Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi ăn hoặc uống nước bị nhiễm bệnh khiến nạn nhân nôn ói, đau bụng, tiêu chảy,… khiến cơ thể suy nhược và mệt mỏi. Vậy ngộ độc xong nên ăn gì và không nên ăn gì? Để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Bạn đang đọc: Ngộ độc xong nên ăn gì và không nên ăn gì để cơ thể phục hồi nhanh chóng?
Hầu hết trường hợp ngộ độc nhẹ có thể hồi phục tại nhà. Nhưng trong một số trường hợp cần đến bệnh viện để điều trị, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường kéo dài không quá 48 giờ. Nếu đã 2 ngày trôi qua kể từ khi xuất hiện các triệu chứng thì đã đến lúc đi khám. Hãy nhớ rằng các triệu chứng nghiêm trọng như máu trong phân, chóng mặt, yếu cơ và đau bụng dữ dội cần được theo dõi cẩn thận.
Contents
Ngộ độc xong nên ăn gì?
Hãy để dạ dày của bạn ổn định sau khi trải qua các triệu chứng khó chịu của ngộ độc thực phẩm. Điều đó có nghĩa là bạn nên tránh ăn trong vài giờ. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bị ngộ độc nhẹ, bạn nên uống nước để tránh cơ thể bị mất nước.
Bổ sung nhiều nước, chất điện giải
Uống nước là rất quan trọng để giúp giảm nôn và tiêu chảy, mất nước. Vì vậy, hãy cố gắng uống nhiều nước hoặc uống từng ngụm nhỏ. Ngoài ra nước từ các thức ăn lỏng như súp, cháo cũng là nguồn nước giúp giảm mệt mỏi và cơ thể phục hồi sức khỏe nhanh hơn, có nhiều năng lượng hơn.
Thức uống có chứa chất điện giải là cách bảo vệ cơ thể chống mất nước tốt nhất trong lúc này. Bù nước điện giải có chứa các thành phần như muối natri, kali, glucose,… giúp bổ sung khoáng chất và dưỡng chất nhanh hơn. Hiện nay, ở hầu hết các hiệu thuốc đều có bán các loại bột bù nước và điện giải, bạn chỉ cần cho vào nước lọc rồi khuấy đều.
Ngộ độc xong nên ăn gì? Bổ sung nước và điện giải là cách tốt nhất để cơ thể không mất nước
Ăn thực phẩm nhạt
Khi cơ thể khoẻ hơn một chút và có thể thể tiêu hóa thức ăn, hãy thử ăn những thức ăn dễ tiêu hoá trước, chẳng hạn như thức ăn ít chất béo và ít ngọt. Tránh thức ăn dầu mỡ, nhiều chất béo vì chúng khiến dạ dày trở nên tồi tệ hơn.
Các loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng như trái cây, ngũ cốc, trứng, mật ong, bột yến mạch,… Sau khi dần quen với các loại thức ăn nhạt để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể bằng cách bổ sung dần thức ăn mặn.
Bổ sung probiotic
Probiotic hay men vi sinh có nhiều tác dụng đối với cơ thể, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tim mạch. Trên thực tế, có rất nhiều loại thực phẩm có chứa men vi sinh. Những thực phẩm lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe như đậu nành lên men, sữa chua và rau củ lên men,…
Ngoài những cách trên, bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm bổ sung probiotic được bán trên thị trường. Người bị ngộ độc thực phẩm cần bổ sung probiotics để tăng cường phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người bị suy giảm hệ miễn dịch, việc bổ sung probiotic không phải là một lựa chọn tốt do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Uống trà thảo mộc
Trên thực tế, có nhiều loại thảo mộc có tính kháng khuẩn và làm giảm các triệu chứng ngộ độc chẳng hạn như cỏ hương thảo, lá xô thơm, húng quế, thì là,… Bạn có thể ăn sống hoặc ép lấy nước bảo vệ dạ dày và cơ thể khỏi độc tố.
Mật ong và gừng được biết đến là cặp đôi tốt cho dạ dày. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và có thể kiểm soát axit trong dạ dày, trong khi gừng làm dịu các vấn đề tiêu hóa. Thái nhỏ gừng rồi ngâm với nước nóng, sau đó cho một thìa mật ong vào khuấy đều, uống vào buổi sáng hoặc tối để có hiệu quả tốt hơn.
Sau khi ngộ độc không nên ăn gì?
Cơ thể của bạn sau khi ngộ độc thực phẩm lúc này rất nhạy cảm. Vì vậy, ngoài việc lo lắng không biết nên ăn gì sau ngộ độc, bạn cũng cần tránh với những gì mình đưa vào cơ thể.
Ngoài ra, khi xác định được nguyên nhân thì nên vứt bỏ hoặc tránh xa các loại thực phẩm đó. Tránh các thức ăn, đồ uống có hại cho dạ dày như cà phê, nước tăng lực, thức ăn cay, thức ăn ngọt, thức ăn chế biến từ sữa tươi, thực phẩm giàu chất béo,… Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế thuốc lá và không tự ý sử dụng mua thuốc chữa bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Cách làm xẹp mụn sưng đỏ sau 1 đêm bạn đã biết chưa?
Tránh các đồ ăn dầu mỡ, chiên rán gây kích thích dạ dàyMột số lời khuyên sau khi ngộ độc thực phẩm
Để dạ dày nghỉ ngơi
Việc bồi bổ là hoàn toàn cần thiết đối với những người bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều cùng một lúc vì như vậy sẽ gây căng thẳng cho hệ tiêu hóa và không có đủ thời gian để cơ thể hấp thụ. Chế độ ăn uống bổ sung cũng phải nhẹ nhàng cho dạ dày.
Hạn chế ăn trong 1 – 2 ngày đầu tiên nếu có các triệu chứng ngộ độc xuất hiện. Bạn không nên ăn quá no hoặc ăn quá nhiều thức ăn cứng, khó tiêu hoá. Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước hoặc ăn cháo, súp. Ngừng ăn nếu vẫn có dấu hiệu nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Để cơ thể nghỉ ngơi
Do mất đi một lượng lớn nước và năng lượng nên cơ thể lúc này cần được bổ sung bằng thức ăn và nghỉ ngơi. Bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 48 tiếng trước khi muốn trở lại làm việc. Những giấc ngủ ngắn thường xuyên là cần thiết để cơ thể phục hồi năng lượng và tinh thần. Hạn chế vận động quá sức.
>>>>>Xem thêm: Mắt đỏ khi bị Covid có thể là triệu chứng mới cần lưu ý
Những giấc ngủ ngắn giúp cơ thể phục hồi năng lượng nhanh chóngTóm lại, ngộ độc thực phẩm thực sự là một trải nghiệm khó chịu. Sau khi khắc phục tình trạng, cơ thể bạn cần được chăm sóc để phục hồi nhanh chóng. Chế độ ăn uống là một phần thiết yếu để cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, bài viết trên giúp bạn biết ngộ độc xong nên ăn gì và tránh ăn gì để cơ thể nhanh chóng khoẻ mạnh. Bạn nên chọn thức ăn mềm nhẹ, ít dầu mỡ, ít chất béo và giàu chất xơ để tránh kích ứng ruột. Nhưng bạn cũng nên tránh đồ ăn cay nóng và rượu bia.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể