Nếu tự nhiên cảm thấy đau bụng thì hẳn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy lo lắng. Đau bụng dưới bên phải thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và với mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau. Dưới đây, Kenshin sẽ cung cấp cho bạn những nguyên nhân đau bụng dưới bên phải hay gặp nhất.
Bạn đang đọc: 5 nguyên nhân đau bụng dưới bên phải thường gặp
Để có thể hướng đến chẩn đoán và điều trị bệnh nhanh chóng, chính xác thì ổ bụng được chia thành 9 phần khác nhau gồm hạ sườn trái, hạ sườn phải, thượng vị, mạn sườn trái, mạn sườn phải, quanh rốn, hố chậu trái và hố chậu phải. Với mỗi vùng sẽ có các tạng tương ứng khác nhau.
Contents
Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải
Đau bụng dưới bên phải hay còn gọi là vùng hố chậu phải với sự liên quan của đường tiêu hóa và sinh dục – tiết niệu. Các nguyên nhân đau bụng dưới bên phải có thể kể đến như:
Viêm ruột thừa
Ruột thừa là một cấu trúc giải phẫu nằm ở đáy của manh tràng, gần vị trí tiếp xúc giữa hồi tràng của ruột non và manh trang. Ở đa số mọi người đều có ruột thừa nằm ở hố chậu phải gây ra đau bụng dưới bên phải.
Các triệu chứng gợi ý viêm ruột thừa bao gồm:
- Đau bụng dưới bên phải âm ỉ, vừa phải và đa số người bệnh có thể chịu đựng được trong thời gian đầu bị bệnh.
- Sốt ở mức độ nhẹ trong khoảng từ 37 – 38 độ C.
- Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn.
- Một số ít người bệnh có thể có biểu hiện táo bón hoặc tiêu chảy kèm theo.
Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp và cần được phẫu thuật sớm trước khi ruột thừa bị vỡ ra gây viêm phúc mạc khu trú hoặc lan tỏa làm trầm trọng mức độ bệnh thậm chí có thể gây tử vong.
Viêm ruột thừa là bệnh lý hàng đầu gây đau bụng dưới bên phải
Mổ viêm ruột thường hiện nay đa số là mổ nội soi nên tương đối ít xâm lấn, rút ngắn thời gian phẫu thuật cũng như thời gian lành vết thương của người bệnh. Do đó, bạn không cần quá lo lắng về phẫu thuật này.
Tuy nhiên, một vài trường hợp viêm ruột thừa lại chưa được chỉ định mổ mà có thể cho thuốc kháng sinh về nhà uống sau đó tiến hành điều trị tiếp sau từ 3 – 6 tháng. Các hướng điều trị viêm ruột thừa còn phụ thuộc và thể bệnh và quyết định của bác sĩ điều trị.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích hay IBS là một rối loạn chức năng tiêu hóa với đặc trưng đau bụng dưới bên phải hoặc đau khắp bụng kết hợp với sự thay đổi thói quen đại tiện mà chưa phát hiện bất kỳ tổn thương nào tại đường tiêu hóa.
Các biểu hiện này ở hội chứng ruột kích thích cần kéo dài và xuất hiện ít nhất 1 ngày/tuần trong ít nhất 3 tháng. Các biểu hiện gợi ý bệnh lý này bao gồm:
- Đau bụng với tính chất âm ỉ, thường xuyên và tăng lên sau ăn. Tuy nhiên sau khi đi ngoài đau bụng dưới bên phải ít giảm.
- Táo bón kéo dài, phân rắn, khô và có kích thước nhỏ kèm theo đi ngoài thấy đau.
- Đi ngoài phân lỏng, có lẫn nước và đi tiêu nhiều lần trong ngày, mót tiêu.
- Bụng chướng tăng dần theo ngày.
- Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, nôn và buồn nôn.
Sỏi tiết niệu
Sỏi thận thường do sự tích tụ các tinh thể calci, phospho trong đài bể thận lâu ngày dẫn đến viên sỏi to lên gây bít tắc đường niệu. Khi viên sỏi di chuyển từ trên thận xuống niệu quản có thể gây cơn đau quặn thận với tính chất đau vùng thắt lưng và đau bụng dưới bên phải.
Sỏi tiết niệu có thể là nguyên nhân đau bụng dưới bên phải
Bên cạnh biểu hiện đau bụng, người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng sau:
- Bụng đầy hơi, khó tiêu và chướng bụng tăng dần.
- Nôn, buồn nôn lẫn trong cơn đau.
- Có thể có tiểu ra máu hoặc nước tiểu màu hồng nếu sỏi di chuyển gây xước niêm mạc.
- Một số trường hợp có thể kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt hoặc cảm giác bỏng rát sau mỗi lần đi tiểu, nước tiểu có vẩn đục và kèm theo sốt trong trường hợp có nhiễm khuẩn tiết niệu.
Thoát vị
Thoát vị là hiện tượng các tạng trong ổ bụng bị di chuyển hoặc thoát ra qua các lỗ thủng trên thành bụng. Các lỗ thoát vị có thể là bẩm sinh, do thành bụng yếu, sau các phẫu thuật thành bụng…
Các dấu hiệu của thoát vị thường khá kín đáo, chỉ có một số ít người bệnh phát hiện ra biểu hiện khối lồi bất thường trên thành bụng, thay đổi kích thước sau khi thay đổi tư thể và khi ho mạnh đồng thời khối thoát vị có thể đẩy vào bằng tay được.
Tìm hiểu thêm: Gợi ý cách chữa yếu sinh lý bằng lá lốt cho phái mạnh
Các khối thoát vị gây đau bụng dưới bên phảiThoát vị gây đau bụng dưới bên phải thường là thoát vị bẹn (đa số gặp ở nam giới) hoặc thoát vị đùi (thường gặp ở nữ giới). Thoát vị cần được điều trị sớm để tránh biến chứng nặng nề như nghẹt ruột có thể gây tử vong cho người bệnh.
Bệnh phụ khoa ở nữ
Đau bụng dưới bên phải gặp ở nữ giới nhất là ở độ tuổi từ 18 – 45 tuổi có thể đến từ các nguyên nhân bệnh sản phụ khoa bao gồm:
>>>>>Xem thêm: Nhảy dây có cao không? Bật mí 5 yếu tố quan trọng hỗ trợ việc nhảy dây để cao hơn
Chửa ngoài tử cung là bệnh cấp cứu sản khoa gây đau bụng dưới bên phải- U nang buồng trứng: Nếu có khối u nang ở bên phải thì hoàn toàn có thể gây đau bụng dưới bên phải do kích thước khối u to dần gây chèn ép vào các tạng xung quanh. Ngoài ra, còn có thêm biểu hiện rối loạn kinh nguyệt kéo dài và cần được chẩn đoán sớm.
- Đau bụng kinh: Đa số cơn đau bụng kinh thường ở phần bụng dưới, tuy nhiên một số ít trường hợp cơn đau bụng kinh không điển hình xuất hiện ở bên phải, đây là hiện tượng sinh lý của cơ thể nên bạn không cần quá lo lắng.
- Chửa ngoài tử cung: Đặc biệt sau khi chậm kinh từ 5 -7 ngày kèm theo đau bụng dưới dữ dội, chảy máu âm đạo thì cần nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để được điều trị vì đây là một cấp cứu sản khoa cần phải xử lý nhanh chóng để tránh biến chứng.
- Viêm ống dẫn trứng:Biểu hiện viêm thường tương đối mơ hồ và rất khó phát hiện, đa số người bệnh sẽ có đau bụng dưới bên phải (hoặc trái), đặc biệt đau tăng nhiều hơn sau khi quan hệ tình dục.
- Lạc nội mạc tử cung:Do sự xuất hiện lạc chỗ của niêm mạc tử cung tại các cơ quan khác của cơ thể mà cơn đau bụng dưới bên phải thường rất dữ dội, người bệnh có thể bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, thiếu máu…
- U xơ tử cung: Triệu chứng thường gặp của bệnh lý này là rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra nhiều, kéo dài và đau bụng dưới bên phải hoặc bên trái âm ỉ. Tuy đây là bệnh lý lành tính nhưng nếu không được điều trị tích cực thì vẫn có thể chuyển dạng sang ác tính.
- Ung thư buồng trứng: Đây là bệnh lý ác tính, nguy hiểm và cần phải được chẩn đoán kịp thời do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Người bệnh thường đau bụng rất dữ dội và có nguy cơ cắt bỏ buồng trứng hoàn toàn.
Có thể thấy, đau bụng dưới bên phải có rất nhiều nguyên nhân và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Hiểu được các nguyên nhân và triệu chứng đặc thù có thể giúp bạn sớm định hướng được nguyên nhân từ đó đến thăm khám chuyên khoa phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, các nguyên nhân gây đau bụng đều cần được điều trị nên không được tự ý sử dụng thuốc tại nhà nếu không được chẩn đoán xác định cũng như có đơn thuốc của bác sĩ.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể