Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên toàn bộ sinh vật bao gồm cả con người. Trong cơ thể có chứa nhiều loại tế bào khác nhau, mỗi loại lại có hình dạng, kích thước và chức năng riêng. Vậy tế bào lớn nhất trong cơ thể người là gì?
Bạn đang đọc: Tế bào lớn nhất trong cơ thể người là tế bào nào?
Tất cả các cơ quan trong cơ thể của sinh vật sống đều cấu tạo bằng tế bào. Mỗi loài sinh vật sẽ có số lượng tế bào khác nhau, trong đó số lượng tế bào trong cơ thể người có thể lên đến khoảng nghìn tỷ. Vậy tế bào là gì? Cấu tạo của tế bào như thế nào? Tế bào lớn nhất trong cơ thể người là gì?
Contents
Tế bào là gì? Cấu trúc của tế bào
Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các cơ thể sống bao gồm cơ thể người, động vật, vi sinh vật, vi khuẩn, vi trùng,….
Tế bào có vai trò cung cấp cấu trúc cho cơ thể, tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ thức ăn và chuyển hóa các chất dinh dưỡng đó thành năng lượng để thực hiện các chức năng chuyên biệt riêng. Trong mỗi tế bào còn có ADN chứa bộ thông tin di truyền, tham gia vào quá trình nhân bản, tạo thành các tế bào mới là bản sao của tế bào trước đó.
Mỗi tế bào đều có kích thước và hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung tế bào trong cơ thể người đều được cấu thành từ 3 phần cơ bản là màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
Màng sinh chất
Màng sinh chất hay còn gọi là màng tế bào là một màng lipid kép, phân cách môi trường bên trong của các tế bào với môi trường bên ngoài. Đây là là lớp hàng rào có vai trò bảo vệ và giúp tế bào trao đổi chất với môi trường xung quanh. Màng sinh chất tính chất thẩm tích có thể cho phép các ion, các phân tử nhỏ đi qua một cách có chọn lọc và kiểm soát sự di chuyển của các chất đi ra tế bào.
Chất tế bào
Bên trong lớp màng sinh chất là chất tế bào – nơi diễn ra hầu hết các hoạt động của tế bào. Chất tế bào gồm nhiều bào quan khác nhau bao gồm lưới nội chất, ti thể, ribôxôm, bộ máy Gôngi, trung thể:
- Lưới nội chất là một hệ thống các xoang và túi dẹp nối với nhau tạo thành màng lưới khép kín liên kết giữa các bào quan, có chức năng tổng hợp và vận chuyển các chất vào trong hoặc ra ngoài tế bào. Lưới nội chất tồn bao gồm 2 loại là lưới nội chất hạt (có thể mang các ribôxôm) hoặc lưới nội chất trơn.
- Ribôxôm: Là bào quan được cấu tạo từ hai tiểu đơn vị chứa rARN có vai trò xử lý các hướng dẫn di truyền của tế bào nhằm sinh tổng hợp ra protein. Các bào quan này thường nằm trên lưới nội chất hạt hoặc trôi trong bào tương.
- Ti thể: Ti thể được cấu tạo từ nhiều nếp gấp tạo thành các mào chứa chất nền và bao bọc bên ngoài bởi 2 lớp màng. Chức năng chính của ty thể là chuyển đổi năng lượng từ thức ăn thành dạng mà tế bào có thể sử dụng được.
- Bộ máy Gôngi: Là một hệ thống nằm sau màng sinh chất với cấu tạo từ nhiều túi màng dẹt xếp chồng lên nhau. Nhiệm vụ chính là sửa đổi protein, phân loại và đưa sản phẩm đến các vị trí cần thiết trong tế bào.
- Trung thể: Trung thể có nhiệm vụ chính là tham gia vào quá trình phân chia tế bào.
Nhân
Nhân tế bào là trung tâm chỉ huy của tế bào có cấu tạo hình bầu dục hoặc hình cầu, được bao bọc bởi màng nhân bên ngoài và nhiều nhân con bên trong. Trong nhân con có chứa các rARN giúp kiểm soát thông tin di truyền của tế bào.
Thành phần hóa học của tế bào
Mỗi tế bào trong cơ thể người được cấu tạo từ nhiều chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. Trong đó:
- Protein (chất đạm): Protein là một đại phân tử, chứa một hoặc nhiều mạch các acid amin, liên kết với nhau bởi các liên kết peptid. Đây là thành phần quan trọng có mặt trong tất cả các tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học bao gồm cacbon (C), hydro (H), oxy (O), lưu huỳnh (S), nitơ (N) và các nguyên tố khác.
- Glucid (chất đường bột): Glucid được cấu tạo từ các nguyên tố C, H và O có vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Trong cơ thể, glucid thường tồn tại dưới dạng đường glucose (trong máu) và glycogen (có ở gan và cơ).
- Lipid (chất béo): Là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của con người, tồn tại ở nhiều cơ quan, gồm 3 nguyên tố chính là C, H, O nhưng tỉ lệ khác với glucid. Lipit có vai trò là chất dự trữ đồng thời cấu tạo nên màng tế bào.
- Axit nucleic: Axit nucleic tồn tại chủ yếu có trong nhân tế bào bao gồm hai loại chính là deoxyribonucleic acid (DNA) và ribonucleic acid (RNA). Trong đó, phân tử ADN chứa tất cả những thông tin di truyền còn phân tử RNA phụ trách chủ yếu việc dịch mã, đồng thời, biểu đạt thông tin di truyền của phân tử DNA.
Tế bào nào là tế bào lớn nhất trong cơ thể người?
Cơ thể con người được cấu tạo bởi ít nhất 30 nghìn tỷ tế bào trong đó có khoảng 200 loại tế bào đa dạng như: Tế bào hồng cầu, tế bào não, tế bào thần kinh,… Mỗi tế bào trong cơ thể đều có các kích thước khác nhau. Vậy tế bào lớn nhất trong cơ thể người là tế bào nào?
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, tế bào lớn nhất trong cơ thể người là tế bào trứng. Tế bào trứng hay còn gọi là noãn có chứa các thông tin di truyền và tham gia vào quá trình sinh sản khi kết hợp với tế bào tinh trùng.
Tìm hiểu thêm: Cân nặng trung bình của bé theo từng tháng là bao nhiêu?
Thông thường các tế bào trứng của cơ thể người sẽ có dạng hình cầu, kích thước nhỏ hơn hạt kê, màu vàng nhạt, đường kính nằm trong khoảng từ 0,1 – 0,2 mm.
Hoạt động sống của tế bào
Các hoạt động sống của các tế bào trong cơ thể xảy ra nhiều quá trình như đồng hóa và dị hóa, sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển. Mỗi tế bào trong cơ thể người đều được cung cấp dinh dưỡng từ hệ thống mạch máu từ đó hình thành nên quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ phức tạp từ những chất đơn giản.
>>>>>Xem thêm: Bộ Y tế gia hạn và cấp mới số đăng ký lưu hành cho 1.100 loại thuốc trong điều trị
Song song với tổng hợp, các tế bào cũng thực hiện quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hai quá trình này được gọi là đồng hóa và dị hóa. Đây được coi là hai hoạt động sống quan trọng nhất của tế bào.
Để tồn tại, tế bào cũng thực hiện quá trình sinh sản bằng cách phân chia trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm tạo nên những tế bào mới. Quá trình phân chia tế bào diễn ra nhanh và mạnh ở người trẻ và chậm lại ở người trưởng thành. Cùng lúc đó các tế bào cũng dần chết đi và được thay thế bằng các tế bào mới.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn câu hỏi: Tế bào lớn nhất trong cơ thể người là gì? Theo các nghiên cứu, tế bào lớn nhất trong cơ thể người là tế bào trứng sẽ có dạng hình cầu, đường kính nằm trong khoảng từ 0,1 – 0,2 mm.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể