Tiết lộ những mẹo chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả nhất

Hội chứng ruột kích thích không nguy hiểm tính mạng nhưng bệnh kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống, khiến người bệnh luôn lo lắng mất ngủ, lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột. Tuy nhiên lại có những mẹo chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả.

Bạn đang đọc: Tiết lộ những mẹo chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả nhất

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý rất thường gặp. Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý đường ruột, gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh này như thế nào? Làm thế nào để giảm nhẹ triệu chứng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bài viết dưới đây chia sẻ một số mẹo chữa hội chứng ruột kích thích dễ thực hiện, hãy cùng tham khảo nhé!

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt là bệnh mãn tính liên quan đến sự rối loạn nhu động của ruột già. Hội chứng ruột kích thích không gây ra bất cứ tổn thương hay thay đổi nào của mô ruột như Crohn hay viêm loét đại tràng.

Người mắc hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, rối loạn chức năng đại tràng, táo bón, tiêu chảy… Điều đáng nói hiện tượng này sẽ tái đi tái lại ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích vẫn còn đang bỏ ngỏ vì chưa có giải thích nào được xác định rõ ràng. Có thể do nhiều tác nhân kết hợp gây ra sự rối loạn thần kinh ở đường tiêu hóa, sự co thắt bất thường ở khối cơ thành ruột, căng thẳng, nội tiết tố, thực phẩm…

Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích giúp người bệnh giảm triệu chứng -1 Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích giúp người bệnh giảm triệu chứng

Cơ chế gây ra hội chứng là sự rối loạn nhu động ruột. Khi các cơ vòng co bóp mạnh nhu động ruột tăng dẫn tới thức ăn trong ống tiêu hóa vận chuyển nhanh dẫn đến đầy hơi chướng bụng, tiêu chảy. Nếu khối cơ có bóp yếu nhu động ruột giảm dẫn tới táo bón do thức ăn đọng lại lâu khó tiêu.

Hội chứng ruột kích thích có biểu hiện gì?

Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích dễ bị nhầm với với bệnh lý khác, và mỗi bệnh nhân sẽ có biểu hiện khác nhau.

Thay đổi thói quen đi ngoài

Có sự thay đổi thói quen đi ngoài như táo bón, phân cứng và nhỏ, đau khi đi đại tiện. Hoặc có thể phân lỏng, đi són và nhiều lần, tiêu chảy. Có hiện tượng xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy, cảm giác đi không hết phân cũng như mót đi ngoài sau khi ăn xong.

Đau bụng

Tình trạng đau bụng âm ỉ, từng cơn hoặc đau toàn bộ vùng bụng. Khi đi đại tiện xong có thể cơn đau giảm nhưng không dứt điểm.

Đầy hơi, chướng bụng

Tình trạng đầy hơi chướng bụng thường xảy ra do khí trong ruột được sản xuất nhiều hơn.

Muốn đi ngoài khẩn cấp

Do nhu động ruột ở người mắc hội chứng ruột kích thích hoạt động bất thường nên cảm giác muốn đi ngoài khẩn cấp. Đồng thời người bệnh cũng có triệu chứng buồn nôn, ợ nóng, ợ hơi, mệt mỏi, tiểu nhiều và khó ngủ…

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích

Dù chưa được xác định rõ ràng nhưng có một số yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh như:

Căng thẳng thần kinh

Những người hay suy nghĩ, lo âu và căng thẳng dễ mắc bệnh liên quan tới đường ruột. Phụ nữ bị bạo hành hay có tiền sử lạm dụng tình dục cũng có nguy cơ hội chứng ruột kích thích.

Tìm hiểu thêm: Mạch máu tiền đạo gây ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích giúp người bệnh giảm triệu chứng -2 Căng thằng thần kinh cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Khi mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng là nguyên nhân. Tỷ lệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột có 85% lợi khuẩn và 15% vi khuẩn có hại, khi mất cân bằng vi khuẩn có hại phát triển mạnh gây ra hội chứng ruột kích thích.

Dị ứng thực phẩm

Khi ăn một số thực phẩm cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng nặng hơn tùy cơ địa mỗi người.

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa từ nặng đến nhẹ. Tác dụng phụ của thuốc gây ra triệu chứng điển hình là hội chứng ruột kích thích.

Thay đổi nội tiết tố

Hội chứng ruột kích thích xảy ra ở nữ cao hơn nam giới. Nguyên nhân nhiều chị em nhận thấy trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt hội chứng ruột kích thích nặng hơn.

Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích đơn giản nhất

Đi bộ

Phương pháp hữu hiệu giúp giảm nhẹ hội chứng ruột kích thích là đi bộ. Một ngày chỉ cần khoảng 15 phút đi bộ có thể sẽ giảm nhẹ triệu chứng.

Xoa bóp và ấn huyệt

Xoa bóp và ấn huyệt làm cơ thể giải phóng chất giảm đau endorphins làm bạn có cảm giác dễ chịu hơn. Dùng tay xoa và day nhẹ vùng rốn sẽ giúp dạ dày hoạt động tốt hơn. Không nên ăn quá no vì sẽ tạo áp lực cho dạ dày. Nên ăn vừa phải để tránh nguy cơ chướng bụng đầy hơi.

Uống trà

Trà bạc hà cũng có tác dụng làm thư giãn cơ trong dạ dày. Nếu uống thường xuyên, chất dầu trong lá bạc hà như một dược liệu điều trị hội chứng ruột kích thích.

Tránh sử dụng thực phẩm sinh khí

Nên tránh những loại thực phẩm sinh khí, bởi vì nó sẽ làm cho triệu chứng của bệnh tăng nặng thêm. Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ như chiên xào, thực phẩm cay nóng hạn chế sử dụng. Cần chọn những loại thực phẩm lành mạnh và loại bỏ những loại thực phẩm chế biến sẵn.

Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích giúp người bệnh giảm triệu chứng -3

>>>>>Xem thêm: Kỹ thuật xạ hình xương SPECT/CT là gì? Khi nào nên thực hiện kỹ thuật này?

Sinh hoạt lành mạnh giúp giảm triệu chứng ruột kích thích.

Miếng chườm ấm

Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích là có thể dùng miếng chườm ấm để giảm đầy bụng, đau bụng, đầy hơi khá hiệu quả.

Liệu pháp tâm lý

Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe thể trạng và giảm căng thẳng stress sẽ giảm triệu chứng ruột kích thích. Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan và vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… không tập bài tập quá sức.

Một số mẹo chữa hội chứng ruột kích thích nêu trên có thể giúp bạn giảm tối đa các triệu chứng, sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái.

Lưu ý khi điều trị hội chứng ruột kích thích

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong điều trị hội chứng ruột kích thích vì vậy nên chọn những thức ăn lành mạnh ít cay nóng, dầu mỡ. Hạn chế những thực phẩm khó tiêu dễ sinh hơi như khoai, sắn, cam, quýt, xoài và những thức uống có gas, chất kích thích như rượu bia… Nếu bị tiêu chảy, không nên ăn rau muống, dưa, rau cải… Đi bộ và thể dục thường xuyên đồng thời nên tạo thói quen đi đại tiện ngày một lần. Đặc biệt người bệnh không tự dùng thuốc kháng sinh mà cần có chỉ định của bác sĩ mới sử dụng.

Như vậy để làm giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích không phải là khó. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn cần kết hợp nhiều yếu tố.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *