Cung răng có dạng đường vòng cung, trong đó các răng được sắp xếp theo thứ tự nhất định và nằm sát nhau. Thông thường, một người có hai cung răng ở hàm trên và dưới. Tuy nhiên, kích thước ở mỗi cung răng sẽ có sự khác biệt.
Bạn đang đọc: Cung răng là gì? Nhận biết cung răng đẹp như thế nào?
Hiện nay, nhu cầu làm đẹp răng miệng ngày càng được nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó, để sở hữu một hàm răng đều và đẹp thì bạn cần biết được cung răng là gì và từng vị trí của răng ra sao. Do đó, hãy cùng Kenshin tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm và cách nhận biết cung răng nhé.
Contents
Cung răng là gì?
Răng được sắp xếp theo thứ tự nhất định, khi quan sát sẽ thấy chúng nằm cạnh nhau và trở thành một đường cong trên bề mặt phẳng nên còn gọi là cung răng. Thông thường, một người sẽ có hai cung răng ở hàm trên và dưới, trong đó cung rằng hàm trên rộng hơn hàm dưới.
Bạn có thể hình dung, cung răng là đường đi qua rìa cắn răng cửa, đỉnh răng nanh và đỉnh núm ngoài răng hàm lớn cũng như răng hàm nhỏ. Sau đây là một số dạng đường cung răng phổ biến như sau:
- Cung răng có dạng hình Elip: Đặc điểm của đường cung này là vị trí răng cửa, răng nanh mọc thành hình vòng tròn. Hàm răng lớn sẽ hơi thu vào còn hàm nhỏ sẽ lồi ra ngoài.
- Cung răng có dạng hình vuông Hypebol: Vị trí răng cửa, răng nanh sẽ xếp thành hình vòng cung dẹt. Vị trí hàm nhỏ và hàm lớn mọc xếp lên nhau theo một đường thẳng.
- Cung răng dạng hình chữ U: Vị trí răng cửa và răng nanh mọc xếp thành hình vòng cung. Những vị trí hàm lớn và hàm nhỏ xếp song song với nhau ở 2 bên.
Ngoài ra, người ta còn chia thành cung răng dạng hình chữ V nhưng không phổ biến nên ít được nhắc đến.
Đặc điểm nhận biết của cung răng
Bên cạnh việc tìm hiểu cung răng là gì thì bạn cần tham khảo thêm những đặc điểm nổi bật của cung răng như sau:
- Các răng xếp kề sát nhau, tiếp giáp với nhau ở đường đường vòng cung. Từ đó sẽ hạn chế tình trạng xô lệch giữa các răng theo hướng gần đến xa.
- Răng hàm trên tiếp giáp hàm dưới, từ đó khớp cắn trở nên chuẩn, hỗ trợ quá trình nghiền nát thức ăn tốt hơn.
- Cung hàm răng trên lớn sẽ bao trùm hàm dưới nên lực tác động của 2 cung hàm răng sẽ không giống nhau. Cụ thể, hàm răng trên sẽ tác động từ trên xuống, từ trong ra ngoài. Ngược lại, đối với hàm dưới sẽ tạo lực theo chiều từ ngoài vào trong và hướng từ dưới lên.
Ngoài ra, răng sẽ được giữ cố định trên cung hàm, khó bị xô lệch vì nhờ vào các yếu tố như: Răng đối diện, răng kế bên, tương quan giữa má và lưỡi. Nếu như, một trong những thành phần này bị suy yếu hoặc mất đi sẽ khiến khớp cắn cũng bị sai lệch theo.
Cách đọc tên và quan sát từng vị trí của răng
Trung bình, người trưởng thành sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng, khi chia đều 16 răng hàm trên và 16 hàm dưới thì việc nhai thức ăn sẽ dễ dàng hơn.
- Nhóm răng cửa gồm răng số 1 và 2;
- Nhóm răng nanh là răng số 3;
- Nhóm răng hàm nhỏ gồm răng số 4 và 5;
- Nhóm răng hàm lớn gồm số 6, 7, 8.
Đặc biệt, răng số 6 thường lớn và mọc ở vị trí thứ 2 khi tính từ điểm răng khôn (nằm cạnh răng số 7). Răng số 6 có vai trò trong quá trình nhai, nghiền nát thức ăn nên được ví như là “chìa khoá” của khớp cắn. Đồng thời, chúng có sự liên hệ mật thiết với các dây thần kinh nằm trong xoang hàm. Chính vì vậy, việc bảo vệ cho răng số 6 nguyên vẹn là điều hết sức quan trọng mà bạn cần chú ý.
Nếu như rơi vào tình trạng mất răng số 6 sẽ tạo ra một khoảng trống khiến thức ăn dễ bị mắc vào. Khi ấy, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập và gây ra các bệnh răng miệng như: Viêm nướu, sâu răng, hôi miệng,…
Thông thường, răng khôn sẽ xuất hiện trong giai đoạn từ 18 – 25 tuổi, chúng nằm ở vị trí số 8, thuộc nhóm răng hàm, mọc ở cuối cùng của cung hàm. Đối với người trưởng thành răng đã mọc đầy đủ nhưng khi đến giai đoạn răng khôn thì chúng vẫn xuất hiện và có xu hướng mọc ngầm hay đâm ngang, chen lấn với những chiếc răng khác, từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức.
Có một số trường hợp đặc biệt răng khôn mọc bình thường, không gây ra hiện tượng gì. Nhưng đối với những người gặp tình trạng bị đau nhức, mỏi hàm, sưng nướu,… khi mọc răng thì các chuyên gia khuyên bạn nên đến nha sĩ để nhổ bỏ, điều này nhằm bảo vệ những chiếc răng khác và tránh bị chèn ép.
Tìm hiểu thêm: Cách lấy ráy tai ướt cho bé
Thông thường, các răng trong 4 nhóm kể trên mọc đều và thẳng hàng sẽ được xem là điều lý tưởng. Tuy nhiên, đối với những người sở hữu răng mọc lệch lạc, hô, móm, bị thưa hay lệch khớp cắn,… Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống mà còn tác động lên tính thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng về sau. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên can thiệp chỉnh nha sớm để điều chỉnh cung hàm và khớp cắn thẳng hơn.
Cách nhận biết cung răng đẹp
Khi sở hữu được một hàm răng đẹp sẽ khiến bạn trở nên tự tin hơn và gây ấn tượng với những người xung quanh. Do đó, ngoài việc tìm hiểu cung răng là gì thì bạn có thêm tham khảo thêm một số tiêu chuẩn để xác định cung răng chuẩn như sau:
- Hàm răng cân đối là khi cung răng có đường hình vòng cung nối liền qua các đỉnh răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm. Khi nhìn theo mặt phẳng, các răng trên đường cung được xếp thẳng hàng, không bị gãy khúc.
- Hàm răng và khuôn mặt có sự hài hoà, điều này thể hiện qua 3 điểm từ chân tóc đến mũi – đầu mũi đến gốc mũi – gốc mũi đến cằm.
- Hàm răng trên và dưới phải mọc đều, đủ, màu sắc trắng sáng tự nhiên. Ngoài ra, các răng ở phía trong cần đối xứng với nhau để tạo thành khớp cắn tốt.
- Trục đối xứng hoàn hảo trên khuôn mặt tính từ đỉnh trán, đỉnh mũi và cằm. Đặc biệt, khi cười đường trục cũng phải thẳng và tạo sự cân đối giữa hai bên cung hàm.
>>>>>Xem thêm: Hướng điều trị thấp tim và các biện pháp phòng ngừa bệnh thấp tim
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu được cung răng là gì và những đặc điểm nhận biết hàm răng đẹp. Tuy nhiên, để răng miệng khỏe mạnh thì nên quan tâm chăm sóc và thăm khám nha sĩ định kỳ nhé.
Xem thêm:
- Các loại răng vẩu thường gặp và cách khắc phục
- Răng sinh đôi: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể