Cổ chân là vùng rất dễ gặp phải các chấn thương khác nhau từ nhẹ đến nghiêm trọng. Hơn nữa, việc để cổ chân hồi phục như ban đầu không phải là điều dễ dàng. Do đó, nếu không may gặp phải chấn thương, bạn sẽ rất cần những bài tập tăng cường sức mạnh cho cổ chân.
Bạn đang đọc: 3 bài tập tăng cường sức mạnh cho cổ chân sau chấn thương
Vậy, có những bài tập tăng cường sức mạnh cho cổ chân sau chấn thương nào? Bạn đã biết rõ về những bài tập này hay chưa? Tất cả sẽ được giải đáp một cách chi tiết trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc chú ý theo dõi.
Chấn thương ở cổ chân là gì?
Chấn thương ở cổ chân là bao gồm các tổn thương có thể gặp ở vùng cổ chân như trật khớp cổ chân, gãy xương, tổn thương dây gân, tổn thương dây chằng. Phần lớn, nguyên nhân gây ra các chấn thương này là do chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc tai nạn sinh hoạt như té ngã khi đi lại trên những bề mặt không bằng phẳng. Bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ gặp phải các chấn thương nếu như không cẩn thận.
Hầu hết, mọi chấn thương ở khớp cổ chân mức độ nhẹ đều có thể tự lành lại sau một thời gian nhất định. Dẫu vậy, các chức năng của khớp cổ chân cũng rất khó để có thể linh hoạt như ban đầu. Do đó, việc quan trọng nhất là người bệnh cần chú ý tập luyện tăng cường các cơ xung quanh mắt cá chân, giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi của cổ chân và ngăn ngừa các chấn thương tái diễn, trở nặng hơn sau khi cổ chân đã hết đau và bước vào quá trình phục hồi. Tham khảo thêm các bài tập tăng cường sức mạnh cho cổ chân sau chấn thương là rất cần thiết.
Triệu chứng thường gặp khi bị chấn thương cổ chân
Các triệu chứng gãy xương cổ chân hay bong gân đều khá giống nhau, vì thế, nếu thấy bất cứ biểu hiện bất thường nào ở chân không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã thực hiện sơ cứu, người bệnh hãy đi thăm khám ngay để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng. Nhìn chung, chấn thương ở cổ chân sẽ có một số dấu hiệu như:
- Cổ chân bị đau đột ngột.
- Sưng tấy cổ chân.
- Cổ chân bị bầm tím.
- Không có khả năng đi lại hoặc đi lại bị khó khăn.
- Mắt cá chân có thể bị biến dạng, lệch khỏi vị trí ban đầu và đau khi người bệnh chạm vào nếu như bị gãy xương.
- Chức năng bàn chân, cổ chân bị suy yếu.
Ngoài ra, viêm gân cổ chân mãn tính có thể tiến triển trong nhiều năm và gây ra các triệu chứng như:
- Đau nhiều ở điểm bám của gân hoặc vị trí viêm.
- Cổ chân không vững, yếu.
- Vòm bàn chân bị sưng nề.
Cổ chân có thể gặp rất nhiều các chấn thương khác nhau như bong gân, viêm gân, gãy rạn xương,… Điểm chung của những chấn thương này đó là gây ra cảm giác đau, khó chịu cho người bệnh. Làm cho chức năng của cổ chân bị suy yếu, đi lại kém.
Tìm hiểu thêm: Uống whey có nổi mụn không?
3 bài tập tăng cường sức mạnh cho cổ chân
Các bài tập tăng cường sức mạnh cho cổ chân dưới đây người bệnh có thể áp dụng từ sớm để phục hồi chức năng cho khớp. Trong trường hợp người bệnh bị bong gân nhẹ đến trung bình, có thể áp dụng bài tập ngay từ ngày thứ 2 sau chấn thương hoặc bất cứ khi nào người bệnh cảm thấy các cơn đau đã thuyên giảm.
- Bài tập gấp và duỗi bàn chân: Thực hiện gấp mu bàn chân lên xa nhất có thể và giữ chân như vậy trong vài giây. Sau đó, duỗi mu bàn chân ra xa nhất có thể và cũng giữ trong khoảng vài giây.
- Xoay khớp cổ chân: Bắt đầu thực hiện bài tập này khi các cơn đau do chấn thương khớp cổ chân đã dịu hẳn. Đơn giản, người bệnh chỉ cần xoay bàn chân với mũi chân hướng ra ngoài và sau đó ngược chiều để mũi chân hướng vào trong. Lưu ý, nên thực hiện động tác xoay tròn một cách từ từ và trong giới hạn chịu đựng cơn đau.
- Căng cơ bắp chân: Đặt chân duỗi ra phía sau và nghiêng người về phía trước, để gót chân tiếp xúc với sàn nhà. Giữ tư thế như vậy trong 20 đến 30 giây và lặp lại 3 lần. Trong quá trình tập, người bệnh cần cảm thấy cảm giác căng ở mặt sau của cẳng chân, nếu không có cảm giác này thì hãy di chuyển chân sau càng về phía sau.
Người bệnh cần ghi nhớ, các bài tập này chỉ dành cho những trường hợp gặp chấn thương cổ chân nhẹ. Nếu bị chấn thương nặng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ bài tập nào để tránh tình trạng cổ chân bị tổn thương nặng hơn. Bên cạnh đó, hãy chú ý luyện tập với cường độ vừa phải, không nên thúc ép bản thân tập luyện quá nhiều, không quay trở lại vận động quá sớm, nếu không sẽ khiến cho các chấn thương trở nặng, gây ra một số biến chứng nguy hiểm như đau cổ chân mãn tính, viêm khớp, thoái hóa cổ chân hay mất vững khớp cổ chân, ảnh hưởng lớn khả năng vận động, chất lượng cuộc sống sau này.
>>>>>Xem thêm: Rau sắng là gì? Thành phần dinh dưỡng như thế nào?
Chấn thương cổ chân rất dễ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Khi bị chấn thương, ngoài việc cần làm là sơ cứu cổ chân tại chỗ ngay lập tức thì người bệnh cũng cần kiên trì tập các bài tập phục hồi chức năng cổ chân sau khi chấn thương khớp cổ chân ban đầu đã bắt đầu lành. Có như vậy, chức năng của cổ chân mới phục hồi và bạn có thể sớm trở lại với các hoạt động yêu thích của mình.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể