Xét nghiệm Rivalta là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm Rivalta trên lâm sàng

Xét nghiệm Rivalta đã được sử dụng từ những năm 1900 do một nhà nghiên cứu người Ý, đây là xét nghiệm đơn giản, dễ làm để phân biệt 2 loại dịch chọc dò trong cơ thể. Vậy, ý nghĩa của xét nghiệm Rivalta trên lâm sàng là gì? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm Rivalta là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm Rivalta trên lâm sàng

Rất nhiều bệnh lý của cơ thể có thể gây tích tụ dịch trong các khoang của cơ thể, ở các cơ quan khác nhau. Để hiểu rõ về bản chất của dịch đó, có thể sử dụng các cách khác nhau. Tuy nhiên, xét nghiệm Rivalta là xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền có thể làm tại nhiều cơ sở y tế. Vậy, xét nghiệm Rivalta là gì? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu thêm về ý nghĩa của xét nghiệm Rivalta trên lâm sàng qua bài viết dưới đây.

Phân loại dịch chọc dò trong cơ thể

Dịch chọc dò làm xét nghiệm là các dịch đường lấy từ các khoang của cơ thể như khoang màng phổi, khoang phúc mạc, khoang màng tim hay dịch ở các khớp lớn như khớp gối, khớp vai. Dịch chọc dò được phân thành 2 loại là dịch thấm và dịch tiết.

Dịch thấm

Dịch thấm là dịch ngoại mạch có hàm lượng protein thấp và có trọng lượng riêng thấp (

Dịch tiết

Dịch tiết là dịch được các mô tiết ra từ hệ thống tuần hoàn vào các vùng tổn thương hoặc vùng đang viêm. Dịch tiết có thể là chất lỏng giống như mủ hoặc trong suốt. Dịch tiết bao gồm huyết thanh, fibrin và bạch cầu. Dịch tiết có thể rỉ ra từ vết cắt hoặc từ vùng nhiễm trùng hoặc viêm.

Ý nghĩa của xét nghiệm Rivalta trên lâm sàng 1

Dịch trong tràn dịch màng phổi có thể là dịch thấm hoặc dịch tiết

Sự khác nhau giữa dịch thấm và dịch tiết

Sự khác biệt quan trọng giữa dịch thấm và dịch tiết là nguyên nhân sinh ra dịch đó. Dịch thấm được gây ra bởi sự rối loạn áp suất thủy tĩnh hoặc áp suất keo của máu, tình trạng này xảy ra không phải do viêm hay nhiễm trùng. Do đó, dịch thấm có hàm lượng protein thấp hơn so với dịch tiết và trông trong hơn.

Việc phân biệt giữa dịch thấm và dịch tiết không phải chỉ dựa vào màu sắc do dịch tiết cũng có là dịch trong. Để phân biệt được hai dịch này, ta dựa vào việc đo trọng lượng riêng của dịch chọc dò, trọng lượng riêng lại phản ánh một phần hàm lượng protein của chất lỏng. Ngoài ra, xét nghiệm Rivalta có thể được sử dụng để phân biệt dịch thấm và dịch tiết.

Xét nghiệm Rivalta là gì?

Một số bệnh lý có thể gây ra sự tích tụ rất nhiều chất lỏng trong các khoang của cơ thể như khoang bụng (dịch cổ trướng) hoặc khoang màng phổi (tràn dịch màng phổi) hoặc khoang màng ngoài tim. Việc ước tính nồng độ protein trong các dịch này có thể thu hẹp chẩn đoán phân biệt và hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng trong chẩn đoán.

Ví dụ, sự tích tụ chất lỏng do suy tim sung huyết và xơ gan (xơ gan cổ trướng) thường có hàm lượng protein thấp hơn và được gọi là dịch thấm. Trong khi đó, dịch tích tụ do ung thư hoặc do lao thường có hàm lượng protein cao hơn và được gọi là dịch tiết.

Ý nghĩa của xét nghiệm Rivalta trên lâm sàng 2

Xơ gan cổ trướng

Xét nghiệm Rivalta là một phương pháp đơn giản, giá thành hợp lý, có thể được sử dụng ở những cơ sở y tế có nguồn lực hạn chế để phân biệt dịch thấm và dịch tiết. Đây là một phương pháp đơn giản, rẻ tiền, không cần thiết bị phòng thí nghiệm đặc biệt và có thể dễ dàng thực hiện. Xét nghiệm Rivalta ban đầu được phát triển bởi nhà nghiên cứu người Ý – Rivalta vào khoảng năm 1900 và được sử dụng để phân biệt dịch thấm và dịch tiết ở bệnh nhân. Xét nghiệm này cũng hữu ích ở mèo để phân biệt giữa tràn dịch do viêm phúc mạc nhiễm trùng ở mèo (FIP) và tràn dịch do các bệnh khác vì không chỉ hàm lượng protein cao mà nồng độ fibrinogen và các chất trung gian gây viêm cao cũng dẫn đến xét nghiệm có phản ứng dương tính.

Cơ chế của xét nghiệm Rivalta

Một ống nghiệm chứa nước cất và acid acetic được thêm vào sau đó. Một giọt dịch chọc dò cần được kiểm tra được nhỏ vào ống nghiệm. Nếu giọt dịch tan đi, kết quả xét nghiệm là âm tính, điều này cho thấy dịch vừa cho vào là dịch thấm. Nếu giọt nước kết tủa lại thì kết quả xét nghiệm là dương tính, cho thấy đó là dịch tiết.

Việc sử dụng dung dịch acid acetic có độ pH 4.0 đã gây kết tủa 8 loại protein, gây kết quả dương tính với phản ứng Rivalta, bao gồm: Protein C phản ứng (CRP), Alpha 1 – antitrypsin (Alpha 1 – AT), Orosomucoid (Alpha – 1 – acid glycoprotein hoặc AGP), Haptoglobulin (Hp), Transferrin (Tf), Ceruloplasmin (Cp), Fibrinogen (Fg) và Hemopexin (Hpx). Vì đây là những protein được xuất tiết trong giai đoạn viêm cấp tính nên xét nghiệm Rivalta dương tính có thể gợi ý một tình trạng viêm.

Nồng độ protein thấp hơn sẽ hòa tan trong dung dịch acid acetic được sử dụng trong xét nghiệm Rivalta, trong khi nồng độ cao như ở dịch tiết thì không. Điều này cho phép phân biệt giữa dịch thấm và dịch tiết dựa trên việc ước tính nồng độ protein trong dịch làm xét nghiệm.

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rivalta

Xét nghiệm Rivalta là xét nghiệm có quy trình vô cùng đơn giản, gồm có 4 bước:

  • Bước 1: Đổ 8mL nước cất vào ống nghiệm 10mL.
  • Bước 2: Thêm 01 giọt acid acetic (98%) và lắc kỹ cho đều.
  • Bước 3: Cẩn thận nhỏ 01 giọt dịch cần làm xét nghiệm lên bề mặt dung dịch. Lưu ý trong bước này là không lắc ống nghiệm mà giữ yên.
  • Bước 4: Giữ ống nghiệm trên nền tối, ghi lại hình dáng giọt dịch thử nghiệm và nhận định kết quả.

Tìm hiểu thêm: Trẻ có nhiều ráy tai phải làm sao?

Ý nghĩa của xét nghiệm Rivalta trên lâm sàng 3
Ý nghĩa của xét nghiệm Rivalta trên lâm sàng

Nhận định kết quả xét nghiệm Rivalta

Kết quả âm tính nếu giọt dịch hòa tan vào thuốc thử và vẫn trong suốt. Nếu giọt nước vẫn giữ nguyên hình dạng, từ từ chìm xuống đáy hoặc bám trên bề mặt ống nghiệm thì kết quả xét nghiệm là dương tính.

Ý nghĩa của xét nghiệm Rivalta trên lâm sàng

Ở người, một số bệnh có thể gây tích tụ dịch ở các cơ quan và khoang khác nhau trên cơ thể, đó là hiện tượng tràn dịch. Dịch tích tụ đó có thể là dịch thấm hoặc dịch tiết. Xét nghiệm Rivalta là xét nghiệm rẻ tiền giúp phân biệt dịch thấm và dịch tiết.

Một số nguyên nhân gây tràn dịch thấm

Nhiều nguyên nhân có thể gây tràn dịch thấm, bao gồm:

  • Mô phổi bị xẹp (xẹp phổi): Do áp lực âm bên trong khoang màng phổi tăng lên, gây tràn dịch màng phổi.
  • Dịch não tủy (CSF) rò rỉ vào khoang màng phổi: Do chấn thương cột sống ngực, rối loạn chức năng shunt não thất (VP).
  • Suy tim.
  • Rối loạn chức năng gan.
  • Albumin máu hạ thấp.
  • Hội chứng thận hư.
  • Tắc nghẽn hệ tiết niệu gây ứ đọng nước trong cơ thể.

Ý nghĩa của xét nghiệm Rivalta trên lâm sàng 4

>>>>>Xem thêm: Fexofenadine có dùng được cho bà bầu không? Những điều bà bầu cần lưu ý khi dùng thuốc

Tràn dịch khớp gối do viêm

Một số nguyên nhân gây tràn dịch tiết

Rất nhiều nguyên nhân gây tràn dịch tiết, bao gồm:

  • Ở ổ bụng: Áp xe các mô gần phổi, nhiễm trùng dịch cổ trướng, hội chứng Meigs, viêm tụy…
  • Bệnh mô liên kết: Bệnh Churg – Strauss, bệnh lupus, viêm khớp dạng thấm, bệnh u hạt Wegener…
  • Nội tiết: Suy giáp, hội chứng quá kích buồng trứng
  • Viêm phổi, nhiễm nấm, kí sinh trùng, lao…
  • Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), bụi phổi amiăng, viêm tụy,…
  • Các bệnh lý ác tính: Ung thư, u lympho, bệnh bạch cầu,…

Bài viết trên của Kenshin đã cung cấp rất nhiều thông tin cho các độc giả liên quan đến xét nghiệm Rivalta và ý nghĩa của xét nghiệm Rivalta trên lâm sàng. Từ đó, giúp mọi người hiểu rõ hơn về xét nghiệm này.

Xem thêm: Tìm hiểu về kỹ thuật chọc dịch màng phổi

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *