một phần của màng nhĩ. Khi tình trạng bệnh phát triển nhanh hay ảnh hưởng đến toàn bộ màng nhĩ, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn và khiến thính giác suy giảm, dẫn đến ù tai, đau từng cơn và viêm tai giữa. Tệ hơn nữa, áp lực âm trong tai giữa có thể dẫn đến các vấn đề khác như teo ống tai, ăn mòn xương con, mất thính lực vĩnh viễn, hình thành cholesteatoma,…

Từ đó có thể thấy bệnh căn bản không nguy hiểm nhưng lại có nhiều triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Do đó khi bệnh mới bắt đầu khởi phát thì nên điều trị dứt điểm để phòng tránh trường hợp xấu nhất.

Chẩn đoán lâm sàng xẹp nhĩ

Khi bạn gặp các triệu chứng như sau thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt: Ù tai khiến chức năng nghe suy giảm, tình trạng nghe kém kéo dài, đau nhức tai, có tiếng ồn trong tai.

Khi gặp các biểu hiện như trên, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm như nội soi tai mũi họng là phương pháp chính để chẩn đoán xẹp nhĩ, phương pháp này sẽ phát hiện sự thay đổi màu sắc, độ rung động, sự kết dính của màng nhĩ với các bộ phận bên trong hòm tai. Đo thính lực, đo màng nhĩ để đánh giá tình trạng giảm thính lực và chức năng của ống tai. CT xương thái dương nếu cần thiết để xác định rõ tổn thương và là hình ảnh cho phẫu thuật sau này.

Điều trị xẹp nhĩ

Mục tiêu của điều trị xẹp nhĩ là phục hồi lại hòm nhĩ thất về kích thước bình thường. Đồng thời khôi phục chức năng bình thường của các chuỗi xương con. Do đó, các phương pháp điều trị xẹp nhĩ như sau:

  • Phương pháp bơm hơi vào vòi nhĩ nếu phát hiện sớm tình trạng bệnh. Tuy nhiên, ngày nay phương pháp này rất ít được sử dụng.
  • Phương pháp thông khí.
  • Phẫu thuật cải thiện màng nhĩ: Túi co kéo được lấy ra và đặt một miếng vá để bù đắp phần màng nhĩ bị thiếu.

Cụ thể:

  • Đối với trường hợp xẹp nhĩ cấp độ 1, cấp độ 2: Người bệnh được khám và lên lịch tái khám định kỳ. Nếu cần, sẽ kết hợp điều trị nguyên nhân và đặt ống thông khí.
  • Trong trường hợp xẹp nhĩ toàn bộ cấp độ 3 và cấp độ 4: Thực hiện phương pháp phẫu thuật nội soi chỉnh hình hòm nhĩ, tái tạo xương con, phục hồi thính giác là chỉ định được ưu tiên.
  • Các trường hợp xẹp nhĩ khu trú cấp độ 3 và cấp độ 4: Phẫu thuật nội soi mở thượng nhĩ.

Tìm hiểu thêm: Bột đậu đỏ có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Xẹp nhĩ có nguy hiểm không? Phòng và điều trị như thế nào? 2 Xẹp nhỉ có nguy hiểm không nếu được phát hiện và điều trị kịp thời?

Thủ thuật đặt ống thông khí

Khi viêm tai giữa tràn dịch chuyển sang giai đoạn nặng, thính lực suy giảm, không đáp ứng với thuốc thì cần phải làm thủ thuật đặt ống thông khí. Đây là cách tốt nhất để dẫn lưu dịch trong tai ra khỏi màng nhĩ, giúp cải thiện thính lực và giảm nguy cơ tái phát sau điều trị.

Trước khi thực hiện thông khí, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân. Sau đó rạch một đường trên màng nhĩ khoảng 1.5 – 2mm để đặt ống thông khí.

Ống thông khí có thể tự rơi ra sau khoảng 6 – 18 tháng. Nếu sau thời gian quy định trên ống thông vẫn chưa tự rơi ra, bệnh nhân sẽ phải tiến hành lấy ống ra, thủ thuật này được thực hiện tương đối đơn giản.

Lưu ý: Trước khi đặt ống thông khí, nếu bệnh nhân bị viêm VA, trước tiên phải thực hiện nạo VA.

Biện pháp phòng tránh xẹp nhĩ

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn.
  • Giữ ấm cơ thể để không bị cảm lạnh, cảm cúm, tiêm phòng đầy đủ.
  • Chữa trị dứt điểm các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, các bệnh về tai mũi họng,…
  • Sau khi tắm và bơi lội nên dùng khăn hoặc tăm bông thấm hết nước bên trong tai.
  • Vệ sinh tai bằng tăm bông thấm nước muối sinh lý hoặc oxy già mỗi ngày.

Xẹp nhĩ có nguy hiểm không? Phòng và điều trị như thế nào? 3

>>>>>Xem thêm: Phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại hay không?

Vệ sinh tai cẩn thận tránh làm tổn thương tai

Thông qua nội dung bài viết chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời về vấn đề “Xẹp nhỉ có nguy hiểm không?”. Xẹp nhĩ là tình trạng viêm nhiễm tai khó phát hiện vì triệu chứng thường khởi phát âm thầm. Bạn cần theo dõi và chú ý đến các biểu hiện bất thường của tai để kịp thời đi khám và chữa trị.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *