Nấm có khắp ở mọi nơi xung quanh chúng ta, trong đất, nước, không khí, trên cơ thể các con vật… Nên việc mắc phải các bệnh về nấm là một điều rất thường gặp. Vậy nấm gây bệnh gì cho chúng ta? Cơ chế gây bệnh do nấm là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay.
Bạn đang đọc: Cơ chế gây bệnh do nấm khi nấm xâm nhập vào cơ thể
Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm quanh năm tạo điều kiện rất thuận lợi cho nấm sinh trưởng và phát triển. Đồng thời, khi cơ thế chúng ta suy yếu hoặc có các tổn thương đây là cơ hội để nấm xâm nhập và gây bệnh cho cở thể. Do đó, cần có hiểu biết về cơ chế gây bệnh do nấm, cách thức lây nhiễm để có cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe hợp lý.
Contents
Tìm hiểu về nấm gây bệnh
Nấm là tế bào nhân thực gồm một hay nhiều tế bào khác với vi khuẩn (vi khuẩn chưa có nhân), nấm không có diệp lục trong cấu tạo nên không có khả năng tự chuyển hóa chất dinh dưỡng như thực vật. Điều này làm cho chúng thành sinh vật dị dưỡng.
Nấm có thể sống hoại sinh là phân hủy các chất hữu cơ từ các cơ thể chết hoặc sống ký sinh trên các sinh vật khác lấy các chất dinh dưỡng từ cơ thể vật chủ. Chúng có thể lấy chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh thông qua quánh trình hấp thụ. Nấm sinh sản bằng bào tử, các bào tử nấm bay lơ lửng trong không khí nên chúng ta có thể mắc bệnh khi vô tình hít phải các bào từ này.
Phân loại nấm có thể dựa vào cấu trúc, đặc điểm sinh hóa, sinh học phân tử hoặc có thể dựa vào cơ chế gây bệnh do nấm gây ra… Dựa vào cơ chế gây bệnh do nấm người ta chia thành hai nhóm chính: Nấm gây bệnh cơ hội, nhiễm nấm nguyên phát.
Nhiễm nấm cơ hội
Những loại nấm chỉ gây bệnh khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch. Các nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS, tiểu đường, ung thư, người sử dụng corticosteroid lâu ngày, người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,…
Bao gồm các nấm điển hình như:
- Candida;
- Aspergillosis;
- Mucormycosis;
- Fusariosis.
Nhiễm nấm cơ hội thường gây nên các tình trạng bệnh cấp tính như viêm phổi cấp, nhiễm nấm huyết…
Nhiễm nấm nguyên phát
Nhiễm nấm nguyên phát thường là do hít phải bào tử nấm, có sự phân bố đặc trưng theo vùng địa lý. Đối với những người mắc phải thường trải qua một giai đoạn mãn tính. Các triệu chứng thường âm thầm ít khi rầm rộ như nhiễm nấm cơ hội, các triệu chứng thường thấy: Sốt, ớn lạnh, kén ăn, sụt cân, mệt mỏi,… Có thể lây lan qua các cơ quan khác gây ra các triệu chứng rối loạn chức năng.
Các nấm thường gây bệnh nguyên phát:
- Cryptococcosis;
- blastomyces;
- coccidioidomycosis;
- histoplasmosis.
Nhiễm nấm nguyên phát đặc trưng theo địa lý, nên khi chúng ta di chuyển qua các vùng có nấm có thể mắc phải nhưng chưa biểu hiện. Để chuẩn đoán chính xác người bệnh mắc phải loại nấm gì cần phải khai thác lịch sử di chuyển của người bệnh.
Cơ chế gây bệnh do nấm khi nấm xâm nhập vào cơ thể
Nấm tồn tại ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta như trong đất, nước, trên cơ thể sinh vật,… Các loại nấm thường sống hoại sinh, chúng tồn tại và phát triển trong đất, trên thực vật hay xác động vật, ít khi sinh sống trên cơ thể người. Vì vậy, người khỏe mạnh rất ít khi mắc phải các bệnh về nấm. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công vào hệ thống miễn dịch.
Khi một bào tử nấm xâm nhập vào cơ thể, sau đó chúng chuyển hóa trong cơ thể vật chủ, bắt đầu nảy mầm và lớn lên tạo thành các sợi nấm xâm nhập vào các mô cơ quan. Sợi nấm, bào tử, bào tử đính, tế bào nấm men đều sẽ mang một kháng nguyên khác nhau.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian đơn giản, dễ làm
Khả năng đề kháng của cơ thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của nấm. Có 2 cơ chế miễn dịch:
- Miễn dịch đặc hiệu: Cả đáp ứng tế bào và dịch thể đều tham gia, trong đó đáp ứng miễn dịch thông qua trung gian tế bào có vai trò quan trọng. Các tế bào lympho T nhạy cảm sản sinh ra các lymphokin hoạt hóa đại thực bào. Các đại thực bào được hoạt hóa đóng vai trò quan trọng trong đề kháng chống nấm của cơ thể.
- Miễn dịch không đặc hiệu: Sự toàn vẹn của da, niêm mạc, cộng với sự tham gia của các vi sinh vật hội sinh và tế bào thực bào. Ngoài ra, có sự tham gia của các globulin miễn dịch và bổ thể.
Cơ chế gây bệnh do nấm phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, khả năng thích nghi và hệ thống bảo vệ của cơ thể. Những cơ chế miễn dịch của cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại những bệnh do nấm cơ hội, những nấm có độc lực yếu.
Cách phòng tránh mắc phải các bệnh do nấm
Dựa vào cơ chế gây bệnh do nấm để giảm khả năng mắc phải các bệnh do nấm. Dưới đây là một số biện pháp để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm nấm:
- Việc thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân đều đặn và chăm sóc cơ thể một cách đúng đắn là quan trọng hàng đầu. Tắm hàng ngày giúp loại bỏ vi khuẩn mà còn ngăn chặn sự phát triển của nấm trên da.
- Giữ khô ráo cho giày dép: Nấm thường phát triển ở những nơi ẩm ướt, nên luôn giữ giày dép khô ráo, sử dụng giày thoáng khí, và tránh đi giày ẩm.
- Hạn chế tiếp xúc với nơi có nấm: Tránh tiếp xúc trực tiếp với đất ẩm, cỏ dại hoặc nước ngập lụt nếu có khả năng chúng có thể chứa nấm gây bệnh.
- Hạn chế sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Tránh chia sẻ khăn tắm, quần áo, giày dép để ngăn chặn việc lây lan nấm giữa người khác.
- Duy trì sức khỏe tốt: Một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và giàu vitamin, khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nấm.
>>>>>Xem thêm: Châm cứu liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên
Cơ chế gây bệnh do nấm và khả năng gây bệnh của nấm phụ thuộc vào khả năng thích ứng với môi trường tổ chức sống và chống lại cơ chế bảo vệ của cơ thể. Những biện pháp trên sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro mắc phải các bệnh do nấm và duy trì sức khỏe tốt. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện có các dấu hiệu nhiễm nấm như: Đỏ, ngứa, nổi mẩn, viêm nhiễm,… Hãy liên hệ các nhân viên y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời, ngăn chặn sự lây lan của nấm.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể